Thứ sáu, 01/12/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Các thế lực đang nắm cuộc chơi trung tâm dữ liệu ở Việt Nam

Huyền Trang
- 16:37, 09/10/2023

(DNTO) - Thị phần cloud tại Việt Nam đang nằm phần lớn trong tay các doanh nghiệp ngoại, phần còn lại của các nhà cung cấp trong nước thuộc về các “anh cả” như FPT, Viettel, VNPT, CMC...

Trung tâm dữ liệu trở thành cuộc chạy đua mới của các công ty công nghệ trong và ngoài nước. Ảnh: T.L.

Trung tâm dữ liệu trở thành cuộc chạy đua mới của các công ty công nghệ trong và ngoài nước. Ảnh: T.L.

Phần lớn “miếng pho mát” trong tay các gã như Google

Dữ liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông tại Diễn đàn kinh tế số 2023 mới đây cho thấy, thị trường cloud (điện toán đám mây) Việt Nam đạt hơn 545 tỷ USD vào năm 2022 và dự đoán tăng lên 1.240 tỷ USD vào năm 2027 với mức tăng trưởng 17,9%.

Tuy vậy, thị phần cloud tại Việt Nam vẫn đang rơi vào tay các “gã khổng lồ” công nghệ nước ngoài. Chiếm thị phần lớn nhất là AWS (33%), tiếp sau là Google (21%) và Microsoft (21%), các nhà cung cấp khác như Alibaba, Digital Ocean và Vultr chiếm tỷ lệ không đáng kể (3%). Thị phần của doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 21%.

Với các nhà cung cấp trong nước, thị phần cloud cũng chủ yếu được chia chác bởi một số tay chơi chính như Viettel (25%), FPT (12%), CMC (15%), VNPT (10%), VC Corp (6%), các nhà cung cấp khác (22%).

Empty

Dữ liệu toàn cầu đang tăng theo cấp số nhân. Theo Statista, năm 2010, dữ liệu thế giới có 2 Zettabyte thì tới năm 2020 đã tăng lên 47 Zettabyte. Dự báo lượng dữ liệu sẽ tiếp tục tăng đến 175 Zettabyte vào năm 2025 và tới năm 2035 có thể đạt tới 2.142 Zettabyte.

Dữ liệu tăng khiến cuộc chạy đua xây dựng các trung tâm dữ liệu (Data Center - DC) trên thế giới ngày càng nóng. Các quốc gia hay những “gã khổng lồ” công nghệ đều mong muốn giữ vị trí tiên phong trong cuộc đua này. Đó là lý do họ không ngừng tìm kiếm những vị trí chiến lược để đặt các DC. Việt Nam được McKinsey nhận định là một trong những nơi như vậy. Đó là lý do thời gian qua, các “gã khổng lồ” công nghệ không ngừng đầu tư vào hạ tầng dữ liệu tại Việt Nam. 

Ông Matthieu François, Chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số, McKinsey & Company cho biết, hầu hết các trung tâm dữ liệu lớn trên toàn cầu đều nằm ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Nam Á và Đông Nam Á. Vị trí của các trung tâm dữ liệu được xác định dựa trên nhiều yếu tố như vị trí địa lý, lao động, thuế suất và nguồn năng lượng tái tạo.

“Các nhà cung cấp đám mây cũng tính đến nhiều tiêu chí khác nhau để xác định vị trí mạng phân phối nội dung (CDN) trên đám mây của họ bao gồm tính sẵn có của không gian, tính sẵn có và độ tin cậy của nguồn điện cũng như tính sẵn có của nhiều nhà cung cấp điện cũng như tính sẵn có của lao động lành nghề và cơ sở hạ tầng kết nối tốt”, ông Matthieu François phân tích.

Cần “chất” hơn “lượng”

Phân bổ các Trung tâm dữ liệu trên thế giới. Ảnh: McKinsey.

Phân bổ các Trung tâm dữ liệu trên thế giới. Ảnh: McKinsey.

Để lấy thêm thị phần, các nhà cung cấp nội địa đang chạy đua xây dựng các DC mới. FPT Telecom đang xây dựng thêm trung tâm dữ liệu tại Khu Công nghệ cao Quận 9, TP.HCM (4.500 rack). VNPT cũng đang xây dựng một DC tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội (2.500 rack). CMC Telecom cũng xây dựng trung tâm dữ liệu tại Tân Thuận, Quận 7, TP.HCM (3.000 rack). Viettel IDC mở rộng trung tâm dữ liệu Bình Dương. Hanoi Telecom đang mở rộng trung tâm dữ liệu tại Hoà Lạc, Hà Nội.

Các nhà đầu tư đến từ châu Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản cũng đang tìm vị trí quanh Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng để xây dựng các DC đạt tiêu chuẩn quốc tế, với diện tích 10.000 - 30.000 m2.

Đến hết năm ngoái, Việt Nam đã có khoảng 30 trung tâm dữ liệu đi vào hoạt động, doanh thu gần 5.000 tỷ đồng/năm. Việt Nam đang đặt mục tiêu trở thành “Digital Hub” của khu vực nên việc phát triển các trung tâm dữ liệu là nền tảng để ra hạ tầng mềm là dịch vụ số giúp tối ưu các hoạt động của nền kinh tế.

Nhưng mở rộng các Data Center cũng đòi hỏi nguồn năng lượng tiêu thụ rất lớn. Bởi theo ước tính, một DC quy mô nhỏ với công suất 12 MW tương đương lượng điện phát ra của một nhà máy thuỷ điện cỡ nhỏ.

