Thứ bảy, 19/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Người dân thắt chặt chi tiêu, lĩnh vực tiêu dùng không tăng trưởng như kỳ vọng

Huyền Trang
- 16:20, 09/04/2024

(DNTO) - Chi phí cuộc sống gia tăng trong khi các tài chính hộ gia đình khó khăn hơn đã khiến lĩnh vực tiêu dùng không tăng trưởng như kì vọng, lo ngại tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Lo ngại về kinh tế khó khăn khiến nhiều gia đình Việt thực hiện chính sách tiết kiệm. Ảnh minh họa.

Lo ngại về kinh tế khó khăn khiến nhiều gia đình Việt thực hiện chính sách tiết kiệm. Ảnh minh họa.

Thời kì “bóp mồm, bóp miệng”

Thu nhập của hai vợ chồng tổng cộng 30 triệu đồng và không tăng trong vài năm trở lại đây, chị Bùi Linh (Long Biên, Hà Nội), cho biết khá khó khăn để duy trì cuộc sống trong khi giá cả mọi thứ đều gia tăng.

“Tiền thuê nhà mỗi năm đều tăng, các dịch vụ khác như ăn uống, đi lại cũng tăng theo giá xăng và không giảm làm chi phí sinh hoạt tăng cao”, chị Linh nói.

Gia đình chị Linh giống như 30% hộ gia đình khác ở Việt Nam đang gặp khó khăn trong duy trì tài chính và vật lộn với giá cả hàng hóa tăng cao từ năm ngoái đến nay, theo báo cáo triển vọng ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) Việt Nam của công ty nghiên cứu thị trường Kantar.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng quý 1/2024 tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân đến từ giá nhiều mặt hàng tăng cao. Giá gạo tăng 21,71%, chỉ số giá nước sinh hoạt tăng 10,58%, chỉ số giá nhóm điện sinh hoạt tăng 9,38%, nhóm giáo dục tăng 9,02%, thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,51%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5,4%, văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,35%.

Người tiêu dùng vì vậy buộc phải thay đổi hành vi mua sắm để bảo đảm nguồn tài chính duy trì cuộc sống. “Gia đình buộc phải thực hiện 3 hạn chế: Hạn chế mua sắm quần áo trang sức mới, hạn chế ăn uống bên ngoài, hạn chế đi du lịch”, chị Linh cho biết.

Chính sách “thắt lưng buộc bụng” của nhiều hộ gia đình khiến tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý đầu năm nay chỉ tăng trưởng 8,2%. Nếu loại trừ yếu tố về giá, con số này chỉ tăng 5,1%, bằng một nửa mức tăng trưởng cùng kì năm trước. Đây cũng là mức tăng rất thấp so với thời điểm trước dịch, giai đoạn 2015-2019, với mức tăng 11,5%.

Trong khi đó, sức sống của nền kinh tế phụ thuộc không nhỏ vào sức tiêu dùng. Tiêu dùng nội địa được đánh giá là một trong ba trụ cột của tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc chi tiêu của người dân sụt giảm cũng gây lo ngại sẽ tác động không nhỏ đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay.

Giải pháp không chỉ hướng về phía người dân

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phục hồi cũng một phần thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Ảnh: T.L.

Hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất phục hồi cũng một phần thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Ảnh: T.L.

Để giúp người dân chi tiêu nhiều hơn, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kích cầu tiêu dùng như giảm thuế VAT 2%, hỗ trợ nhóm lao động có thu nhập thấp, cải thiện chính sách visa để kích cầu...  Các chính sách này đã phần nào thúc đẩy tiêu dùng tăng trưởng ở mức 9-10% trong năm 2023, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế cho biết để thúc đẩy tiêu dùng quan trọng nhất vẫn là duy trì lòng tin của người dân đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, bên cạnh các chính sách kích cầu tiêu dùng, xuất khẩu và đầu tư, vị chuyên gia cho biết Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển bằng các chính sách tài khóa và tiền tệ, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. 

“Nếu người dân nhìn về kinh tế phía trước sáng sủa thì họ sẽ sẵn lòng chi tiêu nhiều hơn. Do đó cần tạo dựng niềm tin thị trường bằng việc nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực bất động sản, sản xuất, xuất khẩu, giải quyết các vấn đề tiền tệ và tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính ”, TS Thành nói.

Bên cạnh thúc đẩy tiêu dùng từ phía người dân, các chuyên gia kinh tế cho biết cần cải thiện hệ thống thương mại trong nước theo hướng hiện đại hơn để tiết giảm tối đa chi phí vận chuyển, trung gian, chi phí hao hụt đối với mặt hàng nông sản. Điều này giúp giảm chi phí cho các nhà sản xuất, phân phối và trực tiếp giảm giá thành sản phẩm đến tay người dân. 

ThS. Nguyễn Thúy Hải, Khoa Thương mại, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, cho biết thị trường nội địa vẫn còn nhiều hạn chế. Sự liên kết giữa các bên trong chuỗi cung ứng (nhà sản xuất, phân phối, vận chuyển đến người tiêu dùng) còn lỏng lẻo nên thị trường dễ bị biến động do tác động tâm lý người dùng.

Ngoài ra, việc thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng thương mại (chợ đầu mối, trung tâm logistics, kho chưa) còn hạn chế. Hạ tầng thương mại ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn chậm phát triển. Điều này làm gia tăng chi phí thương mại, giảm lợi thế cạnh tranh. Do vậy, tiềm năng thị trường nội địa với 100 triệu dân là rất lớn nhưng lại chưa khai thác hết.

Để thúc đẩy tiêu dùng nội địa, theo bà Hải, các doanh nghiệp nội địa cần trở thành những nhà bán lẻ chuyên nghiệp. Trong đó, để cạnh tranh, các nhà bán lẻ cần linh hoạt đổi mới kênh bán hàng trực tiếp và online, tận dụng nguồn lực và sự hỗ trợ từ các đối tác thương mại điện tử như Lazada, Sendo, TikTok Shop, Shopee, Tiki, Amazon, Alibaba để nâng cao kĩ năng bán hàng qua môi trường số.

“Doanh nghiệp nội địa cần cạnh tranh bằng lợi thế cốt lõi là nắm rõ thị trường, mô hình bán lẻ và phân khúc khách hàng của mình, tránh dàn trải với quy mô quá lớn”, bà Hải khuyến nghị. 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán châu Á, ngày 17/7, đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động và phân hóa, khi các nhà đầu tư phải cân bằng giữa đà tăng tích cực từ Phố Wall và những lo ngại sâu sắc về các yếu tố chính sách vĩ mô toàn cầu. Thay vì một xu hướng tăng đồng bộ, một bức tranh đa chiều đã phản ánh sự nhạy cảm của khu vực trước những tín hiệu từ Washington và các dữ liệu kinh tế quan trọng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của chuyên gia của VPBankS. Theo ông, việc VN-Index có thể vượt đỉnh lịch sử năm 2021-2022 chỉ còn là câu chuyện thời gian và kỳ vọng, mốc thời gian vượt qua có thể rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay và trong điều kiện dòng tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ như hiện nay, VN-Index có thể chạm vùng đỉnh tầm cuối tháng 7, đầu tháng 8 này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi dân số nhanh chóng. Sự già hóa dân số là cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu đặc thù cho người cao tuổi, giới chuyên môn gọi là nền kinh tế bạc. Hiện nay, tuy chưa được khai thác triệt để nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong lĩnh vực này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
2 tuần
Xem thêm