Thứ sáu, 07/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Cơn lốc’ công nghệ nhìn từ ChatGPT và DeepSeek

Huyền Trang
- 16:09, 06/02/2025

(DNTO) - Sự xuất hiện của ChatGPT (2022) và DeepSeek (2024) tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) buộc công ty công nghệ thế giới phải nhanh chóng nhìn lại các chiến lược của mình.

ChatGPT và DeepSeek tạo ra những bước ngoặt của làng công nghệ trong phát triển AI, đặc biệt là việc xử lý mô hình ngôn ngữ lớn. Ảnh: T.L.

ChatGPT và DeepSeek tạo ra những bước ngoặt của làng công nghệ trong phát triển AI, đặc biệt là việc xử lý mô hình ngôn ngữ lớn. Ảnh: T.L.

Cú địa chấn của làng công nghệ

Ra mắt lần đầu vào năm 2022, ChatGPT là một trong những sản phẩm AI tiên phong của OpenAI, đánh dấu bước tiến lớn trong lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên. 

Ngay sau khi ra đời, mô hình này đã khiến làng công nghệ thế giới chao đảo. Lập tức, các lão làng như Microsoft, Google, Apple, Meta... phải bỏ hàng tỷ USD để tập trung đầu tư AI, bất chấp việc cắt giảm những lĩnh vực khác, kể cả cắt giảm nhân sự. Không chỉ tạo ra cuộc đua AI giữa các tập đoàn công nghệ lớn, ChatGPT còn mở ra cơ hội thương mại hóa AI trên diện rộng. 

Chỉ sau 2 năm mở đường của ChatGPT, DeepSeek tận dụng những gì người đi đầu đã thiết lập nhưng tập trung vào mô hình nhẹ hơn, hiệu suất cao hơn và ít phụ thuộc vào phần cứng đắt đỏ. Nó đánh trúng vào nỗi đau của các doanh nghiệp, tổ chức muốn ứng dụng AI nhưng e ngại về vấn đề tài chính.

Nổi bật với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên mạnh mẽ, mô hình AI của Trung Quốc có thể cạnh tranh trực tiếp với các mô hình ngôn ngữ lớn hàng đầu hiện nay như GPT-4 của OpenAI hay Bard của Google.

Một điểm chung là ngay sau sự kiện ChatGPT hay DeepSeek ra đời, thị trường công nghệ toàn cầu đã có những phản ứng đáng chú ý, đặc biệt là với các công ty lớn như Google, Microsoft, Meta, Amazon, NVIDIA, và các công ty AI khác. Tác động rõ nhất là ảnh hưởng sụt giảm giá cổ phiếu và định giá của các công ty công nghệ.

Tương tự với DeepSeek, ngay khi ra đời cũng đã gây ra một làn sóng bán tháo cổ phiếu công nghệ trên toàn cầu. Chúng cho thấy khả năng cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty công nghệ Trung Quốc trong lĩnh vực AI. Điều này làm dấy lên lo ngại về việc các công ty công nghệ phương Tây có thể mất đi vị thế dẫn đầu của mình.

Sự phân hóa sẽ rõ nét hơn

AI đang thúc đẩy cuộc chạy đua giữa các công ty công nghệ và tạo ra sự phân hóa ngày càng lớn giữa họ. Ảnh: T.L.

AI đang thúc đẩy cuộc chạy đua giữa các công ty công nghệ và tạo ra sự phân hóa ngày càng lớn giữa họ. Ảnh: T.L.

Sự thành công của ChatGPT hay DeepSeek đang khiến các nhà đầu tư thay đổi chiến lược đầu tư của mình, chuyển từ các công ty công nghệ lớn sang các công ty nhỏ hơn hoặc các startup có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực AI. Sự cạnh tranh của chính các công ty đang sản sinh các mô hình AI sẽ khốc liệt hơn. 

Các công ty AI giờ đây không chỉ đối đầu về độ thông minh của mô hình mà còn về chi phí vận hành và khả năng mở rộng. DeepSeek đặt ra áp lực lên OpenAI, Google và các công ty AI khác về việc tối ưu hóa tài nguyên và giảm chi phí. Điều này phản ánh một xu hướng mới trong ngành AI: tạo ra mô hình mạnh mẽ nhưng chi phí thấp hơn.

Các công ty AI Việt Nam như FPT, VinAI hay Viettel AI sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những mô hình AI tối ưu hơn như DeepSeek. Nếu không theo kịp xu hướng AI chi phí thấp, các doanh nghiệp Việt có thể bị tụt hậu trong cuộc đua AI toàn cầu.

Tuy nhiên, giai đoạn 2023-2024 cho thấy, sau cú sốc ban đầu từ sự ra đời của ChatGPT, các gã khổng lồ công nghệ đều đầu tư mạnh vào AI, giúp cổ phiếu phục hồi và thậm chí còn tăng trưởng. Điển hình như Google dần lấy lại vị thế với Gemini và AI tổng quát. 