Đó là lý do Singapore, nơi có 60 trung tâm dữ liệu, chiếm 7% tiêu thụ điện cả nước, đang hướng chất lượng, không phải số lượng. Nước này đang áp dụng chính sách "tạm dừng" đối với việc xây dựng các trung tâm dữ liệu mới, cân nhắc sự cân bằng về tính bền vững của môi trường.

Mặc dù 30 trung tâm dữ liệu Việt Nam hiện tiêu thụ 0,2 % tổng tiêu thụ điện, mức thấp với mức tiêu thụ điện trung bình của trung tâm dữ liệu 2-3%, nhưng Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu về điện còn rất lớn, tình trạng lãng phí điện còn cao, nguy cơ thiếu điện trong những năm tiếp theo vẫn luôn thường trực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp với việc vận hành của các Data Center nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số (Bộ Thông tin và Truyền thông), định hướng phát triển hạ tầng dữ liệu thời gian tới là thành lập các trung tâm dữ liệu quốc gia, vùng quy mô lớn, với các tiêu chuẩn xanh tiết kiệm năng lượng, bám sát quy hoạch vùng năng lượng. Vì vậy, cần có giải pháp đột phá để đảm bảo cung cấp và sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm, an toàn tại các DC.

“Nên triển khai thí điểm mua bán, đấu giá điện cung cấp cho trung tâm dữ liệu. Cần khuyến khích cả các công ty sản xuất, truyền tải điện tham gia xây dựng trung tâm dữ liệu”, ông Tuấn nói.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đang trình Quốc hội ban hành Luật Viễn thông sửa đổi xây dựng hành lang pháp lý về trung tâm dữ liệu. Đồng thời, Bộ cũng ban hành tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật cho hạ tầng dữ liệu, điện toán đám mây.

Tin khác

Xu thế
Ngành thương mại điện tử đang đưa ra con số mục tiêu rất tham vọng để duy trì mức tăng trưởng kép hàng năm, tiếp tục là ngành dẫn dắt nền kinh tế số.
1 tuần
Xu thế
Mất niềm tin của công chúng sau scandal FTX, ngành tiền tệ mã hóa đang chứng khiến giấc mơ “tiền tệ của tương lai” dần nhạt nhòa. Tuy vậy, họ vẫn còn có một giải pháp khác: Thối lui về hậu trường.
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Hậu scandal FTX, các hãng trong ngành tiền tệ mã hóa đang tìm kiếm một hướng đi mới, trong đó vẫn còn nhen nhóm giấc mơ trở thành phương thức thanh toán chính thống.
2 tuần
Xu thế
Sau phiên tòa xét xử Sam Bankman-Fried, ngành tiền tệ mã hóa đang đứng ở một ngã rẽ khó lường. Họ phải chọn giữa việc tiếp tục theo đuổi giấc mơ trở thành phương thức thanh toán của tương lai, hay thoái lui về hậu trường.
2 tuần
Xu thế
Theo chuyên gia, với nguồn lực của Việt Nam hiện tại thì tham vọng hoàn thành chuỗi cung ứng chip nội địa là khá khó. Việt Nam nên tiếp tục  lợi thế là tham gia ở những khâu đơn giản để không làm khó mình.
2 tuần
Xu thế
Các “ông lớn” công nghệ đang nhận ra rằng việc chạy đua với nhau đang đốt rất nhiều nguồn lực, trong khi đó những cái bắt tay giải quyết cho họ nhiều việc tốt hơn.
3 tuần
Xu thế
AI (trí tuệ nhân tạo) đang tạo ra mạng lưới gồm dữ liệu, siêu máy tính, trung tâm dữ liệu... khổng lồ trên toàn cầu và ngày càng mở rộng.
1 tháng
Xu thế
Những trải nghiệm ở cửa hàng vật lý không còn đủ để kéo khách hàng đến với các thương hiệu thời trang. Khi công nghệ có mặt ở khắp mọi nơi, cách bán hàng của các gã tay chơi trong làng thời trang cũng phải thay đổi.
1 tháng
Xu thế
‘Xoá mù’ công nghệ giờ đây đã trở thành yêu cầu đối với các lao động tương lai nếu không muốn bị thay thế bởi các đối thủ hay chính các công nghệ.
1 tháng
Xu thế
Thị phần cloud tại Việt Nam đang nằm phần lớn trong tay các doanh nghiệp ngoại, phần còn lại của các nhà cung cấp trong nước thuộc về các “anh cả” như FPT, Viettel, VNPT, CMC...
1 tháng
Xu thế
Không phải công nghệ lõi hay mô hình kinh doanh, dữ liệu mới chính là vũ khí mới mà Google, Amazon hay Facebook... sử dụng để giành lợi thế dẫn đầu. 
1 tháng
Xu thế
Việt Nam đứng thứ 3 châu Á trong xuất khẩu chip bán dẫn vào Mỹ. Đặc biệt, đã có con chip 100% do Việt Nam làm chủ và sản xuất từ khâu thiết kế đến khâu cuối cùng.
2 tháng
An toàn thông tin
Trí thông minh nhân tạo đã cho phép kẻ gian tái tạo hình ảnh nạn nhân một cách vô cùng chân thực, có thể qua mặt những biện pháp xác minh danh tính tối tân nhất, khiến bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân.
2 tháng
Xu thế
Việt Nam đang ứng dụng dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu như Hoa Kỳ, Úc, Mexico… để chống các gian lận trong ngành thuế, cũng như thúc đẩy ngành tài chính minh bạch hơn.
2 tháng
Xu thế
Các nghị sĩ, chuyên gia cho rằng việc hoàn thiện, ban hành chính sách mới liên quan đến công nghệ, khởi nghiệp cần được đẩy nhanh.
2 tháng
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