Thứ bảy, 30/09/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Áp lực tỷ đô từ các trung tâm dữ liệu

Huyền Trang
- 18:26, 21/04/2023

(DNTO) - Được nhận định nằm trong Top 10 thị trường trung tâm dữ liệu phát triển nhanh nhất thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trong kinh tế số, nhưng sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến việc bảo mật dữ liệu, sử dụng tài nguyên.

Khi dữ liệu được coi là tài nguyên mới, các trung tâm dữ liệu ngày càng quan trọng đối với các quốc gia, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế số. Ảnh: T.L.

Khi dữ liệu được coi là tài nguyên mới, các trung tâm dữ liệu ngày càng quan trọng đối với các quốc gia, doanh nghiệp trong phát triển kinh tế số. Ảnh: T.L.

Nhiều “Big Tech” nhăm nhe

Theo nhận định từ ResearchAndMarkets (Ireland), Việt Nam thuộc Top 10 thị trường mới nổi trên toàn cầu về trung tâm dữ liệu (Data Center - DC), với doanh thu khoảng 858 triệu USD (20.000 tỉ đồng) vào năm 2020. Dự đoán thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam sẽ duy trì tăng trưởng kép hằng năm gần 15% cho đến năm 2026.

Việt Nam hiện coi việc xây dựng trung tâm dữ liệu như một yêu cầu cấp bách và là nền tảng cốt lõi để đẩy mạnh Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua chủ trương xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Việt Nam đặt mục tiêu đến 2025, 100% cơ quan Chính phủ và 70% doanh nghiệp Việt sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do các đơn vị trong nước cung cấp...

Đặc biệt, theo Nghị định 53, các công ty nước ngoài như Google, Microsoft…sẽ phải sử dụng dịch vụ lưu trữ dữ liệu của các nhà cung cấp địa phương. Cùng với việc các doanh nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình số hóa, sự phát triển về trình độ kỹ thuật số của người dân…là những điều kiện thuận lợi giúp trung tâm dữ liệu ở Việt Nam phát triển.

“Miếng bánh” thị trường trung tâm dữ liệu hấp dẫn đã thu hút nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước đổ tiền đầu tư. Từ năm ngoái, Tập đoàn Amazon (Mỹ), Worldwide DC Solution (Singapore), Gaw Capital Partners (Hồng Kông)… cũng rục rịch tung ra các bản kế hoạch đầu tư trung tâm dữ liệu Việt Nam.

Trong nước, các công ty công nghệ như Viettel, VNG, CMC, FPT, VNPT… cũng đã dành ra hàng nghìn tỷ đồng cho cuộc chạy đua xây dựng các trung tâm dữ liệu.

Trên thế giới hiện có khoảng 8.100 trung tâm dữ liệu, 30% trong số này nằm ở Mỹ. Việt Nam hiện chỉ có khoảng 30 trung tâm dữ liệu, chiếm dưới 1% số lượng toàn cầu. Nhưng, con số này dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng với sự chạy đầu tư trung tâm dữ liệu ngày càng nóng của các Big Tech hiện nay.

“Thời gian qua, các nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hong Kong rất quan tâm đến thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam. Chúng tôi rằng thị trường sẽ ngày càng sôi động và trong năm nay kỳ vộng sẽ có nhiều dự án được công bố đầu tư hơn nữa”, ông Đặng Tùng Sơn, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Điện toán Đám mây và Trung tâm Dữ liệu nhận định.

Gánh nặng tài nguyên

Các trung tâm dữ liệu trên thế giới tiêu tốn từ 2 - 3% tổng năng lượng toàn cầu và phát thải đến 5% lượng khí thải nhà kính. Ảnh: T.L.

Các trung tâm dữ liệu trên thế giới tiêu tốn từ 2 - 3% tổng năng lượng toàn cầu và phát thải đến 5% lượng khí thải nhà kính. Ảnh: T.L.

Số lượng, công suất của các trung tâm dữ liệu gia tăng đồng nghĩa với mức độ tiêu thụ điện năng, tiêu thụ nước ngày càng nhiều. Bài toán đặt ra là làm sao đảm bảo năng lượng cho các trung tâm dữ liệu hoạt động ổn định, hơn nữa phải đảm bảo phát triển bền vững, hạn chế lượng phát thải theo mục tiêu của thế giới và các cam kết của Việt Nam.

Một ước tính cho thấy các trung tâm dữ liệu trên thế giới tiêu tốn từ 2 - 3% tổng năng lượng toàn cầu và phát thải đến 5% lượng khí thải nhà kính. Tại Việt Nam, từ năm 2010 đến nay, công suất tiêu thụ điện của các DC đã tăng gấp 3 lần.

Để đạt được mục tiêu giảm phát thải, các ý kiến đều hướng tới việc ứng dụng nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời…) vào các trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên đến nay, Quy hoạch điện VIII vẫn chậm tiến độ, dẫn đến nhiều dự án phát triển điện năng chưa được triển khai. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu năng lượng, đến việc cung cấp nguồn năng lượng xanh cho các trung tâm dữ liệu và rộng hơn là ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn tới.

“Một số khách hàng quốc tế khi đặt vấn đề thuê trung tâm dữ liệu đã đưa ra các yêu cầu về tối ưu năng lượng, giảm khí thải carbon. Điều này đang trở thành một tiêu chuẩn và các DC hiện đứng trước áp lực phải giảm phát thải”, ông Hoàng Văn Ngọc, CEO Viettel IDC, cho biết.

