Thứ tư, 09/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đường vào thị trường Trung Quốc ngày càng gập ghềnh

Huyền Trang
- 15:34, 31/03/2023

(DNTO) - Thị trường Trung Quốc đang sử dụng những biện pháp rất mạnh tay như cấm nhập khẩu toàn bộ nhóm hàng và tạm dừng toàn bộ tư cách xuất khẩu của doanh nghiệp nếu phát hiện dấu hiệu làm lây lan dịch bệnh.

Không còn là thị trường dễ tính, Trung Quốc đang ngày một khắt khe hơn với hàng nhập khẩu. Ảnh: T.L.

Không còn là thị trường dễ tính, Trung Quốc đang ngày một khắt khe hơn với hàng nhập khẩu. Ảnh: T.L.

Những biện pháp ngày càng cứng rắn

Chia sẻ trong hội nghị giao ban với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 3/2023, sáng 31/3, ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết theo hoạch định chính sách vĩ mô, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng nâng cao kiểm soát chất lượng hàng hóa, đặc biệt là hàng nông, thủy sản và thực phẩm.

Thị trường tỷ dân hiện nay vẫn rất e dè với các loại dịch lây lan trên thế giới, nên ngày càng siết chặt quản lý người và hàng hóa, đặc biệt từ các nơi đang có dịch đậu mùa khỉ. May mắn ở thời điểm hiện tại, Việt Nam tuy có ca mắc đậu mùa khỉ nhưng chưa hình thành dịch nên không rơi vào nhóm bị cảnh báo.

Ông Lai cho biết, Trung Quốc rất mạnh tay ngăn chặn dịch lây lan vào nước này với các biện pháp rất cứng rắn như cấm nhập khẩu toàn bộ nhóm hàng và tạm dừng toàn bộ tư cách xuất khẩu của doanh nghiệp đã được đăng ký với Hải quan khi xuất khẩu sang Trung Quốc. 

"Năm ngoái, khi Việt Nam đang đàm phán mở cửa cho các sản phẩm tổ yến, gồm yến thô và yến tinh thì có thông tin về trường hợp phát hiện H5N1. Ngay lập tức phía bạn đã dừng mở cửa cho yến thô, chỉ chấp thuận đàm phán sản phẩm yến tinh đã qua chế biến", ông Lai nêu dẫn chứng.

Về thương mại, Trung Quốc vừa là nhà cung ứng hàng hóa số 1 của thế giới và là nước nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới, nên những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu của nước này ảnh hưởng không nhỏ tới dòng chảy thương mại toàn cầu. Đặc biệt là Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Điển hình như năm 2022, tác động từ các chính sách phòng dịch Covid-19 của Trung Quốc đã khiến tổng giá trị xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam Trung Quốc giảm tới 44% so với năm 2021, chỉ đạt 3,46 tỷ USD.

Đến nay, sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại, tình hình thông quan biên giới cơ bản ổn định. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: một số cửa khẩu chưa khôi phục lại hoàn toàn, phía Trung Quốc vẫn yêu cầu lái xe của phía Việt Nam cung cấp chứng nhận xét nghiệm âm tính với vi-rút SARS-CoV-2.

Trong 2 tháng đầu năm, hoạt động thương mại hai bên dù đã phục hồi nhưng chưa bứt phá. Tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc đạt 30,3 tỷ USD, giảm 5,3%, giảm cả chiều xuất khẩu và nhập khẩu.

Ông Nông Đức Lai cho biết, mức sống người dân Trung Quốc tăng lên, yêu cầu về chất lượng hàng hóa nhập khẩu, nhất là hàng nông sản thực phẩm cũng nâng cao. Do vậy, không chỉ cạnh tranh với các đối thủ cùng xuất khẩu vào Trung Quốc, hàng hóa của Việt Nam, nhất là hàng nông sản sẽ phải cạnh tranh gay gắt với chính hàng hóa, sản phẩm nội địa tại thị trường này.

“Tốc độ đào thải khỏi thị trường Trung Quốc là tương đối cao nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được những yêu cầu ngày một cao của thị trường. Trong khi số lượng hàng Việt Nam bị Trung Quốc bị cảnh báo ngày càng tăng. Năm 2021 ta xếp thứ 4 thì năm ngoái tỉ lệ lô hàng bị cảnh báo xếp thứ 2. Việc này đã ảnh hưởng đến không nhỏ đến uy tín, thương hiệu hàng hóa, tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc với hàng hóa của ta ", ông Nông Đức Lai nhấn mạnh.

Nỗi lo sầu riêng

Sản lượng lớn nhưng hạn chế về mã số vùng trồng khiến người trồng sầu riêng lo ngại không có đường xuất sang Trung Quốc. Ảnh: T.L.

Sản lượng lớn nhưng hạn chế về mã số vùng trồng khiến người trồng sầu riêng lo ngại không có đường xuất sang Trung Quốc. Ảnh: T.L.

Năm ngoái, Việt Nam đã đàm phán thành công với phía Trung Quốc để mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng nông sản giá trị cao như: sầu riêng, tổ yến, chanh leo, khoai lang, cũng như phê duyệt hàng trăm mã số vùng trồng trái cây.

