Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

TS. Cấn Văn Lực: 'Khơi thông' các nguồn lực, giải ngân hết 95% vốn đầu tư công, GDP vẫn khó đạt mục tiêu 6,5%.

Hồng Gấm
- 16:39, 19/09/2023

(DNTO) - Lượng hóa các động lực tăng trưởng mới, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, dù khơi thông các nguồn lực, giải ngân hết 95% vốn đầu tư công, dự báo kinh tế năm nay cao nhất đạt 6%, tức không đạt mục tiêu 6,5%.

TS Cấn Văn Lực khuyến nghị

TS Cấn Văn Lực khuyến nghị "cần tận dụng tốt những gì có trong tay". Ảnh: TL.

Các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 dược nhiều chuyên gia đề cập tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, chiều 19/9.

Lượng hóa các động lực tăng trưởng theo các kịch bản, Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã tính được, kinh tế số sẽ đóng góp khoảng 20% GDP và đóng góp khoảng 0,63 - 1,35 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng GDP hàng năm (đến 2025).

Năng suất lao động nếu tăng được khoảng 5-5,3% giai đoạn 2021-2025 (mục tiêu là 6,5%) và tăng 6-6,5% giai đoạn 2026-2030 (mục tiêu là 6,8-7%), thì tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP dự báo đạt khoảng 40-45% giai đoạn 2021-2025 và 50-55% giai đoạn 2026-2030;

Theo TS. Cấn Văn Lực, ở kịch bản cơ sở, GDP dự báo tăng trưởng 5,2-5,5%. Nhưng nếu kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, Việt Nam tận dụng ít hơn các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới thì GDP dự báo chỉ tăng 4,4-4,5%.

Trường hợp kinh tế thế giới sớm phục hồi, các động lực tăng trưởng mới (chuyển đổi số, liên kết vùng, thúc đẩy hai động lực chính Hà Nội, TP HCM) được tận dụng triệt để, tăng trưởng kinh tế năm nay có thể đạt 5,5-6%.

"Nếu Việt Nam có thể củng cố tốt hơn các động lực tăng trưởng hiện hữu và khai thác tốt hơn các động lực tăng trưởng mới, mức tăng trưởng có thể cao hơn", TS. Cấn Văn Lực đánh giá. Tuy vậy, mức dự báo tăng trưởng kinh tế ở ba kịch bản đưa ra đều thấp hơn mục tiêu Quốc hội, Chính phủ đưa ra năm nay (6,5%).

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới - WB (2022), việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ giúp tăng thêm 2-3% GDP của Việt Nam mỗi năm. Liên kết vùng, nếu chúng ta làm tốt, thì sẽ có thêm nhiều động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là các đầu tàu kinh tế (nhất là Hà Nội và TP.HCM).

Tuy nhiên, từng điểm phần trăm trong tăng trưởng này chỉ có được nếu kịch bản “làm tốt” được thực hiện. “Chúng tôi đã xây dưng hai kịch bản, một là có làm và hai là không làm. Ở kịch bản khai thác tốt được các động lực tăng trưởng trên, tăng trưởng GDP bình quân 2021-2025 đạt khoảng 6,2-6,4%, trong khi ở kịch bản ngược lại, con số này là khoảng 5,8-6%”, TS. Lực chia sẻ nghiên cứu.

Nhưng để làm được, TS. Lực cho rằng, trước mắt, làm thế nào để "tận dụng tốt những gì có trong tay". Cụ thể, thực hiện thành công các cơ chế, chính sách, nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đã ban hành thời gian qua; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Thúc đẩy các động lực tăng trưởng hiện hữu, gồm  đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; kích cầu tiêu dùng nội địa;  hỗ trợ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ suy giảm xuất khẩu, đầu tư; quan tâm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng của các đầu tàu nền kinh tế, nhất là Hà Nội và TP.HCM …

Nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách (đặc biệt giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác) nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt, cần chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế. “Việc này đang chậm quá, gây lãng phí nguồn lực”, TS. Lực nhấn mạnh.

Ở nhóm động lực mới, TS. Lực kiến nghị, cần phải hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế cho kinh tế mới, kinh tế xanh, kinh tế số; nâng năng suất lao động.

“Hãy thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia. Việc này nên làm ngay để ra được cơ chế chính sách thúc đẩy năng suất. Tôi cũng đề xuất tham khảo Ban Hỗ trợ kinh tế tư nhân vừa được Chính phủ Trung Quốc thành lập. Thúc đẩy kinh tế tư nhân xứng đáng với vai trò của nó là yêu cầu cấp bách”, ông Lực nói. Cùng với đó, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, liên kết vùng cũng cần thêm giải pháp hữu hiệu.

Đặc biệt, ông Lực đề nghị chú trọng xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở thông tin, dữ liệu quốc gia trong mỗi lĩnh vực, ngành nghề, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp cùng với cơ chế liên thông, chia sẻ và quản lý rủi ro dữ liệu...

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
17 giờ
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
17 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm