Thứ ba, 25/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Công ước Hà Nội và những kì vọng thu hút FDI vào công nghệ số

Huyền Trang
- 11:59, 29/12/2024

(DNTO) - Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng sẽ được mở kí tại Hà Nội vào năm 2025, khẳng định quyết tâm vì không gian mạng lành mạnh của ta, đồng thời kì vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho lĩnh vực công nghệ số.

Việt Nam đang hướng tới trở thành trung tâm kinh tế số của khu vực. Ảnh: T.L.

Việt Nam đang hướng tới trở thành trung tâm kinh tế số của khu vực. Ảnh: T.L.

2 năm trước, tập đoàn Meta (sở hữu Google) đã cử một nhóm công tác đến Việt Nam để phát triển kinh tế số. Ngay sau khi Việt Nam kí kết hợp tác chiến lược toàn diện với Mỹ, đại diện của Tập đoàn có mặt trong buổi làm việc của đoàn 50 doanh nghiệp cấp cao Mỹ tại Việt Nam.

Tại buổi làm việc, ông Rafael Frankel, Giám đốc phụ trách chính sách công của tập đoàn Meta khẳng định “tương lai đầu tư của kinh tế số tại Việt Nam rất tươi sáng” và tin tưởng Việt Nam có thể trở thành "con rồng mới" tại châu Á trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI). 

Quan điểm trên khẳng định một lần nữa nghiên cứu của Google về tiềm năng từ AI tại Việt Nam, với lợi ích kinh tế ước tính lên tới 1.890 nghìn tỷ đồng (79,3 tỷ USD) cho các doanh nghiệp vào năm 2030, nếu các công cụ AI được áp dụng rộng rãi. Con số này tương đương gần 12% GDP của Việt Nam vào năm 2030. 

Nhưng, khi công nghệ mới như AI, robot bùng nổ kéo theo lĩnh vực như điện toán đám mây, dữ liệu phát triển. Điều này đặt ra yêu cầu về đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Bởi nếu không đảm bảo được vấn đề an ninh mạng, nhiều thành quả của quá trình đầu tư kĩ thuật số cũng sẽ bị đổ bể. 

"Hệ thống dữ liệu đám mây công và tư vẫn đang phát triển nhưng những thách thức về quyền riêng tư và bảo mật ngày càng cao. Đó là lý do các chính phủ đang đầu tư rất nhiều về cơ sở hạ tầng quy mô để đảm bảo quyền riêng tư dữ liệu, khả năng tương tác của Chính phủ, các tiêu chuẩn để đảm bảo hoạt động cho dịch vụ số", ông Pulkit Abrol - Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Hiệp hội Kế toán Công chứng (ACCA) cho biết. 

Năm 2025, Việt Nam đăng cai Lễ mở ký “Công ước Hà Nội”, theo quy định tại Điều 64 của Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng.

Công ước là kết quả của gần 5 năm thương lượng liên tục (từ 2021 đến 2024) giữa các quốc gia thành viên nhằm xây dựng một khuôn khổ pháp lý đa phương toàn diện để đấu tranh với các tội phạm mạng, những kẻ ước tính đã gây thiệt hại cho kinh tế thế giới khoảng 8.000 tỷ USD trong năm 2023 và dự báo lên đến 10.500 tỷ vào năm 2025, lớn hơn GDP của hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Công ước Hà Nội là cơ hội để Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế trong việc tích cực thúc đẩy tham gia dẫn dắt quá trình xây dựng và định hình các khuôn khổ quản trị số toàn cầu, bảo đảm an ninh mạng và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, tạo tiền đề triển khai thành công chiến lược chuyển đổi số.

Đây là cũng là lời khẳng định của Việt Nam trước cộng đồng nhà đầu tư quốc tế trong việc bảo đảm an toàn trên không gian mạng, đảm bảo các ứng dụng số, sản phẩm công nghệ cao có môi trường phát triển và hoạt động lành mạnh. Yếu tố này tạo nên sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực kinh tế số.

Bảo đảm an toàn trên không gian mạng giúp Việt Nam phát triển kinh tế số mạnh mẽ. Ảnh: T.L

Bảo đảm an toàn trên không gian mạng giúp Việt Nam phát triển kinh tế số mạnh mẽ. Ảnh: T.L

Trong 10 tháng qua, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 10 tháng qua đạt hơn 27 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn.