Yêu cầu xanh cũng đặt các nhà đầu tư và vận hành trung tâm dữ liệu trước các khoản đầu tư mới được tăng thêm đáng kể. Chưa kể, việc nâng cấp DC cũ thành DC xanh sẽ khá tốn kém, mất thời gian, thậm chí còn tốn kém hơn việc “đập đi xây lại” vì dù có sửa chữa nhưng cũng khó đạt được các tiêu chuẩn xanh. Nhưng, doanh nghiệp cũng không dễ dàng bỏ đi các trung tâm dữ liệu cũ vì những vấn đề liên quan đến dòng tiền và lợi nhuận và quan trọng hơn là các yếu tố hạ tầng, dữ liệu khách hàng.

Theo Mitsubishi Electric, thời hạn sử dụng của một trung tâm dữ liệu thông thường từ 10-20 năm. Có nghĩa các trung tâm dữ liệu xây dựng vào những năm 2000 để hỗ trợ quá trình phổ cập máy tính và mạng đến nay đều sắp hết hạn.

“Tư duy hiện đại về các vấn đề môi trường toàn cầu đang thay đổi, và mọi người kỳ vọng các trung tâm dữ liệu tương lai sẽ thực hiện những biện pháp cụ thể”, Mitsubishi Electric cho biết trong một báo cáo.

Tin khác

Chuyển đổi số
Tỷ lệ ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) trong doanh nghiệp Việt còn rất thấp, chỉ 16%, so với con số 33% của châu Á và 37% của thế giới.
1 tuần
Chuyển đổi số
Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) hiện diện ngày càng rõ hơn tại các doanh nghiệp Việt Nam và chứng minh việc có thể thay thế con người trong nhiều công đoạn.
1 tuần
Chuyển đổi số
Theo các chuyên gia, dữ liệu là trái tim của nền kinh tế số nhưng lại đang phân tán ở nhiều cơ quan, dẫn đến địa phương rất muốn phát triển kinh tế số nhưng không có dữ liệu.
2 tuần
Chuyển đổi số
Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung đang ngày càng phát triển. Nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển hướng từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh thương mại điện tử, hoặc kết hợp cả hai hình thức thành kinh doanh đa kênh.
1 tháng
Chuyển đổi số
Dù đã được truyền thông rất nhiều nhưng việc chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất nhiều điểm nghẽn.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Trí thông minh nhân tạo đã tồn tại từ lâu trong ngành tài chính, nhưng nay khả năng ứng dụng công nghệ này đang trải qua một thời kỳ mới.
2 tháng
Công nghệ Số hóa
Thực ra, ngành tài chính ngân hàng đã ứng dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (A.I) hàng thập kỷ nay. Và giờ, việc đó sẽ trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.
2 tháng
Chuyển đổi số
Cục bộ dữ liệu, cục bộ đào tạo, cục bộ trong tư duy khiến tiến trình chuyển đổi số Việt Nam vẫn đang rất chậm.
2 tháng
Chuyển đổi số
Chuyên gia cho biết khi sử dụng dữ liệu luôn phải biết “nghi ngờ” vì những báo cáo từ dữ liệu không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng. Do đó, dựa hoàn toàn vào dữ liệu có thể khiến doanh nghiệp “tê liệt”.
2 tháng
Chuyển đổi số
Không phải yếu tố kĩ thuật, chuyên gia cho biết các dự án dữ liệu không thành công nằm ở việc doanh nghiệp không xác định rõ mục tiêu hoặc gặp vấn đề khi chuyển giao cho người dùng. 
3 tháng
Chuyển đổi số
Tỷ lệ kết nối với internet vạn vật (IoT) trung bình của người Việt còn thấp so với mức trung bình của thế giới là 2 kết nối/người.
3 tháng
Chuyển đổi số
Ngành công nghiệp của Việt Nam vẫn trong giai đoạn 1 là gia công lắp ráp, chưa tiến tới làm chủ một số công nghệ lõi.
3 tháng
Tài chính - Thị Trường
Cuộc cạnh tranh cho thị trường thanh toán điện tử quốc tế đang "nóng" lên nhanh chóng. Với ba đối thủ đến từ ba đối trọng Mỹ-đồng minh phương Tây, Trung Quốc và cuối cùng là Ấn Độ. Tính chất của cuộc đua này khá phức tạp, nhưng hứa hẹn một tương lai rất khả quan cho ngành tài chính thế giới.
4 tháng
Chuyển đổi số
Các dịch vụ thanh toán điện tử đã biến đổi bộ mặt ngành tài chính của nhiều quốc gia. Nhưng nay cuộc cạnh tranh giữa các dịch vụ thanh toán đang trở thành một cuộc chiến tầm cỡ quốc tế.
4 tháng
Chuyển đổi số
Thị trường dữ liệu Việt Nam dự kiến đạt hơn 1,8 tỷ USD vào năm 2023. Khi có thêm nhiều cơ sở dữ liệu quốc gia được xây dựng và khai thác sẽ mở ra cơ hội cho cả Chính phủ và doanh nghiệp, người dân tiếp cận với nguồn tài nguyên mới.
4 tháng
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