Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Theo chuyên gia, doanh nghiệp xây dựng rất khó trở lại trong ngắn hạn, ít nhất phải đến giữa năm 2024, bởi những khó khăn của thị trường địa ốc, trong khi các dự án đầu tư công đòi hỏi chặng đường dài hơi từ 3-5 năm. Trong bối cảnh đó, tái cấu trúc là yếu tố quyết định để các doanh nghiệp thoát khó.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể năm 2024 với chủ đề: “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững” với tinh thần "5 quyết tâm".
Việt Nam thu hút được một số dự án FDI quy mô lớn trong hai tháng qua, chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất, như dự án tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà với quy mô 1,5 tỷ USD; mở rộng nhà máy LG Innotek tại Hải Phòng (1,0 tỷ USD)...
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024 với lần lượt 3 mức 5,5% (kịch bản thấp); 6% (kịch bản cơ sở); 6,5% (kịch bản cao); trong đó kịch bản 6% dễ xảy ra nhất, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,42%.
Ngày 6/12, Bộ Tài chính vừa đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khẩn trương phân bổ hết nguồn vốn đầu tư công kế hoạch năm 2023. Theo báo cáo, hiện nay vẫn còn trên 16.166 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian tới khó khăn đặt ra còn rất lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng, bối cảnh chung toàn cầu, tạo sức ép lên thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành tỷ giá, các cân đối lớn về đầu tư, tiêu dùng...
Giải ngân vốn đầu tư công tăng trưởng tích cực. Vốn đầu tư công thực hiện trong 10 tháng đầu năm 2023 tăng 22,6% so với cùng kỳ. Giới phân tích tiếp tục duy trì kỳ vọng giải ngân đầu tư công trong năm 2023 sẽ tăng 25% so với cùng kỳ.
Hiện vẫn còn hàng chục nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công đang "nằm kho" do cán bộ sợ trách nhiệm. Đại biểu Quốc hội cho rằng, muốn đưa GDP về đích, cần giải pháp đột phá hơn nữa để đẩy nhanh đầu tư công “bung" mạnh như kỳ vọng, chỉ có vậy mới thúc sản xuất kinh doanh, tăng tổng cầu của nền kinh tế. 
Tháng 9/2023, hàng loạt các dự án cao tốc lớn (Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Hà Giang-Tuyên Quang) đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ các dự án thành phần. Đây sẽ là tiền đề giúp đầu tư công trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 tăng tốc.
Đây là 1 trong số 8 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho 3 tháng cuối năm được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Phiên họp Chính phủ Thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, ngày 30/9.
Trong nước, giải ngân vốn đầu tư công và những yếu kém mang tính cơ cấu của nền kinh tế là nguy cơ chính dẫn tới suy giảm tăng trưởng. Bên ngoài, kinh tế toàn cầu tăng chậm lại đáng kể và Trung Quốc phục hồi kém có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, sản xuất và việc làm của Việt Nam.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin rằng, mức 95% về giải ngân đầu tư công mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sẽ đạt được trong năm 2023.
Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ nút thắt vốn tín dụng; bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp vào các lĩnh vực ưu tiên. Ngân hàng và doanh nghiệp cần chia sẻ và thấu hiểu, đặt mình vào địa vị người khác, "trong tôi có anh, trong anh có tôi" để xử lý công việc.
Chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán VNDirect chỉ ra rằng, tháng 9/2023, dòng tiền sẽ có sự sàng lọc hơn và tập trung vào nhóm cổ phiếu cơ bản tốt, có câu chuyện riêng. Đồng thời đưa ra 2 kịch bản cho thị trường trong tháng 9.