Trong bối cảnh chương trình Chuyển đổi số của Chính phủ Việt Nam hướng đến mục tiêu 50% doanh nghiệp sẽ hoạt động kỹ thuật số vào năm 2025, khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng đất nước trở thành một trung tâm kỹ thuật số, theo các chuyên gia, vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng, trong đó ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ.

Tiến sĩ Santiago Velasquez - Phó chủ nhiệm chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học RMIT Việt Nam cho biết Việt Nam hiện đang rất nỗ lực cải thiện khung khổ pháp lý về an ninh mạng, đây là điểm rất tích cực. Bởi khi xem xét quyền riêng tư dữ liệu và an ninh mạng, đa phần mọi người đang xem xét 2 vấn đề này một cách riêng biệt. Tuy nhiên, chúng cần được xem xét song hành vì trong việc sử dụng, khai thác ứng dụng số, chúng sẽ ảnh hưởng lẫn nhau.

“Việt Nam đã làm rất tốt việc ban hành các quy định liên quan đến quyền riêng tư dữ liệu. Nghị định 13 đảm bảo rằng tất cả dữ liệu được thu thập và quản lý ở Việt Nam. Nếu dữ liệu được chuyển ra ngoài biên giới sẽ phải báo cáo lên các bộ ngành liên quan. Các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các yêu cầu đó. Nghị định 13 giống như GDPR (Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU), mặc dù các yêu cầu không khắt khe như vậy nhưng cũng đang hướng tới điều đó”, ông Santiago Velasquez nhận định. 

Tin khác

Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 ngày
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tuần
Xu thế
Sự xuất hiện của ChatGPT (2022) và DeepSeek (2024) tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) buộc công ty công nghệ thế giới phải nhanh chóng nhìn lại các chiến lược của mình.
2 tuần
Xu thế
Vấn đề pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm ngần ngại vào Việt Nam. Cải thiện được 2 yếu tố này, vốn đầu tư sẽ thăng hoa trở lại.
1 tháng
Xu thế
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT đã có những nhận định sâu sắc về vai trò của AI và tương lai của công việc trong kỷ nguyên số.
1 tháng
Xu thế
Trong báo cáo được công bố mới đây, nhà phân tích chuỗi cung ứng Ming-Chi Kuo cho biết Apple đang đánh mất thị phần tại Trung Quốc do lương iPhone được xuất xưởng đang bị suy giảm.
1 tháng
Xu thế
Khi các tài sản số được công nhận hợp pháp, các giao dịch trở nên minh bạch hơn sẽ giảm thiểu các hoạt động phi pháp và đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam.
1 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Một sự kiện kết nối kinh doanh đẳng cấp quốc tế được tổ chức tại tại TP.HCM ngày 7/1 vừa qua, quy tụ các doanh nhân hàng đầu và nhà đầu tư chiến lược từ khu vực ASEAN và Ấn Độ.
1 tháng
Xu thế
CEO của Microsoft Satya Nadella vừa cho biết, công ty sẽ chi 3 tỷ USD để mở rộng năng lực trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây Azure tại Ấn Độ.
1 tháng
Xu thế
Nhiều sản phẩm gia dụng như máy lọc không khí, máy giặt, máy hút bụi, TV, tủ lạnh... ngày càng gia tăng ứng dụng AI. Dù mức giá nhỉnh hơn sản phẩm truyền thống từ 15-30% nhưng vẫn được thị trường đón nhận.
1 tháng
Xu thế
Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng sẽ được mở kí tại Hà Nội vào năm 2025, khẳng định quyết tâm vì không gian mạng lành mạnh của ta, đồng thời kì vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho lĩnh vực công nghệ số.
1 tháng
Xu thế
Ngày 17/12/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp và khách mời đã tham dự sự kiện 5G Day do Viettel tổ chức. Sự kiện không chỉ có hoạt động trưng bày của nhiều thương hiệu lớn với 50 gian hàng công nghệ mà còn có hội thảo công nghệ với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.
2 tháng
Xu thế
Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức, hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu của con người.  
3 tháng
Xu thế
Microsoft hiện đang giới thiệu mẫu PC thu nhỏ mới chuyên dụng mới cho dịch vụ đám mây Windows 365, được thiết kế với mục đích kết nối các nhân viên công ty với các thiết bị và tập tin trên đám mây.
3 tháng
Xu thế
Theo chuyên gia, khi 5G bùng nổ thì các thiết bị công nghệ ứng trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật cũng bùng nổ, con chip vì thế sẽ có mặt trong rất nhiều sản phẩm thông dụng của đời sống.
3 tháng
Xem thêm