Thứ năm, 04/07/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Khối nội và ngoại tiếp tục đổ tiền vào các trung tâm dữ liệu

Huyền Trang
- 16:23, 20/05/2024

(DNTO) - Trong khi các “Big Tech” trong nước như Viettel, CMC, VNPT, FPT… chạy đua xây dựng các trung tâm dữ liệu nghìn tỷ với mục tiêu “cái sau to hơn cái trước”, thì các ông lớn ngoại cũng không còn ngồi yên.

Nhu cầu xây dựng trung tâm dữ liệu Việt Nam bùng nổ khi nền kinh tế số ngày càng được chú trọng phát triển. Ảnh: T.L.

Nhu cầu xây dựng trung tâm dữ liệu Việt Nam bùng nổ khi nền kinh tế số ngày càng được chú trọng phát triển. Ảnh: T.L.

Dù đang chiếm tới 97% thị phần trung tâm dữ liệu (Data Centre - DC), nhưng các “Big Tech” trong nước vẫn liên tục chạy đua để mở rộng các trung tâm dữ liệu.

Năm ngoái, trung tâm dữ liệu lớn nhất, hiện đại nhất Việt Nam thuộc về VNPT - VNPT IDC Hòa Lạc, với diện tích 23.000 m2 và 2.000 tủ rack. Đến tháng 4 năm nay, “cái nhất” đó chuyển về cho Viettel với một trung tâm dữ liệu 21.000 m2 diện tích mặt sàn, 30 MW công suất tối đa và 2.400 tủ rack. 

FPT hiện cũng đang vận hành 3 trung tâm dữ liệu với tổng diện tích sàn là 17.000m2, 4.000 tủ rack. “Ông lớn” công nghệ này cũng đang xây dựng trung tâm dữ liệu thứ 4 tại Khu Công nghệ cao TP.HCM.

CMC Telecom đang sở hữu 3 DC với tổng quy mô lên đến 3.000 racks, công suất lên tới 20kW. Công ty này đặt mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ Data Center hàng đầu Việt Nam.

Mặc dù con số trung tâm dữ liệu Việt Nam lên tới 32, theo Bộ thông tin và Truyền thông, nhưng việc phát triển các trung tâm dữ liệu vẫn đang chậm hơn so với các nước trong khu vực, cả về số lượng và chất lượng. Trong khi lượng dữ liệu tại Việt Nam mỗi năm tăng gấp 3 lần, việc xây dựng liên tục các DC mới để lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp, tổ chức là phù hợp với xu thế phát triển. 

Thị trường data center vì thế cũng có sự xuất hiện của nhiều người chơi mới đến từ quốc tế như Gaw Capital (Hồng Kông), Worldwide DC Solution, STT GDC (Singapore), NTT (Nhật Bản)...

Đặc biệt, sau khi pháp luật Việt Nam yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu trong nước, thì ngay sau đó, Amazon Web Services, Alibaba tiết lộ kế hoạch sẽ xây dựng một trung tâm dữ liệu tại đây. Còn động thái của những nhà cung cấp dịch vụ đám mây toàn cầu khác như Google, Microsoft, Tencent… cũng chỉ là chuyện sớm muộn, nếu muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ Việt Nam.

Sự nhập cuộc của các “ông lớn” quốc tế sẽ khiến cuộc cạnh tranh của các công ty công nghệ Việt Nam thêm phần áp lực. Ngoài những trung tâm dữ liệu mới được xây dựng gần đây, đa phần các DC cũ vẫn ở dạng thiết kế truyền thống, các giải pháp làm mát thông thường nên tốn năng lượng và chi phí vận hành, giảm lợi thế cạnh tranh của chính các DC cũng như các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của họ.

“Một thống kê cho thấy đến 2025, tại các nước phát triển, trung bình 18 giây, tất cả mọi người có một kết nối với trung tâm dữ liệu. Trung tâm dữ liệu đang tiêu thụ 3% điện năng toàn cầu và phát thải lên đến 5% khí nhà kính. Đây là ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sự phát triển bền vững toàn cầu. Việc phát triển các trung tâm dữ liệu bền vững, thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng là yêu cầu tất yếu”, ông Nguyễn Đình Tuấn – Trường phòng Kĩ thuật Viettel IDC, cho biết. 

Vì vậy, muốn cạnh tranh, những nhà phát triển data center như Viettel hiện nay buộc phải đầu tư nhiều nguồn lực hơn để xây dựng các trung tâm dữ liệu “xanh”, bền vững theo 2 hướng: tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo và tái sử dụng nguồn nhiệt phát ra từ trung tâm dữ liệu cho những họat động khác để hạn chế phát thải ra môi trường. 

Ông Khương Nguyễn – Giám đốc kinh doanh toàn quốc Climaveneta Vietnam (thuộc Misubishi Electric), cũng cho biết ở Việt Nam, trước đây đa phần các dự án trung tâm dữ liệu có mật độ công suất thấp, dưới 5kW. Nhưng những năm gần đây, những dự án DC thiết kế mới đã có công suất trên 10kW. Với mật độ công suất này, đa phần giải pháp làm mát vẫn áp dụng phương pháp làm mát bằng không khí. Nhưng công nghệ làm mát đang trong giai đoạn giao thoa, từ nay đến 2030, công nghệ làm mát tiên tiến được áp dụng là vừa làm mát bằng không khí, vừa làm mát bằng liquid (chất lỏng).

Phát triển các trung tâm dữ liệu hiện đại, sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm vẫn là yêu cầu khó với các nhà phát triển trong nước. Ảnh: T.L.

Phát triển các trung tâm dữ liệu hiện đại, sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm vẫn là yêu cầu khó với các nhà phát triển trong nước. Ảnh: T.L.

Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng tái tạo, ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) vào vận hành khai thác, hay áp dụng công nghệ làm mát bằng chất lỏng... có thể khiến khoản đầu tư của doanh nghiệp tăng vọt, cũng như yêu cầu trình độ vận hành cao hơn. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực cho các doanh nghiệp trong nước.

Để tiếp tục phát triển trung tâm dữ liệu theo hướng hiện đại, các nhà phát triển trong nước tiếp tục lựa chọn bắt tay với các đối tác ngoại. Mới đây, VNG đã bắt tay với STT GDC (Singapore) - một trong những nhà cung cấp dịch vụ DC có tốc độ mở rộng nhanh nhất thế giới hiện nay, để cùng đầu tư xây dựng và vận hành các trung tâm dữ liệu theo chuẩn quốc tế.

Ông Lê Hồng Minh, Tổng Giám đốc VNG kỳ vọng sự bắt tay với doanh  nghiệp hàng đầu thế giới về vận hành trung tâm dữ liệu sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của VNG bước ra quốc tế. Trong khi đó, phía STT GDC cho biết đối tác của mình có sự am hiểu sâu sắc về thị trường Việt Nam cũng như mạng lưới khách hàng, đối tác rộng khắp, sẽ giúp hệ sinh thái của công ty này tiếp tục mở rộng.

Thực tế, xu hướng khối nội – ngoại bắt tay phát triển trung tâm dữ liệu ở Việt Nam đã nở rộ nhiều năm nay. Bởi ngoài vấn đề nguồn lực, kinh nghiệm vận hành, các công ty ngoại muốn kết hợp đối tác có hiểu biết thị trường trong nước để tìm kiếm vị trí đặt DC phù hợp, xử lý vấn đề liên quan đến việc thuê đất, pháp lý, hay xây dựng và phát triển dịch vụ phù hợp cho doanh nghiệp, tổ chức bản địa. Điều này cũng giúp quá trình mở rộng các data center của họ được nhanh chóng và bớt rủi ro hơn.

Theo Research and Markets, thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam dự kiến đạt mức 1,03 tỉ USD vào năm 2028, hơn 1,26 tỉ USD năm 2030, tốc độ tăng trưởng kép bình quân 10,8% mỗi năm. Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 thị trường trung tâm dữ liệu mới nổi trên thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới, dự kiến sẽ có thêm nhiều trung tâm dữ liệu hiện đại được mở mới ở Việt Nam và đứng đằng sau tiếp tục là các gã khổng lồ công nghệ trong và ngoài nước.

Tin khác

Xu thế
Quý đầu năm, các thương vụ mua lại trung tâm dữ liệu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt đỉnh với 1,7 tỷ USD. Lĩnh vực này dự báo sẽ tiếp tục là động lực thu hút vốn đầu tư và Việt Nam cũng là nơi đang hưởng lợi.
2 ngày
Xu thế
Được xem là công nghệ làm chủ tương lai, vì vậy, phát triển chip bán dẫn đang được các cường quốc như Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... tập trung cao độ. Việt Nam có nhiều cơ hội trong xu hướng này.
1 tháng
Xu thế
Trong khi các “Big Tech” trong nước như Viettel, CMC, VNPT, FPT… chạy đua xây dựng các trung tâm dữ liệu nghìn tỷ với mục tiêu “cái sau to hơn cái trước”, thì các ông lớn ngoại cũng không còn ngồi yên.
1 tháng
Xu thế
Các công ty game Việt  đang nắm bắt xu hướng tốt để cho ra những game theo nhu cầu thị trường. Đặc biệt, ngành game đã được Chính phủ bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt, một số trường đang tiến hành mở mã ngành đào tạo nhân lực game. Điều này giúp ngành game Việt sớm cán mốc doanh thu 1 tỷ USD.
1 tháng
Xu thế
TikTok và công ty mẹ ByteDance vừa đệ đơn kiện Chính phủ Mỹ về đạo luật mới buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi nền tảng chia sẻ video ngắn này, nếu không, ứng dụng TikTok sẽ cấm khỏi Mỹ.
1 tháng
Xu thế
Chuyên gia cho biết thị trường blockchian và tiền mã hóa sẽ ngày càng phát triển và sẽ được gỡ những hiểu lầm trong quá khứ. 
2 tháng
Xu thế
Hãng công nghệ khổng lồ Microsoft đang liên tiếp đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ AI tại khu vực Đông Nam Á, với một loạt dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
2 tháng
Xu thế
6 năm qua, Shopee luôn duy trì vị trí số 1 các sàn thương mại điện tử Việt Nam lớn nhất Việt Nam. Nhưng ngôi vương này ngày một bị đe dọa bởi tân binh là TikTok Shop.
2 tháng
Xu thế
Tài sản mã hóa được công nhận ở nhiều quốc gia giúp cho Bitcoin từ tiền tệ trở thành tài sản và trở thành một trong những nơi trú ẩn của giới nhà giàu.
2 tháng
Xu thế
Lượng lớn lao động freelancer Việt Nam đang sở hữu tài sản ảo khi làm việc với các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra bài toán cần nhanh chóng có khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng như chống thất thu thuế cho nhà nước.
2 tháng
Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
2 tháng
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
2 tháng
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
2 tháng
Xu thế
AI trong công ty khởi nghiệp đã và đang góp phần tái tạo hoạt động của startup sau những biến động kinh tế, thị trường, và đưa hoạt động nhiều startup lên tầm cao mới.
3 tháng
Xu thế
Mỗi năm, tài sản ảo Việt Nam giao dịch với quy mô không dưới 100 triệu USD. Điều này đặt ra bài toán cần có chính sách quản lý phù hợp chứ không thể ban hành các lệnh cấm.
3 tháng
Xem thêm