Thứ tư, 05/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

NNNN: Sẽ cấp đủ tín dụng cho mục tiêu tăng trưởng năm 2025

Thạch Hương
- 21:47, 05/02/2025

(DNTO) - Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 5/2, trả lời câu hỏi của báo chí về việc mục tiêu của Chính phủ đề ra trong năm 2025 là tăng trưởng GDP đạt trên 8%, NHNN có những giải pháp gì trong điều hành chính sách tiền tệ trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng này, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, cho biết: Mức tăng trưởng trên 8% hướng đến 10% của năm 2025 là con số rất ấn tượng mà Chính phủ đặt ra, căn cứ điều kiện cũng như thực tiễn, thể hiện sự cố gắng, đồng bộ, quyết liệt để phát triển nền kinh tế, phấn đấu năm nay làm tiền đề cho giai đoạn sau nữa. "Chính vì thế chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ rất nặng nề", ông Tú nói.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại họp báo Chính phủ, chiều 5/2. Ảnh: VGP

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại họp báo Chính phủ, chiều 5/2. Ảnh: VGP

Cũng theo ông Tú, trong rất nhiều năm qua, như năm 2023, GDP tăng trưởng gần 7% thì tăng trưởng tín dụng ở mức 14,55%. Năm 2024, GDP tăng trưởng 7,09% thì tín dụng tăng trưởng 15,08%. Trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng sẽ giúp tăng trưởng 1% tăng trưởng GDP.

Năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16% cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Nếu tăng trưởng kinh tế đến 10% thì tăng trưởng tín dụng phải ở mức 18-20%.

Vấn đề làm sao phải có đủ vốn phục vụ tăng trưởng cho nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh các kênh huy động vốn trung, dài hạn như chứng khoán, trái phiếu vẫn còn những vấn đề cần củng cố. Trách nhiệm sẽ đặt nặng cho chính sách tiền tệ, tín dụng trong năm 2025.

Cuối năm 2023, tổng dự nợ khoảng 13,4 triệu tỷ đồng, đến cuối năm 2024 là 15,5 triệu tỷ đồng. Như vậy riêng năm 2024, chúng ta tăng thêm vào nền kinh tế vốn dư nợ khoảng 2,1 triệu tỷ đồng. Tổng cả năm 2024, doanh số cho vay năm 2024 là 23 triệu tỷ đồng, doanh số thu nợ là 21 triệu tỷ đồng để có được 7,09% tăng trưởng GDP.

Về định hướng chính sách tiền tệ cho mục tiêu tăng trưởng 8%, phải kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Tiếp theo cần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế. Với mục tiêu này, việc điều hành chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục được điều hành linh hoạt, chặt chẽ, phù hợp với chính sách tài khoá, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thương mại.

Năm 2025, để đạt được con số tương đồng với mức tăng trưởng này, theo ông Tú, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN phải làm sao đạt mục tiêu, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền; hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng nền kinh tế và đảm bảo cân đối lớn của nền kinh tế. Với quan điểm cũng như mục tiêu đó cùng với những kinh nghiệm, bài học trước đây, điều hành chính sách tiền tệ năm nay tiếp tục linh hoạt, chặt chẽ và phù hợp với chính sách tài khóa cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thương mại…

Đây là các phương pháp và cách thức điều hành nói chung. Cụ thể hơn, NHNN cũng phải bảo đảm các nhiệm vụ, giải pháp sau: Bảo đảm thành quả cho nền kinh tế, cho các nhà thương mại. Các thành quả này chính là đảm bảo nguồn vốn cho nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh vốn huy động, vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế từ doanh nghiệp, người dân. Và có chính sách lãi suất hợp lý để huy động vốn này.

Trong trường hợp cần có vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu thì NHNN sẽ sử dụng các công cụ điều hành của mình trong việc cung ứng vốn, tái cấp vốn hoặc các hình thức phù hợp thông qua các nghiệp vụ điều hành thị trường tiền tệ.

Tiếp tục điều hành lãi suất ổn định để đảm bảo phù hợp với lãi suất chung của nền kinh tế cũng như phù hợp với các yêu cầu khác trong quan hệ vĩ mô của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác. Chỉ đạo các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất bằng cách tiết kiệm các chi phí của mình, ứng dụng công nghệ giảm chi phí, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và người dân.

"Trong điều hành hạn mức tín dụng, chúng tôi đặt ra 16% nhưng cũng có thể cao hơn nếu vẫn kiểm soát được lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cho phép, và đạt mục tiêu tăng trưởng. Phương thức điều hành quản lý hạn mức này, năm 2024 đã có đổi mới và năm 2025 tiếp tục đổi mới và tạo thuận lợi, chủ động cho các NH thương mại. Nếu cho vay tích cực, đúng đối tượng và phát huy được nguồn vốn cũng như bảo đảm được an toàn, lành mạnh của Ngân hàng thì việc chủ động được nâng cao. NHNN sẽ kiểm soát cũng như đảm bảo tổng thể mức tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế", Phó Thống đốc NHNN cho hay.

