Thứ bảy, 20/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Khẩu vị’ lạ của các nhà đầu tư thế hệ thứ 3

Huyền Trang
- 15:48, 02/04/2023

(DNTO) - Ưa thích đầu tư vào các lĩnh vực xanh, các doanh nghiệp tuân thủ ESG… các nhà đầu tư thế hệ thứ 3 đang thúc đẩy thị trường khởi nghiệp phát triển đa dạng và có ý thức xã hội hơn.

Quỹ nội

Báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư Công nghệ Việt Nam 2023 do NIC, Do Ventures vừa công bố cho thấy, năm 2022, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam giảm mạnh 56% so với năm 2021, tuy nhiên vẫn tăng 41% so với năm 2020. Tổng số thương vụ giảm 19% so với năm 2021, nhưng tăng 28% so với số liệu năm 2020.

Bất chấp “mùa đông gọi vốn”, startup Việt Nam vẫn tiếp tục được các nhà đầu tư quan tâm. Số lượng quỹ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ giảm nhẹ trong năm qua.

Đặc biệt, lần đầu tiên các quỹ đầu tư Việt Nam trở thành nhóm nhà đầu tư tích cực nhất, theo sau là các nhà đầu tư từ Singapore, Mỹ, và Hàn Quốc. Giá trị đầu tư và số lượng thương vụ có sự tham gia của các quỹ nội địa có xu hướng tăng dần qua các năm. Đáng chú ý, trong năm 2022, giá trị các thương vụ có sự tham gia của quỹ nội địa đạt mức cao kỷ lục 287 triệu USD.

“Hoạt động tích cực của các quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa đã cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của họ trong hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam, đặc biệt là ở giai đoạn đầu khi startup có thể gặp khó khăn trong việc thu hút nguồn vốn từ các quỹ nước ngoài”, báo cáo đánh giá.

Quỹ nội 2

Lịch sử đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 2000 khi đất nước mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Ngành đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy vậy, theo báo cáo, thế hệ các nhà đầu tư mạo hiểm Việt Nam đã phát triển qua 3 thế hệ, mỗi thế hệ có một “khẩu vị” khác nhau, thúc đẩy sự phát triển của thị trường khởi nghiệp Việt Nam.

Thế hệ 1 (Giai đoạn 2004-2011): Nhà đầu tư tiên phong như IDG Ventures Vietnam, DFJ VinaCapital

Vào đầu những năm 2000s, các quỹ đầu tư mạo hiểm bắt đầu xuất hiện và hầu hết các nhà quản lý quỹ là Việt kiều với nhiều kinh nghiệm quốc tế. Họ góp phần chuyên nghiệp hóa quy trình đầu tư, áp dụng kiến thức từ nước ngoài vào hệ sinh thái trong nước.

Các nhà đầu tư thế hệ 1 có xu hướng tập trung vào thị trường nội địa và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các mô hình kinh doanh Internet sơ khai như Thương mại điện tử, Truyền thông, Quảng cáo, và Trò chơi trực tuyến.

Thế hệ 2 (2012-2019): Nhà đầu tư doanh nhân (ESP Capital, Vcam Ventures, VIISA, STI, Phoenix Holdings, Texo, TVS, VinaCapital Ventures, VSV Capital, Next100, VICPartners, Zone Startup Vietnam, 560 Vietnam).

Giữa năm 2012, một nhóm “cá mập” mới xuất hiện ở Việt Nam. Rất nhiều trong số họ là các doanh nhân, những nhà sáng lập bước vào con đường đầu tư. Thế hệ nhà đầu tư này có khẩu vị đa dạng hơn về chiến lược và lĩnh vực đầu tư, và họ bắt đầu quan tâm đến những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nội địa có khuynh hướng đưa sản phẩm ra các thị trường mới trong khu vực. Do nhà đầu tư thế hệ 2 huy động vốn chủ yếu từ các nguồn lực nội địa, họ gặp những hạn chế nhất định về số lượng tài sản mà quỹ có thể quản lý và khả năng đầu tư ở quy mô lớn.

Các nhà đầu tư thế hệ thứ ba ưu tiên rót vốn vào startup tăng trưởng bền vững. Ảnh: T.L.

Các nhà đầu tư thế hệ thứ ba ưu tiên rót vốn vào startup tăng trưởng bền vững. Ảnh: T.L.

Thế hệ 3 (2020 - nay): Nhà đầu tư tạo tác động (Do Ventures, ThinkZone, Ansible Ventures, AVV, Touchstone Partners, ITI Fund)

Ngành đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam bắt đầu chứng kiến sự tăng trưởng mang tính đột phá từ năm 2018, tạo ra một thế hệ quỹ đầu tư mạo hiểm mới với những nhà quản lý quỹ trưởng thành trong thời kỳ số hoá và muốn giải quyết các bài toán của thời đại thông qua công nghệ. Họ đặc biệt quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực nhằm năng nâng cao chất lượng cuộc sống như y tế, giáo dục, và công nghệ xanh.

Nhà đầu tư thế hệ 3 có khả năng huy động nguồn vốn từ nước ngoài, vì vậy quy mô quỹ của họ tăng lên đáng kể. Điều này mang lại lợi thế nổi trội giúp họ theo đuổi những mục tiêu lớn hơn cho hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam.

Các nhà đầu tư thế hệ 3 còn có một số đặc điểm đáng chú ý khác: các quỹ đầu tư này đều có tỷ lệ nữ giới lãnh đạo cao hơn, áp dụng các tiêu chí về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) trong quá trình ra quyết định đầu tư, rất chú trọng tìm kiếm những dự án tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ xanh. Những chuyển dịch này cho thấy bức tranh đầu tư mạo hiểm Việt Nam đang trở nên đa dạng và có ý thức xã hội hơn.

“Với tầm nhìn toàn cầu và khả năng huy động nguồn vốn lớn, nhà đầu tư thế hệ 3 có thể tạo ra đột phá cho bức tranh đầu tư mạo hiểm Việt Nam. Họ đang tích cực thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam thông qua việc làm cầu nối giữa các công ty Việt Nam và nhà đầu tư quốc tế, từ đó có thể tiếp cận nguồn lực rộng lớn hơn cả về tài chính và kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp”, bà Lê Hoàng Uyên Vy, Đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư Do Ventures, cho hay.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
2 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
3 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm