Thứ bảy, 12/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên năm 2025, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác, bám sát các mục tiêu đề ra.
Tính đến cuối phiên 5/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang ở trạng thái bơm ròng 139.451 tỷ đồng cho hệ thống ngân hàng – mức cao nhất kể từ tháng 2/2019. Dự báo ảnh hưởng đến thanh khoản và thị trường trái phiếu, trong khi khối ngoại mua ròng trở lại. Điều này sẽ tác động ra sao?
Còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến ngày Vía Thần tài, với đà tăng mạnh mẽ của vàng thế giới tuần qua và nhu cầu cao trước ngày Vía Thần Tài, dự báo giá vàng trong nước cũng sẽ nhanh chóng vượt 90 triệu đồng/lượng sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá trong năm 2025, với mức tỷ giá dự kiến chạm ngưỡng 26.000 VND/USD vào quý II, chuyên gia lo ngại đây sẽ là 1 trong những "biến số" chính đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025.
Sau 2 tháng hạ nhiệt, lãi suất huy động đã bật tăng trở lại, dự báo xu hướng này sẽ duy trì đến cuối năm 2025. Nguyên nhân là do trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh hơn gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của huy động vốn, buộc các ngân hàng phải hút vốn để đảm bảo thanh khoản.
Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP HCM cho biết, hết tháng 11, tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn thành phố tăng 8,1% so với cuối năm ngoái và chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn, đồng thời lưu ý ba đặc điểm nổi bật của tín dụng bất động sản hiện nay.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú đánh giá với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cùng với việc cuối năm bao giờ cũng là thời điểm giải ngân tích cực, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có thể đạt được.
Theo nhiều chuyên gia, việc Cục Dự trữ liêng bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất, áp lực tỷ giá giữa VND và USD sẽ bớt căng thẳng hơn, từ đó NHNN có cơ sở để tiếp tục hạ lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Việc hạ lãi suất còn tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu, thị trường chứng khoán...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai ngay các nhiệm vụ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp chịu thiệt hại do bão lũ, trong đó nghiên cứu chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, chính sách tín chấp, gói lãi suất 0 đồng…
Việc nhà điều hành vừa giảm lãi suất OMO xuống 4%/năm, cho thấy định hướng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn trong thời gian tới thông qua kênh thị trường mở, cũng như có điều kiện để bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm nay.
Sau giai đoạn nổi sóng, giá USD tại các ngân hàng hiện "bốc hơi" 870 đồng, tương ứng giảm 3,3%, khi thủng mốc 25.000 đồng/USD. Có ngân hàng hạ tới 260 đồng ở chiều mua, về mức thấp nhất gần 6 tháng. Đây là điểm sáng trên thị trường tiền tệ góp phần giảm bớt các áp lực đầu cơ lên tỷ giá. 
Thời gian qua, lãi suất đã hạ đáy quá thấp, khiến dòng tiền rời bỏ ngân hàng, nguy cơ tạo bong bóng tài sản, gây hại cho nền kinh tế. Các chuyên gia cho rằng, đà tăng lãi suất ở 2 thị trường từ đầu quý II/2024 đến nay là hợp lý để nâng cao cạnh trạnh của các kênh đầu tư.
Từ đầu năm đến nay, VND mất giá 4,4% so với đồng USD, nhà điều hành cho rằng điều này là hợp lý vì không thể "căng cứng", cố định tỷ giá trong bối cảnh như hiện nay, phải hài hòa với các vấn đề xuất khẩu, lãi suất, kiểm soát lạm phát, đảm bảo trạng thái ngoại tệ, cung cầu ngoại tệ.
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
Giới phân tích dự kiến các ngân hàng sẽ ghi nhận biên lãi ròng (NIM) ổn định hoặc cải thiện trong quý 2 từ 10-60% nhờ tăng trưởng tín dụng phục hồi. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, mảng thu nhập ngoài lãi ảm đạm và chưa thể phục hồi là nguyên nhân khiến một số thành viên lợi nhuận đi lùi so với cùng kỳ.