Chủ nhật, 27/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp có thể bị phạt 4% doanh thu nếu không tuân thủ tiêu chí bền vững

Huyền Trang
- 16:49, 26/04/2024

(DNTO) - Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Quy định chống phá rừng của EU tạo áp lực cho ngành cà phê và nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Quy định chống phá rừng của EU tạo áp lực cho ngành cà phê và nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam. Ảnh: T.L.

Quy định ngày càng nhiều

Tại hội nghị Xúc tiến Thương mại và Phát triển Xuất Nhập khẩu vùng Tây Nguyên sáng 26/4, ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk thông báo tin vui rằng doanh nghiệp này là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt được Chứng chỉ chống phá rừng (EUDR) với vùng trồng cà phê sản lượng 35.000 tấn. Đây là quy định rất ngặt nghèo với ngành xuất khẩu cà phê vào châu Âu.

Ông Sơn cho biết, cà phê xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào thị trường châu Âu, khi đây là nơi chiếm 60% tổng lượng cà phê xuất khẩu mỗi năm của Việt Nam. Nhưng yêu cầu phía EU ngày càng khắt khe. Tiêu chí đầu tiên là chống phá rừng. Nếu một doanh nghiệp châu Âu nhập khẩu từ một đơn vị không đáp ứng điều kiện này, họ sẽ bị phạt 4% trên tổng doanh thu công ty một năm.

“Ví dụ doanh thu tập đoàn Nestle mỗi năm là 2 tỷ USD, nếu phạt 4% của con số đó thì rất lớn. Cho nên tất cả các doanh nghiệp nước ngoài đều rất quan tâm đến EUDA”, ông Sơn cho biết.

Bà Trần Như Trang, Đại diện Chương trình Xúc tiến Nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), cho biết theo phân tích, Quy định chống phá rừng của EU có thể ảnh hưởng tới 12 sản phẩm nông nghiệp. Với Việt Nam, cơ quan này cho rằng mức độ ảnh hưởng có thể rộng hơn vì có nhiều sản phẩm chưa liệt kê nhưng cũng đang gây ảnh hưởng tới rừng. Ví dụ trong lĩnh vực thủy sản, sản phẩm tôm nuôi ở rừng ngập mặt.

Hiện nay, các quy định của Liên minh châu Âu ngày càng nhiều. Đôi khi doanh nghiệp Việt Nam chỉ nắm được thông tin sơ bộ và không hình dung được yêu cầu của họ là gì. Đó là lý do việc chứng minh yêu cầu này rất khó khăn và gian nan.

Câu hỏi đặt ra là phải có phương thức mới để hàng hóa Việt Nam được nhiều thị trường chấp nhận. Bà Trang cho biết, hiện nay, các quy định mới của EU đưa ra rất chặt chẽ. Ngay cả rất nhiều người mua hàng ở nhiều thị trường cũng chưa biết làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu mới.

Việc mà nhiều nhà nhập khẩu làm là tìm đến là các loại chứng chỉ, chứng nhận giúp doanh nghiệp, các nhà cung cấp đáp ứng được ngay các quy định, thay vì doanh nghiệp phải tự đầu tư hệ thống, thông tin chứng minh khả năng tuân thủ. Nếu các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể nắm bắt và chủ động sẵn sàng thì hàng hóa có thể bán luôn và được nhà nhập khẩu chấp nhận.

Vị chuyên gia cũng cho biết, không chỉ châu Âu mà các thị trường khác cũng đi theo trong việc kiểm kê khí nhà kính. Ở Việt Nam, hiện mới có quy định đo Phạm vi 1-Scope 1 (Phát thải trực tiếp từ việc tiêu thụ nhiên liệu) và Phạm vi 2-Scope 2 (Phát thải gián tiếp việc mua năng lượng từ bên thứ ba). Nhưng với thị trường Mỹ, Ủy ban chứng khoán nước này quy định các công ty niêm yết phải báo cáo cả Phạm vi 3- Scope 3 (Phát thải gián tiếp từ chuỗi cung ứng). Hiện Việt Nam cũng chưa có hướng dẫn để đo Scope 3 và các doanh nghiệp vì thế khó có thể đáp ứng được ngay.

