Thứ bảy, 05/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Khe cửa’ hẹp cho kinh tế Việt Nam bứt tốc

Huyền Trang
- 15:42, 04/07/2023

(DNTO) - Việt Nam vẫn có những lợi thế riêng để phát huy nhằm giảm tác động từ suy thoái kinh tế thế giới đến nền kinh tế trong nước.

Nửa cuối năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn cả bên trong và bên ngoài. Ảnh: T.L.

Nửa cuối năm 2023, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn cả bên trong và bên ngoài. Ảnh: T.L.

Kinh tế chưa hết ‘mây đen’

Theo dự báo của Liên hợp quốc vào tháng 6/2023, tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ chậm lại, giảm từ 3,1% năm 2022 xuống 2,3% năm 2023 và tăng lên mức 2,5% vào năm 2024. Áp lực lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng còn ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng và các hoạt động kinh tế tiếp tục suy giảm.

Nền kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro (xung đột Nga - Ukraina kéo dài, sự sụp đổ của một số ngân hàng ở Mỹ và Thụy Sỹ, tác động ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu…), cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gay gắt hơn, kéo theo sự tham gia của nhiều quốc gia, khu vực; chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp tục tác động tới doanh nghiệp, các hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng toàn cầu.

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương nhận định, trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài, dự báo năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam. Bởi nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên dễ chịu tác động từ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, biến động thị trường và điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, nhất là chính sách lãi suất - tỷ giá.

Trong 6 tháng đầu năm, GDP Việt Nam tăng trưởng 3,72%, lạm phát được kiểm soát (chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng tăng 3,29% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, để đạt mục tiêu GDP cả năm đạt 6,5%, áp lực còn lại cho những tháng cuối năm là rất lớn. 

Trong khi đó, chúng ta cũng phải đối mặt với việc thị trường xuất khẩu bị thu hẹp; giá nhiều loại hàng hóa, nguyên, nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, chi phí sản xuất, sinh hoạt, vận tải còn ở mức cao; áp lực cạnh tranh và sự gia tăng các rào cản kỹ thuật…, tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, nhất là người nghèo có thu nhập thấp.

Đơn cử như sản xuất công nghiệp, một trong những trụ cột của nền kinh tế, sự phục hồi còn chậm. Theo Bộ Công thương, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành giảm 1,2%, riêng với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,6% do cầu thế giới sụt giảm đối với các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện tử, dệt may, đồ gỗ,...Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 2,2% trong khi chỉ số tồn kho tăng 19,9% so với cùng thời điểm năm trước.

“Các doanh nghiệp còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đang ở trong bối cảnh rất khó khăn do thiếu đơn hàng, khả năng hấp thụ vốn đã bắt đầu giảm. Giá nhiên liệu đầu vào, năng lượng toàn cầu vẫn ở mức cao đã tác động đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước”, ông Hải cho biết.

Đâu là lợi thế của Việt Nam?

Việt Nam đang rất nỗ lực để tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Ảnh: T.L.

Việt Nam đang rất nỗ lực để tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Ảnh: T.L.

Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước 6 tháng cuối năm, đại diện Bộ Công thương ghi nhận Việt Nam vẫn có những thuận lợi nhất định.

Việc FED quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,0 - 5,25% trong kỳ điều chỉnh tháng 6/2023 làm giảm áp lực đối với thị trường trong nước. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng linh hoạt nới lỏng chính sách tiền tệ. Điều này sẽ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng nửa cuối năm.

Các đầu tàu kinh tế thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã ghi nhận sự phục hồi, dù còn yếu ớt. Điều này tác động giảm giá dầu trên thế giới. Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế làm tăng cơ hội cho nước láng giềng Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư và du lịch.

Ngoài ra, việc các nước công nghiệp phát triển tiếp tục đẩy mạnh chiến lược đa dạng hoá nguồn cung, đã dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hoá đầu tư (Trung Quốc +1) sẽ giúp Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

“Vai trò của Việt Nam trong ASEAN ngày càng cao. Khu vực này vẫn duy trì sức tăng trưởng và nội lực kinh tế, trở thành thị trường ngày càng quan trọng của các đối tác. Đồng thời trở thành trọng tâm ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại và kinh tế của các nước: EU xây dựng chiến lược Ấn Độ Dương Thái Bình Dương, Anh đàm phán thành công gia nhập CPTPP, Hoa Kỳ thúc đẩy đàm phán IPEF... là thuận lợi với Việt Nam trong đầu tư, sản xuất, xuất khẩu thời gian tới”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải phân tích.

Ở trong nước, việc Chính phủ đẩy nhanh giải ngân đầu tư công sẽ giúp một số ngành như: thép, vật liệu xây dựng, cơ khí….phục hồi và tăng trưởng, kích cầu sản xuất và kinh doanh trong nước, là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Nhiều chính sách gỡ khó cho doanh nghiệp như hỗ trợ tiền cho người lao động, giảm 2% thuế VAT, hay giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước; giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước và gia hạn thời giạn nộp các loại thuế)... hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Các hiệp định FTA đang có với châu Âu, châu Mỹ - những thị trường lớn của Việt Nam tiếp tục có tác động tích cực. Một số mặt hàng may mặc bắt đầu được hưởng thuế nhâp nhập khẩu 0% vào thị trường EU theo hiệp định EVFTA... là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

“Nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì ổn định trong bối cảnh thế giới nhiều biến động. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín tiếp tục dự báo tích cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong các quý tiếp theo của năm. Đây là điểm sáng để Việt Nam tiếp tục thu hút đầu tư”, Thứ trưởng Bộ Công thương nhận định.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
16 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trước tình hình Mỹ áp dụng mức thuế đối ứng 46%, lo ngại thủy sản Việt mất thị trường, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) gửi kiến nghị “khẩn” đến Thủ tướng và các bộ, ngành chức năng. 
21 giờ
Thời sự - Chính trị
“Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ. 
21 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính quyền Mỹ vừa công bố báo cáo thương mại thường niên, làm dấy lên những tranh luận về tác động của các rào cản thương mại đối với nền kinh tế toàn cầu.
3 ngày
Công nghệ Số hóa
Bộ Tài chính vừa đưa ra cảnh báo trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính là giả mạo.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Nhà máy Intel tại Việt Nam sẽ chạm mốc 4 tỷ sản phẩm xuất xưởng vào tháng tư, một dấu ấn khẳng định vai trò của nhà máy lắp ráp và kiểm định của Intel tại Việt Nam trong chuỗi vận hành toàn cầu.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp dụng "thuế nhập khẩu đối ứng" đối với tất cả các quốc gia đã gây ra làn sóng tranh luận mạnh mẽ trên toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Ba quốc gia Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - đã tổ chức cuộc đối thoại kinh tế và thương mại đầu tiên sau 5 năm tại Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30/3 vừa qua. Cuộc họp này diễn ra trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với hàng loạt thách thức lớn, từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đến những biến động kinh tế toàn cầu.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường bất động sản xa xỉ đang trở nên nóng bỏng khắp Đông Nam Á, thu hút các thương hiệu khách sạn, nhà ở và cả những thương hiệu ngoài ngành tham gia.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Việc Bộ Thương mại Mỹ (U.S. Department of Commerce) thông báo bổ sung hơn 80 thực thể, trong đó có hơn 50 công ty Trung Quốc và các doanh nghiệp còn lại đến từ Pakistan, Nam Phi, Iran và UAE, vào danh sách hạn chế xuất khẩu (Entity List), đã làm dấy lên những tranh luận về chiến lược kiềm chế công nghệ của Mỹ.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Khuyến khích đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
1 tuần
Xem thêm