Thứ bảy, 27/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
Bên cạnh việc tiếp tục hạ lãi suất, việc nhà điều hành liên tục phát tín hiệu yêu cầu cải cách cơ chế cấp tín dụng để cải thiện khả năng tiếp cận các khoản vay của doanh nghiệp, dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi mạnh trở lại trong thời gian tới. 
Trong báo cáo mới nhất cập nhật kinh tế về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 1/2024 của Việt Nam duy trì ở mức vừa phải, đạt 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái (quý 4/2023 đạt 6,7%).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian tới khó khăn đặt ra còn rất lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu, tạo sức ép lên thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá, các cân đối lớn về đầu tư, tiêu dùng...
Dù có những dấu hiệu khởi sắc trong hoạt động sản xuất công nghiệp, đầu tư, tiêu dùng,  song hoạt động xuất nhập khẩu có chiều hướng không thuận lợi, tổng thu ngân sách tiếp đà giảm tốc, số doanh nghiệp dừng hoạt động tăng 20% so với cùng kỳ..., cho thấy khó khăn, thách thức còn rất lớn, GDP khó cán đích như kỳ vọng. 
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngày 24/10, Ngân hàng Standard Chartered đã hạ mức tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam xuống 5,0 %, từ mức 5,4% trước đó, phản ánh dữ liệu kinh tế từ đầu năm cho đến nay thấp hơn mức kỳ vọng và triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm hơn.
Ông Đinh Quang Hinh, Chuyên gia phân tích của VNDirect nhận định, mặc dù kỳ vọng sự phục hồi rõ nét hơn trong quý 4, nhưng giới phân tích vẫn hạ mức tăng trưởng GDP năm 2023 trong kịch bản cơ sở xuống 5,0% từ mức dự báo trước đó là 5,5%, chủ yếu là do kết quả thấp hơn kỳ vọng của 9 tháng đầu năm 2023.
Lượng hóa các động lực tăng trưởng mới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dù khơi thông các nguồn lực, giải ngân hết 95% vốn đầu tư công, dự báo kinh tế năm nay cao nhất đạt 6%, tức không đạt mục tiêu 6,5%.
6 tháng đầu năm, năng lực sản xuất vẫn chưa chuyển hóa thành kết quả tăng trưởng kinh tế như mục tiêu đề ra. Các chuyên gia cho rằng vấn đề hiện nay của nền kinh tế dường như đang nằm ở tổng cầu. Do đó, cần có những hỗ trợ đột phá, mở rộng dư địa tăng trưởng của nền kinh tế.
Việc lương cơ bản tăng và giảm nhiều loại thuế, phí, kỳ vọng sức mua thay vì "co cụm" phòng thủ, sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối năm. Tuy nhiên, để tăng trưởng GDP của Việt Nam có bước ngoặt lớn, vẫn phải chờ thêm động lực để đột phá.
Nửa chặng đường đã đi qua, GDP chỉ đạt 3,72%, không đúng như như kỳ vọng. Theo đó, để về đích thành công 6,5%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải "xây" lại kịch bản tăng trưởng, đòi hỏi 2 quý còn lại của năm phải đạt ở mức rất cao, 7,4% và 10,3%.
Hàng loạt chỉ số của nền kinh tế Việt Nam phát tín hiệu tích cực trong 6 tháng đầu năm 2023 như xuất siêu 12,25 tỷ USD, giải ngân vốn FDI ước đạt 10,02 tỷ USD, số doanh nghiệp gia nhập thị trường lập đỉnh... Nhưng khó khăn trước mắt vẫn còn nhiều, đòi hỏi nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị.
Tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam hiện chiếm 25,6% GDP, còn thấp so với quá trình công nghiệp hóa của các nước, thường ở mức 30%. Muốn tăng tỷ trọng này, không chỉ đơn thuần dựa vào vốn đầu tư.
“Nền kinh tế có độ mở lớn, trong khi năng lực nội tại còn thấp, sức chống chịu và tính cạnh tranh chưa cao nên chịu tác động, ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố bên ngoài. Yếu kém ở các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, ngân hàng đã lộ rõ trong khó khăn”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nói.
Ngày 11/5, Ngân hàng Standard Chartered thông tin đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam xuống 6,5% từ mức 7,2% trước đó. Các yếu tố tác động từ bên ngoài được cân nhắc xem xét thận trọng hơn.