Chủ nhật, 02/04/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Giữ ‘chữ tín’ với bạn hàng Trung Quốc

Huyền Trang
- 19:10, 18/02/2023

(DNTO) - Nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa tạo được chữ tín và niềm tin với đối tác, ngay cả với một thị trường quan trọng và làm ăn lâu đời với Việt Nam là Trung Quốc.

Con đường chính ngạch đưa sầu riêng Việt Nam thuận lợi tiến vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: Alamy.

Con đường chính ngạch đưa sầu riêng Việt Nam thuận lợi tiến vào thị trường Trung Quốc. Ảnh: Alamy.

Sau thời gian dài “ngấm đòn” trước tình trạng Trung Quốc liên tục đóng cửa khẩu để phòng dịch Covid-19, việc nước này mở cửa các cửa khẩu biên giới (ngày 8/1), đã khiến doanh nghiệp Việt Nam “thở phào”.

Trong tháng đầu năm, tại tỉnh Lạng Sơn, nơi có 5 cửa khẩu giáp ranh với Trung Quốc, mỗi ngày đã thông quan khoảng 1.000 xe; giúp kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh tăng 108,3% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng ngay trong tháng đầu tiên mở cửa biên giới, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại duy nhất có kim ngạch xuất nhập khẩu trên 10 tỷ USD với nước ta. Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước đạt hơn 175 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam gần đạt 58 tỷ USD, trong khi nhập khẩu hơn 117 tỷ USD.

Hiện, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhóm hàng rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su; thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với nhóm hàng thủy sản, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản. Điều đó đủ khẳng định rằng, dù Việt Nam đang tiến tới đa dạng thị trường và đối tác, nhưng đất nước tỷ dân vẫn là thị trường tiêu thụ quan trọng của xuất khẩu và là thị trường nhập khẩu nguyên liệu tiềm năng của nước ta.

Thế nhưng, theo ông Phạm Văn Hùng, đại diện doanh nghiệp có hơn 10 năm xuất khẩu thực phẩm sang Trung Quốc, cho biết trong Tọa đàm mới đây do Viện Đào tạo và Tư vấn doanh nghiệp (Trường Đại học Ngoại thương) tổ chức, thì các nhà nhập khẩu Trung Quốc bắt đầu hạn chế nhập khẩu vì đang chuyển đổi hướng kinh doanh các sản phẩm nội địa.

Bởi trong đại dịch, rất nhiều sản phẩm ngoại nhập phát sinh chi phí nhập khẩu và bị đẩy hàng ra khỏi siêu thị. Trước đây, kiểm dịch chỉ mất 2-3 ngày, hiện lên đến 10-15 ngày, kéo theo thời gian tồn kho gia tăng cùng với đó là chi phí test kiểm dịch tốn kém. Cùng với đó chênh lệch tỷ giá khiến nhà nhập khẩu Trung Quốc bất lợi hơn.

Ở phía nhà sản xuất Việt Nam, giá nhiều loại nguyên liệu đầu vào tăng từ 40-50%, thậm chí có loại tăng tới 200%, giá container tăng từ 8-10 lần so với giá ban đầu, nên đối với các doanh nghiệp, khi xuất sang thị trường nước ngoài không thể tăng theo giá nguyên liệu đầu vào. Doanh nghiệp Việt Nam cũng rất đau đầu làm sao cân đối được giữa giá thành sản xuất và giá bán.

Trung Quốc dễ dàng lựa chọn nhà xuất khẩu khác ngoài Việt Nam nếu doanh nghiệp Việt không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm. Ảnh: T.L.

Trung Quốc dễ dàng lựa chọn nhà xuất khẩu khác ngoài Việt Nam nếu doanh nghiệp Việt không đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm. Ảnh: T.L.

Theo ông Hùng, với các doanh nghiệp Việt Nam, đa phần họ chưa tìm hiểu kỹ thị trường mình muốn xuất khẩu vào, ngay cả thị trường gần gũi như Trung Quốc, bởi chi phí tìm hiểu thị trường thường rất lớn. Nên hầu hết các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam sang nước này đều do bạn hàng Trung Quốc tự tìm đến, nhà sản xuất Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu của đối tác.

