Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Sức khỏe’ của bạn hàng Trung Quốc ra sao?

Huyền Trang
- 19:07, 01/05/2023

(DNTO) - Đất nước tỷ dân cũng đang gặp rất nhiều sức ép về xuất khẩu nên ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn các nhà nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực hơn để giữ nhịp làm ăn với các bạn hàng Trung Quốc.

Tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc ngày càng cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Ảnh minh họa.

Tiêu chuẩn của thị trường Trung Quốc ngày càng cao đối với hàng hóa nhập khẩu. Ảnh minh họa.

Trung Quốc ‘đau đầu’ trước biến động kinh tế

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Quý đầu năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 11,5 tỷ USD, giảm 13,8% so, nhập khẩu cũng giảm 14,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy nhiên, so với nhiều thị trường khác, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chủ lực đa dạng mặt hàng của Việt Nam. Sự gần gũi về địa lý và thuận tiện trong thông thương vẫn giúp thị trường có nhiều dư địa kỳ vọng cho các đơn hàng trong những quý tiếp theo.

Nhưng, kể từ khi Trung Quốc dỡ bỏ chính sách “Zero-covid”, thị trường này không còn “dễ tính”. Bên cạnh đó, nhiều thương gia của các nươc lân cận cũng tập trung khai thác thị trường tỷ dân, dẫn đến áp lực cạnh tranh tại đây ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng và doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ thông tin và có giải pháp để giữ vững nhịp xuất khẩu hàng hóa thuận lợi vào Trung Quốc.

Ông Lương Văn Tài, Tùy viên thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết nền kinh tế nước này cho thấy sự phục hồi ngay từ quý I khi đạt mức tăng trưởng 4,5%, cao hơn đáng kể hầu hết các dự báo trước đó của các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới (chỉ 4%).

Chỉ số quản trị mua hàng các ngành trọng điểm của Trung Quốc như sản xuất thiết bị, sản xuất công nghệ cao, công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng và công nghiệp hàng tiêu dùng tiếp tục tăng cao, duy trì xu hướng mở rộng.

Tuy vậy, kinh tế thế giới hiện vẫn còn nhiều biến động phức tạp như lạm phát toàn cầu ở mức cao, nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn phục hồi chậm và có xu hướng suy giảm, giá năng lượng thế giới tăng cao, chiến sự Nga – Ukraine tiếp diễn...). Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sự khôi phục của nhiều nền kinh tế, trong đó có Trung Quốc.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng quý I của Trung Quốc cao hơn dự báo, tuy nhiên, sự khôi phục của nền kinh tế Trung Quốc hiện vẫn chưa đồng đều. Đất nước 1,5 tỷ dân cũng đang phải “đau đầu” giải quyết những bài toán lớn của nền kinh tế như suy thoái thị trường bất động sản; lạm phát; ngành dịch vụ, tiêu dùng suy giảm sau thời gian dài phòng dịch... Về dài hạn, suy giảm dân số và năng suất tăng chậm lại cũng là trở ngại lớn với tăng trưởng của kinh tế nước này.

“Trung Quốc cũng gặp nhiều khó khăn về xuất khẩu trước sức ép xung đột địa chính trị, suy thoái kinh tế. Trong tháng 4, Trung Quốc đã tổ chức nhiều hội nghị để đưa ra 8 giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, cho thấy sức ép xuất khẩu của nước này cũng rất lớn”, ông Tài nhận định.

Xuất khẩu nhưng vẫn “lơ mơ” với các quy định

Nhiều doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại thiếu tìm hiểu thông tin về nhu cầu, quy định của thị trường. Ảnh minh họa.

Nhiều doanh nghiệp mong muốn xuất khẩu sang Trung Quốc nhưng lại thiếu tìm hiểu thông tin về nhu cầu, quy định của thị trường. Ảnh minh họa.

Ông Trần Quang Huy, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công thương) cũng cho biết, nền kinh tế Trung Quốc đã đặt ra kế hoạch và đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng chất lượng cao trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Đồng nghĩa với việc nước này tiếp tục đặt ra những yêu cầu cao hơn với hàng xuất nhập khẩu.

Dù thời gian qua, doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước thay đổi để thích ứng tốt hơn với yêu cầu mới từ phía bạn, nhưng ông Huy cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, tốc độ thích nghi còn rất chậm. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp bị cảnh cáo hoặc tạm dừng tư cách xuất khẩu do vi phạm các tiêu chuẩn theo quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu của Trung Quốc (cám gạo, nước ép, lông vũ...).

Từ đầu năm 2022, Trung Quốc chính thức áp dụng quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xuất khẩu vào thị trường nước này theo Lệnh 248. Các Bộ, ngành đã rất tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, nhưng đến nay vẫn còn không ít doanh nghiệp Việt chưa nắm được các quy định hoặc gặp một số vướng mắc khi đăng ký trên hệ thống CIFER của Hải quan Trung Quốc. Một số doanh nghiệp đăng ký mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói để xuất nhưng chưa đáp ứng đủ tất cả các điều kiện.

Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây cần làm tốt công tác quản lý vùng trồng, đặc biệt là kiểm soát sinh vật gây hại trên sản phẩm. Bởi thời gian qua, Hải quan Trung Quốc đã nhiều lần phát hiện các sinh vật gây hại trên các lô hàng chuối, mít và thanh long của Việt Nam (các loại vi khuẩn phổ biến có palanococcus minor, sternochetus olivieri, dysmicoccus neobrevipes...).

Thương vụ Việt Nam tại Trùng Khánh (Trung Quốc) khuyến nghị để thúc đẩy đưa sản phẩm hàng hóa, hàng nông sản vào thị trường Trùng Khánh, các doanh nghiệp có thể nghiên cứu hợp tác với 2 chợ đầu mối lớn tại đây là chợ đầu mối nông sản Shuangfu (333ha, 26 khu ngành hàng, lượng giao dịch 6-10 triệu tấn/năm, tổng giá trị giao dịch 4-7 tỷ USD) và chợ đầu mối San Ke (66.7ha, 6 khu vực chính, lượng giao dịch khoảng 5 triệu tấn/năm, tổng giá trị giao dịch trên 4 tỷ USD).

“Thương vụ đã làm việc với doanh nghiệp quản lý chợ đầu mối nói trên, họ rất muốn được gặp gỡ, làm việc với doanh nghiệp Việt Nam, tìm đầu mối cung ứng trực tiếp tránh được các khâu trung gian, giảm chi phí giá thành. Doanh nghiệp Việt có nhu cầu có thể đến khảo sát để trao đổi hợp tác. Phía bạn cũng dự kiến sẽ tổ chức đoàn sang Việt Nam trong quý 2,3 năm nay để tìm kiếm đối tác, nhà cung ứng”, Thương vụ cho biết. 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Dù xuất nhập khẩu đã có mức phục hồi ấn tượng trong quý đầu năm, nhưng kinh tế thế giới biến động khó lường, Việt Nam cần theo dõi sát sao thị trường để có thích ứng phù hợp. 
5 giờ
Thời sự - Chính trị
Chuyên gia cho biết tăng tưởng xanh là xu thế tất yếu giống như toàn cầu hóa để giữ tăng trưởng kinh tế ổn định chứ không phải chạy theo cuộc chơi của các nước lớn.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
“Làm mới” động lực cải cách thể chế, khơi thông thị trường trái phiếu và bất động sản, tận dụng tối đa các FTA… là những động lực mới giúp kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước xử lý ngay tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng quốc tế chênh lệch ở mức cao; cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sau 1 tháng kể từ MV Cho em xin quá giang, Thoại Nghi đã chính thức trở lại với một dự án âm nhạc hoành tráng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng đạt mức 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã giúp Hải Phòng duy trì mức tăng trưởng cao, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Giống như các phương tiện di chuyển khác, mức tiêu hao năng lượng của xe điện phụ thuộc vào tốc độ lái xe, nhiệt độ môi trường, thói quen lái, tải trọng trên xe… khiến quãng đường đi được sau mỗi lần sạc đầy có sự chênh lệch ít nhiều so với con số các nhà sản xuất công bố. Tuy nhiên, nếu chọn thương hiệu xe tốt và có cách sử dụng phù hợp, nhiều mẫu xe điện có thể di chuyển được quãng đường xa hơn tiêu chuẩn.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trước tình hình hoạt động tấn công mạng, đặc biệt là mã độc tống tiền (ransomware) tăng mạnh thời gian gần đây, Thủ tướng Chính phủ quán triệt báo cáo ngay về cơ quan chủ quản, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố và Cơ quan điều phối quốc gia…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đây là một nỗ lực mới giữa các quốc gia Đông Nam Á để cùng nhau tích hợp mạng lưới thanh toán xuyên biên giới, vốn vô cùng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong vùng.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sinh viên tốt nghiệp Nhật Bản đang rời bỏ con đường sự nghiệp truyền thống và tìm đến cơ hội khởi nghiệp.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Luật Đất đai sửa đổi đang khơi thông dòng vốn ngoại khi thu hút đông đảo Việt kiều quay về đầu tư, đồng thời mở rộng cửa để các “cá mập” ngoại đổ bộ vào thị trường bất động sản Việt Nam.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Trung tướng Tô Ân Xô, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, vụ Phúc Sơn, Bộ Công an sẽ tiếp tục tiến hành điều tra theo kế hoạch. Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi 55 tỷ đồng và 1,6 triệu USD do các bị can đã nộp lại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu tăng trưởng khoảng 6,5%, với tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" và "5 đẩy mạnh".
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thông tin mới nhất từ Batdongsan.com.vn, hiện nay giá rao bán chung cư tại Hà Nội đã tiệm cận TP.HCM với mức giá trung bình là 46 triệu đồng/m2. Lượng quan tâm chung cư Hà Nội của người tìm kiếm bất động sản đến từ TP.HCM từ quý 1/2021 đến thời điểm hiện tại đã tăng 7,5 lần. 
2 tuần
Xem thêm