“Nếu doanh nghiệp chủ động tìm kiếm phương pháp, công cụ để đo được thì đó lại là lợi thế cạnh tranh. Vinamilk mới nhận được 2 chứng chỉ: Sản phẩm sữa bền vững và Sản phẩm sữa Net Zero, nhưng họ mất 10 năm để làm việc này. Đó là minh chứng cho việc đón đầu trước xu hướng và chuẩn bị trước để đón đầu”, bà Trang nêu ví dụ.

Nhắm trúng thị trường, khách hàng

Chi phí tuân thủ các quy định bền vững có thể làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần được tư vấn để nhắm đúng thị trường mục tiêu. Ảnh: T.L.

Chi phí tuân thủ các quy định bền vững có thể làm gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần được tư vấn để nhắm đúng thị trường mục tiêu. Ảnh: T.L.

Đại diện Công ty 2/9 Đắk Lắk cũng cho biết, EU đang có hành động rất mạnh mẽ trong việc chống phát thải carbon, gọi là Carbon Free, lộ trình đến 2035 và 2050 không còn phát thải carbon. Các sản phẩm cà phê cũng như nông sản khác của Việt Nam nếu muốn xuất khẩu sẽ phải đáp ứng tiêu chí này. Đây cũng là rào cản rất lớn khi muốn xuất khẩu vào thị trường châu Âu.

“Đề nghị các cơ quan hữu quan có chính sách, chỉ đạo để doanh nghiệp được tiếp cận, làm việc với địa phương có vùng trồng để cùng làm việc, đáp ứng các tiêu chí trên”, vị này đề xuất.

Ông Vũ Bá Phú, Cục Xúc tiến Thương mại cho biết, nếu doanh nghiệp vừa và  nhỏ cứ chạy theo “rừng chứng chỉ” với hơn 300 chứng chỉ từ phía EU sẽ dễ hụt hơi. Bởi chi phí xác nhận, tuân thủ mỗi chứng chỉ từ vài nghìn USD đến vài chục nghìn USD, thậm chí hàng trăm nghìn USD mỗi năm. Với các doanh nghiệp, chỉ cần lấy 10 chứng chỉ thì chi phí chứng chỉ cũng rất lớn.

“Chúng tôi mong muốn các chương trình hợp tác với các tổ chức quốc tế sẽ có một ‘ngân hàng chuyên gia’. Các doanh nghiệp quan tâm tới thị trường mục tiêu nào, sản phẩm lõi nào có thể liên hệ Cục Xúc tiến Thương mại để chúng tôi hỗ trợ kết nối với các chuyên gia. Các chuyên gia tư vấn với thị trường này, sản phẩm mục tiêu này, người mua hàng mục tiêu này thì nên dùng loại chứng chỉ nào”, ông Phú thông tin.

Đồng tình quan điểm trên, chuyên gia của SIPPO cho biết các nhà xuất khẩu thường nói về thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, hiện nay ngoài thị trường mục tiêu còn phải xác định khách hàng mục tiêu. Ngay trong một thị trường cũng có những phân khúc khách mua hàng khác nhau. Phải hình dung rõ mỗi khách yêu cầu những thông tin gì, chứng nhận gì để chứng minh tính bền vững, mức yêu cầu về bền vững cũng khác nhau.

“Các yêu cầu về bền vững ở châu Âu hiện rất nhiều, rất chặt. Chúng tôi phải theo dõi hàng tuần, hàng tháng để xem các yêu cầu mới và hướng dẫn tuân thủ mới như thế nào để giúp đối tác nắm được thông tin. Các địa phương, các doanh nghiệp cũng phải sát sao tương tự như vậy để có chiến lược chuẩn bị”, bà Trang nhấn mạnh.