“Các sản phẩm của Vinamit, bánh pía, cà phê Trung Nguyên, bánh trứng Tipo… bán rất nhiều ở Trung Quốc. Khi kiểm tra các kênh bán ở thị trường này, tràn ngập hàng Việt Nam, như vậy không phải chúng ta không có cơ hội. Nhưng hiện nay doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mua đứt, bán đoạn. Mua xong không quan tâm nữa, tôi có lợi nhuận mang về thôi, được thì bán, không được thì thôi”, ông Hùng nói.

Cũng theo vị này, khi làm việc với đối tác nước bạn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu “chữ tín”. Tức sau khi doanh nghiệp đưa sản phẩm vào thị trường Trung Quốc thành công, họ muốn mở rộng nên đã tìm rất nhiều nhà phân phối khác nhau, gây ra tình trạng loạn giá.

Ngược lại, phía đối tác Trung Quốc khi họ bỏ ra rất nhiều tiền để nghiên cứu thị trường và tìm hiểu sản phẩm Việt Nam, họ mong muốn độc quyền phân phối sản phẩm đó. Vì vậy, để bán sản phẩm lâu dài tại Trung Quốc cần tin tưởng và hợp tác bền chặt với nhau.

Thực tế cũng cho thấy, một thị trường tỷ dân như Trung Quốc luôn nằm trong tầm ngắm của các nước xuất khẩu trên thế giới. Vì vậy, dù tiềm năng nhưng đây là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt.

Ví dụ như mặt hàng cà phê, hiện có 80 nước xuất khẩu vào Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung lớn, trừ Việt Nam và Guatemala. Điều này khiến thị phần cà phê Việt tại nước này sụt giảm từ 10,61% trong năm 2021 xuống 6,91% trong năm 2022.

Nguyên nhân được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) chỉ ra đó là thị hiếu người tiêu dùng Trung Quốc thay đổi. Họ ngày càng ưa chuộng cà phê chế biến, cà phê pha chế sẵn chất lượng cao từ châu Âu, Hoa Kỳ. Trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta dưới dạng thô, tỷ trọng đầu tư cho chế biến sâu vẫn chưa cao.

Như vậy, nếu doanh nghiệp cà phê không nhanh chóng thay đổi để kịp thích ứng với thị hiếu của người tiêu dùng, thì chắc chắn, thị phần cà phê Việt tại Trung Quốc sẽ tiếp tục sụt giảm dưới con số 6,91%.

Tương tự với mặt hàng nông sản, thủy sản, Trung Quốc cũng không còn là thị trường tiêu thụ dễ tính mà đang gia tăng các tiêu chuẩn kĩ thuật để kiểm soát chặt chẽ hơn.

Ngay cả hàng xuất khẩu chính ngạch đạt tiêu chuẩn nhập khẩu vào Trung Quốc thì với mỗi lô hàng, nước này đều lấy mẫu kiểm tra nên doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng đồng đều trong tất cả các lô hàng. Bởi một lô hàng kém chất lượng bị trả về không chỉ gây tốn kém cho doanh nghiệp khi sản xuất, vận chuyển lô hàng đó, mà còn ảnh hưởng đến chữ tín với bạn hàng, nặng hơn là đền bù hợp đồng hoặc mất đi cơ hội làm ăn tiếp theo.