Điều này có thể thấy AI hay sự xuất hiện của mô hình trí tuệ nhân tạo mới không làm giảm giá trị công ty công nghệ về lâu dài, mà ngược lại tạo ra sự phân hóa – công ty nào bắt kịp AI sẽ tăng trưởng mạnh, công ty chậm chân sẽ bị bỏ lại phía sau. 

Các doanh nghiệp Việt Nam vì vậy cũng có thể tận dụng các mô hình AI tối ưu chi phí để phát triển sản phẩm và dịch vụ AI nội địa mà không cần đầu tư quá lớn vào hạ tầng điện toán. Doanh nghiệp Việt có thể học hỏi mô hình phát triển của DeepSeek để tạo ra những sản phẩm AI phù hợp với thị trường trong nước và khu vực. 

Sự ra đời của ChatGPT và DeepSeek chỉ trong thời gian ngắn đã phản ánh sự thay đổi như vũ bão trong ngành công nghệ AI. Nếu như ChatGPT đặt nền móng cho kỷ nguyên AI sáng tạo, thì DeepSeek đang mở ra một hướng đi mới với mô hình hiệu quả hơn về chi phí. Các công ty công nghệ Việt Nam cần phải nhanh chóng thích nghi, đầu tư vào AI một cách chiến lược để không bị bỏ lại phía sau trong làn sóng công nghệ này.

Tin khác

Xu thế
Sự xuất hiện của ChatGPT (2022) và DeepSeek (2024) tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) buộc công ty công nghệ thế giới phải nhanh chóng nhìn lại các chiến lược của mình.
22 giờ
Xu thế
Vấn đề pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm ngần ngại vào Việt Nam. Cải thiện được 2 yếu tố này, vốn đầu tư sẽ thăng hoa trở lại.
2 tuần
Xu thế
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT đã có những nhận định sâu sắc về vai trò của AI và tương lai của công việc trong kỷ nguyên số.
3 tuần
Xu thế
Trong báo cáo được công bố mới đây, nhà phân tích chuỗi cung ứng Ming-Chi Kuo cho biết Apple đang đánh mất thị phần tại Trung Quốc do lương iPhone được xuất xưởng đang bị suy giảm.
3 tuần
Xu thế
Khi các tài sản số được công nhận hợp pháp, các giao dịch trở nên minh bạch hơn sẽ giảm thiểu các hoạt động phi pháp và đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam.
3 tuần
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Một sự kiện kết nối kinh doanh đẳng cấp quốc tế được tổ chức tại tại TP.HCM ngày 7/1 vừa qua, quy tụ các doanh nhân hàng đầu và nhà đầu tư chiến lược từ khu vực ASEAN và Ấn Độ.
3 tuần
Xu thế
CEO của Microsoft Satya Nadella vừa cho biết, công ty sẽ chi 3 tỷ USD để mở rộng năng lực trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây Azure tại Ấn Độ.
3 tuần
Xu thế
Nhiều sản phẩm gia dụng như máy lọc không khí, máy giặt, máy hút bụi, TV, tủ lạnh... ngày càng gia tăng ứng dụng AI. Dù mức giá nhỉnh hơn sản phẩm truyền thống từ 15-30% nhưng vẫn được thị trường đón nhận.
3 tuần
Xu thế
Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng sẽ được mở kí tại Hà Nội vào năm 2025, khẳng định quyết tâm vì không gian mạng lành mạnh của ta, đồng thời kì vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho lĩnh vực công nghệ số.
1 tháng
Xu thế
Ngày 17/12/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp và khách mời đã tham dự sự kiện 5G Day do Viettel tổ chức. Sự kiện không chỉ có hoạt động trưng bày của nhiều thương hiệu lớn với 50 gian hàng công nghệ mà còn có hội thảo công nghệ với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.
1 tháng
Xu thế
Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức, hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu của con người.  
2 tháng
Xu thế
Microsoft hiện đang giới thiệu mẫu PC thu nhỏ mới chuyên dụng mới cho dịch vụ đám mây Windows 365, được thiết kế với mục đích kết nối các nhân viên công ty với các thiết bị và tập tin trên đám mây.
2 tháng
Xu thế
Theo chuyên gia, khi 5G bùng nổ thì các thiết bị công nghệ ứng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật cũng bùng nổ, con chip vì thế sẽ có mặt trong rất nhiều sản phẩm thông dụng của đời sống.
3 tháng
Xu thế
Đây là mặt trái đáng lo ngại của công nghệ mới khi việc gia tăng ứng dụng công nghệ lại ảnh hưởng lớn hơn tới môi trường.
3 tháng
Xu thế
Việt Nam hiện đã có 48.533 doanh nghiệp đã sử dụng hợp đồng điện tử có chứng thực. Số doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử tiếp tục tăng lên sẽ giúp giảm chi phí hành chính, đồng thời giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
3 tháng
Xem thêm