Bên cạnh đó, điều hành tỉ giá của thị trường ngoại tệ cũng tiếp tục hóa giải những tác động của thế giới để duy trì một thị trường ngoại tệ ổn định. Ngay từ đầu năm, mặc dù đã có tác động không tích cực đối với nền kinh tế, đối với ngoại tệ nhưng NHNN đã chủ động điều hành. Từ giữa tháng 1 đến nay, hầu như thị trường trở lại trạng thái rất tích cực trên cơ sở ngoại hối, kiều hối, dòng tiền xuất nhập khẩu, và điều đó tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ. NHNN cũng sử dụng các biện pháp can thiệp khi cần thiết để đảm bảo được quan hệ ngoại tệ một cách tích cực và đảm bảo tỉ giá ở mức hợp lý, tránh tâm lý găm giữ cũng như đối phó.

Ngoài ra, tiếp tục ứng dụng công nghệ để giảm bớt chi phí hỗ trợ cho doanh nghiệp, bên cạnh đó các chính sách liên quan đến cơ cấu… cũng sẽ sử dụng một cách hợp lý, không lạm dụng nhưng vẫn tiếp tục có các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp khó khăn trong bão số 3 vừa qua.

Bên cạnh đó, theo ông Tú là các chính sách tín dụng ưu đãi khác, lãi suất thấp sẽ được triển khai tích cực theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
21 phút
Tài chính - Thị Trường
Tính đến cuối phiên 5/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang ở trạng thái bơm ròng 139.451 tỷ đồng cho hệ thống ngân hàng – mức cao nhất kể từ tháng 2/2019. Dự báo ảnh hưởng đến thanh khoản và thị trường trái phiếu, trong khi khối ngoại mua ròng trở lại. Điều này sẽ tác động ra sao?
29 phút
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu bất động sản tăng điểm mạnh, hút mạnh dòng tiền trong bối cảnh việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư ngày càng khó khăn hơn, thị trường cẩn trọng trước các chính sách thuế quan của ông Donald Trump.
5 giờ
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu phần mềm cùng ghi nhận mức sụt giảm trung bình 5,1%, dẫn đầu thị trường trong phiên khai Xuân ngày 3/2. Sự sụt giảm này đã đặt ra câu hỏi: Phải chăng DeepSeek của Trung Quốc đang làm giới đầu tư lo ngại về sự cạnh tranh trong lĩnh vực AI và khiến kỳ vọng của họ thay đổi?
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, từ ngày 25/1 đến 1/2, hầu hết các chợ, trung tâm thương mại đã mở cửa, hoạt động mua bán đang dần trở lại bình thường, nhưng nhu cầu tiêu dùng đầu năm không cao. Hàng hoá không có sự biến động lớn về giá so với trước Tết, có xu hướng ổn định và tăng nhẹ.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến ngày Vía Thần tài, với đà tăng mạnh mẽ của vàng thế giới tuần qua và nhu cầu cao trước ngày Vía Thần Tài, dự báo giá vàng trong nước cũng sẽ nhanh chóng vượt 90 triệu đồng/lượng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trên cơ sở báo cáo của một số địa phương và công tác nắm bắt thông tin thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho biết, giá các mặt hàng thiết yếu trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ tăng nhẹ tại chợ truyền thống nhưng ổn định tại siêu thị, trung tâm thương mại.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
The Thôn, nơi du lịch đang từng ngày được phát triển bài bản, bền vững, với mục tiêu giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và tạo sinh kế lâu dài cho người dân nơi đây.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường, trong đó, có các thị trường mục tiêu và tiềm năng bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, ASEAN và Trung Đông.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá trong năm 2025, với mức tỷ giá dự kiến chạm ngưỡng 26.000 VND/USD vào quý II, chuyên gia lo ngại đây sẽ là 1 trong những "biến số" chính đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau 2 tháng hạ nhiệt, lãi suất huy động đã bật tăng trở lại, dự báo xu hướng này sẽ duy trì đến cuối năm 2025. Nguyên nhân là do trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của huy động vốn, buộc các ngân hàng phải hút vốn để đảm bảo thanh khoản.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, giá vàng thế giới đã đạt mức cao nhất trong 3 tháng và có tiềm năng phá vỡ các mốc quan trọng trong thời gian tới, tạo cơ hội lớn cho nhà đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, những yếu tố như lãi suất của FED và chính sách kinh tế của Mỹ vẫn là các biến số cần được theo dõi chặt chẽ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thị trường thường tăng điểm sau kỳ nghỉ Tết âm lịch. Tuy nhiên liệu năm nay việc này có lặp lại là điều được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các chuyên gia kỳ vọng xu hướng phục hồi có thể duy trì trong tuần giao dịch cuối năm Giáp Thìn nhờ lực đẩy từ mùa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 4 đã đến, theo đó dòng tiền sẽ trở lại...
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đặt trọng tâm phát triển công nghệ đến năm 2025 và xa hơn, theo đó nhóm cổ phiếu công nghệ nhận được nhiều sự quan tâm từ nhà đầu tư.
2 tuần
Xem thêm