Vì vậy, thị trường ngày càng khó tính là thách thức với các doanh nghiệp Việt nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp nâng chuẩn chính mình để có thể tham gia cuộc chơi lớn hơn khi các FTA ngày càng rộng mở.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với lòng nhiệt huyết và niềm đam mê với nông nghiệp, anh Tống Duy Khương (SN 1990) - chủ Cơ sở nấm rơm Phước Lộc thuộc ấp Thới Hòa, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung bước đầu khởi nghiệp thành công với mô hình sản xuất nấm rơm hấp thương hiệu Phước Lộc.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tại Lễ trao giải Rồng Vàng 2023, SCG được vinh danh trong Top 50 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FIEs) tiêu biểu tại Việt Nam và vinh dự đạt được danh hiệu “Doanh nghiệp tiên phong thực hiện ESG tại Việt Nam”.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo báo cáo của ADB, các nền kinh tế của các nước ASEAN phải tăng cường vị thế của mình trong các chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm thúc đẩy khả năng chống chịu trước những thách thức mới, bao gồm các đại dịch trong tương lai, bất ổn địa chính trị và biến đổi khí hậu
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, trong quý I/2023, bình quân một tháng có gần 20,1 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tức là khoảng 1.000 doanh nghiệp đăng ký 'khai tử' mỗi ngày.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn khiến nhiều doanh nghiệp không còn có những kế hoạch dài hạn hay trung hạn mà tập trung vào giải quyết khó khăn trước mắt.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội đang đồng hành, khuyến khích, cổ vũ các doanh nhân trẻ Thủ đô - những người dám đương đầu, vượt thách thức để tạo lập doanh nghiệp cho mình, đóng góp cho xã hội, giúp họ đi trên con đường khởi nghiệp, sáng tạo một cách vững tâm hơn và phát triển bền vững.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các dự án được chọn đại diện cho các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, vận tải điện, AFOLU (nông nghiệp, lâm nghiệp…), phi carbon hóa trong ngành xây dựng, kinh tế tuần hoàn... Các dự án này có tiềm năng mang lại lợi ích cho cộng đồng trên khắp Việt Nam.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Lấp đầy tất cả những gì xung quanh bằng màu tím: căn nhà, bàn ghế, màu sắc trang phục... ông Trần Văn Tiếp ở ấp Khánh Hòa, xã Tân Khánh Đông, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp còn dùng chính sự say mê này vào hoa kiểng, phủ lên ánh tím cho loài thực vật trong vườn.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp đã chứng minh rằng họ bước đầu có lợi thế nhờ nỗ lực triển khai ESG (phát triển bền vững dựa trên 3 tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị).
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Vài năm trở lại đây, các thực phẩm được chế biến từ thực vật để thay thế thịt động vật đã và trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia. Nắm bắt được nhu cầu này, Công ty Hải Thiên Minh vừa cho ra mắt sản phẩm thịt thực vật, mang đến một trải nghiệp hấp dẫn cho người tiêu dùng Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trong bối cảnh hiện nay, ngoài việc Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, sớm thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất, thì bản thân các doanh nghiệp phải có biện pháp căn cơ để vượt khó.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
GS-TS Đặng Lương Mô đánh giá cao hội thảo khoa học của HSIA và DHA Invest, nhằm đánh giá thực trạng, chia sẻ, tìm kiếm tiếng nói chung trong kế hoạch xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghệ vi mạch bán dẫn.
1 tuần
Văn hoá - Xã hội
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI-HCM) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Giải pháp Dệt may Bền vững (Công ty STS) và Tengda Exhibition tổ chức Khai mạc Triển lãm Quốc tế vải cao cấp với chủ đề 'Dệt may Việt Nam: Mạnh hơn - Thông minh hơn - Xanh hơn' tại GEM Center, TP.HCM vào sáng 22/3.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đi qua con hẻm nhuốm màu thời gian, nơi hai bên tường là không gian đầy ắp gam màu, hình khối… của các họa sĩ đường phố, rồi men theo những âm thanh trầm đục của chiếc thang máy cổ dù có đôi lúc gây cho người viết chút hoang mang, bạn sẽ gặp Tsafari nằm ở cuối dãy - khiêm nhường nhưng đầy mê hoặc.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo Luật sư, có người tham gia hoạt động bán hàng đa cấp nhưng nghĩ rằng đó là bán cơ hội làm giàu chứ không phải người bán sản phẩm.
1 tuần