Tin khác

Đồng hành cùng doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Nhựa tái chế Stavia – thành viên của Tập đoàn Stavian, vừa nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Tổ hợp tái chế nhựa Stavian, tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ẩm Thực Chay Tuệ không phải là thương hiệu hào nhoáng. Nhưng sau 3 năm, họ luôn đứng vững, luôn được khách hàng yêu thương đánh giá là “Nhà Hàng Chay Có Gu”. Câu chuyện của Divin Nguyễn là lời tiếp lửa cho thế hệ startup trẻ.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xanh không còn là khẩu hiệu trong văn kiện hay lựa chọn mang tính đạo đức của doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh tế quốc tế định hình lại các chuẩn mực thương mại theo hướng “phát thải thấp - truy xuất rõ - tuần hoàn toàn trình”, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bắt buộc phải chuyển mình nếu không muốn bị gạt khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Từ tháng 07/2025, Sacombank chính thức triển khai chính sách miễn phí hoàn toàn các giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản trong hệ thống, áp dụng cho cả VND và ngoại tệ, không phân biệt địa bàn, dành cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Trạm sạc V-Green mới trên đường Huyền Trân Công Chúa (TP.HCM) mang đến sự tiện lợi cho các chủ xe, tài xế xe điện VinFast khi có thể sạc trong lúc đỗ xe bên lề đường.
3 ngày
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tốt nghiệp Đại học Cần Thơ, trở về quê nhà làm giáo viên dạy Vật lý - Tin học tại Trường THCS - THPT Long Thạnh, huyện Giồng Riêng (tỉnh An Giang mới), cô giáo Nguyễn Thị Pha Phăng đã tự tìm tòi sáng tạo, khởi nghiệp sản xuất son môi làm bằng trái gấc, được nhiều người yêu thích.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tiên phong trong mảng Bancassurance – Bảo hiểm qua ngân hàng, Techcombank đã có một thập niên phát triển và mang đến những giải pháp bảo hiểm bảo vệ trọn vẹn cho khách hàng và người thân.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sự kiện sẽ chính thức diễn ra tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (NECC), TP. Hà Nội, từ ngày 11 đến 13/9, do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội (HANOIBA), Tập đoàn INTECH và Công ty CP Truyền thông Quốc tế IBC đồng tổ chức, quy tụ hơn 500 thương hiệu đến từ hơn 10 quốc gia. Sự kiện được kỳ vọng sẽ là điểm kết nối chiến lược của ngành công nghiệp Việt Nam với chuỗi giá trị toàn cầu.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Việc chuyển đổi theo mô hình kinh tế tuần hoàn không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc đối với ngành dệt may.
6 ngày
Bất động sản
Ngày 17/7, tại TP.HCM, Tập đoàn Galactic Holdings đã tiếp đón Ngài Park Bong Kyu – Chủ tịch Tổ chức Cicon Word (Hàn Quốc), nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên, với trọng tâm là đổi mới công nghệ, xúc tiến đầu tư và thương mại quốc tế.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kinh tế Việt Nam đã ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trên một nửa chặng đường; đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới có nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự, đồng USD mạnh lên khiến áp lực tỷ giá tăng nhanh tại các quốc gia mới nổi…
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tham gia với vai trò diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit), diễn ra tại Singapore từ ngày 15-17/7, Vinamilk cùng đột phá 6 HMO thu hút sự quan tâm lớn của hội nghị bởi những đóng góp giúp thiết lập chuẩn dinh dưỡng mới cho trẻ em, mở ra hướng đi mới cho ngành sữa khu vực khi giải quyết các trăn trở mang tính thời đại về việc “nuôi con bằng sữa mẹ”.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tình trạng hàng nghìn container tồn đọng, hàng hóa vô chủ bị bỏ quên tại các cảng biển gây nhiều hệ lụy đến hoạt động logistics, môi trường và năng lực thông quan. Chi phí tiêu hủy container lên đến 60–150 triệu đồng, trong khi thiếu kinh phí xử lý khiến gánh nặng dồn lên doanh nghiệp logistics và cảng.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Tiên phong mang đến giá trị vượt trội như an toàn tuyệt đối, linh hoạt 24/7, không giới hạn ngưỡng với mức lợi suất lên đến 4,4% cho người dùng và tạo ra xu hướng huy động vốn mới, Techcombank Sinh Lời Tự Động được TS. Lê Xuân Nghĩa đánh giá là đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và đưa thị trường tài chính Việt Nam bắt kịp xu hướng toàn cầu.
1 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Năm nay, Masan được vinh danh cả hai hạng mục Hoạt động CSR nổi bật (tiêu chí Xã hội - Social) và Quản trị doanh nghiệp xuất sắc (tiêu chí Quản trị - Governance) tại Lễ công bố Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam - Top 50 Corporate Sustainability Awards (Top 50 CSA) do tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức. Đây là lần thứ 4 liên tiếp Masan có mặt tại Bảng xếp hạng và bình chọn uy tín về ESG.
1 tuần
Xem thêm