Thứ bảy, 27/07/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những thách thức của nền kinh tế trong tháng cuối năm 2023

Thạch Hương
- 11:58, 06/12/2023

(DNTO) - Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian tới khó khăn đặt ra còn rất lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu, tạo sức ép lên thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá, các cân đối lớn về đầu tư, tiêu dùng...

Sáng 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chỉ còn hơn 20 ngày nữa là sẽ kết thúc năm 2023 và còn khoảng 1 tháng nữa sẽ tiến hành hội nghị tổng kết năm 2023.

Thủ tướng đánh giá, trong 11 tháng qua, các mục tiêu đã đề ra cơ bản được thực hiện tốt. Thủ tướng nhắc tới một số ngành đạt kết quả tích cực, như công nghiệp phục hồi, nhất là chế biến, chế tạo. Xuất khẩu gạo vừa đạt kết quả tích cực, vừa bảo đảm an ninh lương thực trong nước và góp phần bảo đảm an ninh lương thực thế giới. Giải ngân vốn đầu tư công tốt. Thị trường chứng khoán thanh khoản tốt, "tăng dần đều", trở nên lành mạnh hơn...

Tuy nhiên, tiếp cận tín dụng, thị trường bất động sản vẫn khó khăn, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phát triển nhà ở xã hội cần phải thúc đẩy. Phân tích một số ví dụ cho thấy phản ứng chính sách vẫn có lúc chưa kịp thời, Thủ tướng yêu cầu trong tháng 12, cần phấn đấu đạt kết quả cao nhất với các chỉ tiêu khó đạt như đã báo cáo Quốc hội, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo…

Thủ tướng nhấn mạnh cách tiếp cận là không ngại, không sợ việc quy định vừa ban hành đã sửa đổi, nếu văn bản ban hành mà không phù hợp, chưa đi vào cuộc sống hoặc ban hành xong mà tình hình thay đổi thì điều chỉnh ngay; điều quan trọng là nhìn thẳng vào sự thật, bám sát tình hình thực tiễn, cầu thị lắng nghe, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết để hành động.

Khó khăn đặt ra còn rất lớn

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương cho biết, trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực. Khu vực nông nghiệp, dịch vụ tiếp tục duy trì đà tăng khá. Sản xuất công nghiệp tháng sau tích cực hơn tháng trước; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 11 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình đăng ký doanh nghiệp tích cực hơn.

Ngoài ra, nhiều dự án cao tốc, hạ tầng trọng điểm được khởi công; một số dự án được đưa vào khai thác, đã phát huy hiệu quả. Công tác quy hoạch được đẩy nhanh, 108/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt.

Theo Bộ KH&ĐT, nhiều dự án cao tốc, hạ tầng trọng điểm được khởi công thời gian qua. Ảnh minh họa

Theo Bộ KH&ĐT, nhiều dự án cao tốc, hạ tầng trọng điểm được khởi công thời gian qua. Ảnh minh họa

Bên cạnh những kết quả đạt đươc, Bộ KH&ĐT cũng cho rằng, khó khăn đặt ra còn rất lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu, nên khó có thể chuyển biến nhanh; tạo sức ép lên thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá, các cân đối lớn về đầu tư, tiêu dùng, an sinh xã hội...

"Nhìn chung, bối cảnh, tình hình thời gian tới có thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là trong công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế - xã hội", ông Trần Quốc Phương nhận định.

Nêu giải pháp thời gian tới, ông Phương cho rằng cần tổ chức triển khai nhanh, hiệu quả các Luật, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, đầu tư công năm 2024... đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6; tiếp tục thực hiện quyết liệt, tổng thể và đồng bộ các chính sách, giải pháp về thuế, phí, tiền tệ, thương mại, đầu tư... đã ban hành để thúc đẩy phục hồi nhanh sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, các ngành, lĩnh vực.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ KH&ĐT cho rằng cần ám sát tình hình, diễn biến cung - cầu hàng hóa thiết yếu trong nước, chủ động phương án điều tiết phù hợp, triển khai chính sách bình ổn giá để giữ ổn định thị trường, giá cả, bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2024.

"Tiếp tục thúc đẩy các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tranh thủ cơ hội từ nhu cầu tiêu dùng trong nước dịp cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2024, xu hướng phục hồi của các thị trường xuất khẩu", ông Phương nêu giải pháp.

Cùng với những giải pháp trên, theo Bộ KH&ĐT, cũng cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ như: Đẩy mạnh rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, bảo đảm đời sống người dân...

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Quyền tổ chức Thế vận hội Olympic thường là một vai trò được tranh giành, vì hứa hẹn cơ hội quảng bá và lợi nhuận béo bở. Nhưng trong những thập kỷ gần đây, Olympic ngày càng trở thành bài toán kinh tế hóc búa.
41 phút
Thời sự - Chính trị
Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
18 giờ
Thời sự - Chính trị
56 tỷ USD phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội là con số không nhỏ. Mặc dù địa phương được phép sử dụng 100% tiền thu từ giao thông công cộng (TOD) để tái đầu tư, nhưng theo chuyên gia, cần huy động đa dạng nhiều nguồn lực khác để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
EU đang tập trung vực dậy thị trường nội khối, thắt chặt chi tiêu và hạn chế đầu tư ra bên ngoài... Điều này có thể tác động đến việc thu hút dòng đầu tư chất lượng cao của Việt Nam.
2 ngày
Công nghệ Số hóa
Hãng công nghệ Nvidia đang phát triển một loại chip AI cho thị trường Trung Quốc, nhưng vẫn có thể thỏa mãn các điều kiện cấm xuất khẩu của Mỹ.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Xe buýt là loại hình chuyên chở hành khách công cộng không thể thiếu của một đô thị văn minh. Tại TP.HCM, trong các năm qua, dù nhà nước đã có nhiều hình thức hỗ trợ, ưu tiên, nhưng xe buýt vẫn chưa trở thành một phương tiện được nhiều người dân lựa chọn. Vì sao?
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sự nghiệp đổi mới đang được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế quốc tế như ngày nay. Đó là kết quả của sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có sự đóng góp quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo thông tin từ Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, Đồng chí đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hưởng thọ 80 tuổi.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Một sự cố kỹ thuật diện rộng liên quan đến Microsoft đã làm gián đoạn các chuyến bay, ngân hàng, cơ quan truyền thông và nhiều công ty trên toàn thế giới trong hôm thứ Sáu, 19/7.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phải bám sát yêu cầu phát triển đất nước và nhu cầu của các doanh nghiệp, địa phương trong nước, làm tốt việc kết nối kinh tế thế giới với nền kinh tế Việt Nam, kết nối doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam...
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á trong năm 2024, đồng thời duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2024 là 6%, tương đương với dự báo đã đưa ra hồi tháng 4 vừa qua.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng phê bình nghiêm khắc các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, chưa phân bổ hết kế hoạch vốn được giao và 33 bộ, cơ quan, 28 địa phương có tỉ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của các trung tâm dữ liệu phục vụ AI đang gây sức ép lên cơ sở hạ tầng năng lượng, gây lo ngại cho công cuộc giảm khí thải và chuyển đổi năng lượng sạch.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với các đơn vị về triển khai một số nhiệm vụ liên quan đến chính sách giá điện. 
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng tăng trưởng GDP cả năm 2024 có thể chạm mốc gần 7% sau khi Việt Nam có quý tăng trưởng vượt tiềm năng thứ 4 liên tiếp.
2 tuần
Xem thêm