Tuy nhiên theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện Trung Quốc mới chỉ cấp cho Việt Nam 246 mã vùng trồng sầu riêng xuất khẩu. Con số quá ít so với Thái Lan là 20.000 mã vùng trồng, 2.000 mã cơ sở đóng gói.

Với sản lượng sầu riêng lên tới gần 1 triệu tấn/năm, kim ngạch hàng tỉ USD, theo ông Nguyên, nếu không mở rộng hơn nữa việc cấp mã số vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam thì sẽ rất khó khăn.

"Tôi lo ngại hiện tượng “thắt cổ chai” khi ta có nguồn hàng sầu riêng lớn nhưng lại không có đủ quota để xuất khẩu", ông Nguyên nói.

Vị này đề nghị các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý vi phạm sở hữu trí tuệ vùng trồng, mã đóng gói, chống hàng giả, hàng nhái. Có biện pháp hỗ trợ kỹ thuật khi cơ quan hải quan Trung Quốc sang kiểm tra các vườn trồng để cấp mã số. Cùng với đó là tạo thuận lợi về vốn, thị trường cho chế biến rau quả…

Trước những chính sách kiểm soát dịch ngày càng chặt chẽ từ Trung Quốc, để không làm ảnh hưởng đến các sản phẩm đã xuất khẩu thành công cũng công tác đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới, các cơ quan hữu quan Việt Nam cũng buộc phải tăng cường kiểm soát dịch trong nước, cũng như ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài.

Tham tán Nông Đức Lai đề nghị các đơn vị chức năng cấp chứng nhận hàng hóa nghiên cứu các quy định theo Lệnh 259 và các yêu cầu từ phía Tổng cục Hải quan Trung Quốc để có những hướng dẫn kịp thời, tạo điều kiện thông quan cho hàng hóa Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp, vị Tham tán khuyến nghị cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp về kiểm dịch an toàn thực phẩm, quy cách đóng gói đối với hàng thực phẩm, nông, thủy sản theo quy định của thị trường.

Đặc biệt, khi Trung Quốc nới lỏng điều kiện cấp visa, nhập cảnh cho công dân nhiều nước, trong đó có Việt Nam, thì cơ hội kết nối giao thương trực tiếp giữa doanh nghiệp hai nước sẽ thuận lợi hơn.

“Hiện tượng đứt gãy chuỗi cung ứng, đặc biệt là chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu của ta sẽ không bị ảnh hưởng như những gì đã diễn ra tại một số thời điểm trong 3 năm qua”, Tham tán Nông Đức Lai đánh giá.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tăng trưởng xuất khẩu của TP.HCM có thể chững lại, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Điều này buộc thành phố đặt ra các kế hoạch, giải pháp căn cơ hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời giữ vững các mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra.
2 giờ
Thời sự - Chính trị
EU đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập một cơ chế theo dõi tình trạng chuyển hướng thương mại có thể xảy ra do thuế quan, nhằm đảm bảo sự cân bằng trong quan hệ thương mại song phương.
3 giờ
Thời sự - Chính trị
Thị trường tài chính toàn cầu đang trải qua một ngày đầy biến động khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thực thi mức thuế đối ứng với hàng loạt quốc gia.
4 giờ
Thời sự - Chính trị
Việc cắt giảm, nếu diễn ra máy móc hoặc bị chi phối bởi lợi ích nhóm, rất dễ khiến nhân tài bị "gạt" ra ngoài trong khi những người an toàn, ít cống hiến nhưng biết “giữ ghế” lại tiếp tục tồn tại.
6 giờ
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4, sau khi Bắc Kinh bỏ qua hạn chót của Tổng thống Donald Trump về việc dỡ bỏ các biện pháp đáp trả.
6 giờ
Thời sự - Chính trị
Tổng giám đốc điều hành Jamie Dimon của một trong những công ty dẫn đầu Phố Wall, JPMorgan Chase, cho biết thuế quan có thể gây ra hậu quả tiêu cực lâu dài. Trong khi người ủng hộ Trump và quản lý quỹ Bill Ackman cho biết chúng có thể dẫn đến "mùa đông hạt nhân kinh tế".
20 giờ
Thời sự - Chính trị
Tối 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 3 với các Bộ, ngành về cập nhật tình hình và giải pháp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những ngày này không khí luyện tập tại Trung đoàn Cảnh sát Cơ động Đông Nam bộ (Tam Phước - Biên Hòa, Đồng Nai) diễn ra khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần quyết tâm cao nhất. Nhiếp ảnh gia Minh Hòa đã kịp ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp tại buổi diễn tập.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Nỗ lực vươn lên, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, đoàn kết thống nhất phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, tiền đề cơ bản để Việt Nam vượt qua thách thức, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính sách thuế mới này đã tạo ra làn sóng chấn động trên toàn cầu. Trong vài ngày qua, thị trường chứng khoán tại Mỹ, châu Âu và châu Á đều lao dốc liên tiếp do lo ngại lạm phát leo thang và nguy cơ suy thoái.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
  Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo. 
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo ước tính, tổng giá trị hàng hóa được miễn thuế lên tới 644 tỷ USD, trong đó 185 tỷ USD đến từ Canada và Mexico, còn 459 tỷ USD từ các đối tác thương mại khác.
4 ngày
Xem thêm