Thứ hai, 29/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Founder từ chức không đồng nghĩa startup nhận ‘dấu chấm hết’

Huyền Trang
- 17:11, 14/07/2023

(DNTO) - Thông tin CEO kiêm nhà sáng lập Tiki Trần Ngọc Thái Sơn từ chức, dù chưa rõ thực hư đã dấy lên lo ngại về cái kết không tươi sáng của doanh nghiệp. Nhưng, thương trường luôn tồn tại những yếu tố bất ngờ, mà có thể, sự thay máu nhân sự sẽ mang đến làn gió mới cho Tiki.

CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn được cho là đã nộp đơn xin từ chức. Ảnh: T.L.

CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn được cho là đã nộp đơn xin từ chức. Ảnh: T.L.

Founder rời vị trí, cộng đồng đứng ngồi không yên

Mới đây, DealstreetAsia đưa tin nhà sáng lập kiêm CEO Tiki Trần Ngọc Thái Sơn đã gửi đơn từ chức lên hội đồng quản trị của công ty. Mặc dù ông Sơn và phía Tiki chưa lên tiếng xác nhận, nhưng thông tin này đã gây xôn xao trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam.

Tiki là sàn thương mại điện tử được ông Sơn sáng lập từ năm 2010, ban đầu chuyên bán sách, sau mở rộng đa ngành hàng. Nhiều năm liền, Tiki nằm trong Big 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.

Việc ông Sơn từ chức sẽ không trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi nếu Tiki vẫn duy trì đà tăng trưởng. Nhưng, những con số về tình hình kinh doanh gần đây của sàn đã tiết lộ sức khỏe không mấy khả quan.

Tổng doanh thu năm 2022 của Tiki giảm 7%; trong khi tổng chi phí tăng 4% so với cùng kỳ, tương đương mức lỗ tăng 39% so với năm 2021. So với các đối thủ khác, Tiki cũng “hụt hơi” khi chỉ chiếm 6% tổng giá trị giao dịch hàng hóa thương mại điện tử năm 2022; trong khi tỉ lệ này ở Shopee là 63%, Lazada là 23%, TikTok Shop và Sendo đều ở mức 4%.

Đáng chú ý, sang năm 2023, Tiki đã bị TikTok Shop - nền tảng non trẻ mới ra đời chưa đầy 1 năm tuổi, vượt mặt về thị phần. Doanh thu quý 1 của TikTok Shop là 6 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,5% thị phần, trong khi Tikki chỉ đạt 846,5 tỷ đồng, chiếm 2,2% thị phần.

Việc kinh doanh đi xuống của Tiki cùng với việc linh hồn của startup là founder Trần Ngọc Thái Sơn có thể từ chức, đã dấy lên lo ngại về tương lai cho startup này. Nhưng thực tế, trên thương trường không hiếm chuyện nhà sáng lập rời khỏi vị trí giám đốc điều hành.

Hồi giữa năm 2021, Zhang Yiming, đồng sáng lập của ByteDance (công ty mẹ TikTok) từ chức CEO, giao lại vị trí này cho Liang Rubo, một nhà đồng sáng lập khác của công ty, đang phụ trách bộ phận nhân sự. Ông Zhang thừa nhận mình “thiếu một số kỹ năng của một nhà quản lý lý tưởng", thích nghiên cứu hơn là quản lý con người.

Mặc dù CEO từ chức trong bối cảnh “con cưng” TikTok thua lỗ vì gặp căng thẳng trong hoạt động tại Mỹ và nhiều quốc gia, nhưng việc chuyển giao này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động công ty. Thậm chí, việc chọn người phù hợp hơn vào vị trí điều hành giúp ByteDance đạt thắng lợi mới. Năm 2022, ByteDance vẫn báo cáo lợi nhuận tăng 79% so với năm trước, đạt khoảng 25 tỷ USD. Đế chế công nghệ internet Trung Quốc cũng định giá 300 tỷ USD, trở thành công ty tư nhân có giá trị nhất thế giới, vượt qua cả nhiều gã khổng lồ như Meta, Amazon…

Hay tại công ty thiết bị thể thao Peloton Interactive, ông John Foley, người sáng lập kiêm CEO của công ty buộc phải từ chức. John Foley thành lập starup vào năm 2012 và đưa Peloton Interactive từ số 0 trở thành kỳ lân của nước Mỹ. Tuy nhiên, đến năm 2022, John liên tục đối mặt với những chỉ trích về phong cách lãnh đạo. Ông phải ngậm ngùi nhường chỗ cho Barry McCarthy, cựu Giám đốc Tài chính của Spotify và Netflix.

Cuộc chơi mới cần tay đua mới

Nhìn ở góc độ tích cực, việc founder Tiki từ chức có thể mang đến làn gió mới cho startup này. Ảnh: T.L.

Nhìn ở góc độ tích cực, việc founder Tiki từ chức có thể mang đến làn gió mới cho startup này. Ảnh: T.L.

Rất nhiều doanh nhân kì cựu khác cũng buộc phải rời khỏi vị trí điều hành tại các startup mà mình sáng lập như bà Tan Hooi Ling, sáng lập của Grab; ông Kevin Aluwi, sáng lập của Gojek; Philip Kuai Jiaqi, nhà sáng lập của JD.com Dada Nexus hay Colin Huang Zheng, người sáng lập Pinduoduo…

Điều này cho thấy, việc nhà sáng lập Tiki nếu có rời vị trí điều hành cũng phù hợp với xu thế. Bởi với một công ty khởi nghiệp, để bắt đầu cần có ý tưởng và khả năng hiện thực hóa ý tưởng. Lúc này, các startup phải tìm cách thu hút người dùng, thậm chí có thể “đốt tiền” khi cần thiết để tăng trưởng thần tốc, vượt lên trên các đối thủ, chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, khi công ty đã đạt đến ngưỡng nhất định, kỳ lân hoặc tiệm cận kỳ lân, thì việc điều hành, quản trị công ty yêu cầu cao hơn. Lúc này, khả năng tăng trưởng sẽ chậm lại, doanh nghiệp cần tìm cách bán hàng, giữ chân người dùng và quản lý tài chính tốt hơn. Đó là lý do đến giai đoạn này, các startup thường tìm kiếm những lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược hay chuyên môn tài chính, thay vì người chỉ có bí quyết phát triển sản phẩm, bán hàng để công ty phát triển nhanh.

Đó cũng là lý do mà MoMo (kỳ lân công nghệ thứ 3 của Việt Nam) sau một thời gian phát triển đã phải bổ sung thêm các nhân sự có kinh nghiệm quản trị tài chính vào Ban Điều hành. Theo ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập MoMo, việc này để lấp “lỗ hổng” tài chính mà các nhà sáng lập của ví điện tử còn khuyết.

Giám đốc Tài chính đầu tiên của MoMo là bà Manisha Shah, gia nhập năm 2018, phụ trách các mảng Tài chính - Kế toán, Quản lý Nội bộ, Thu mua và Nhân sự. Sau đó là ông Anthony Thomas, chuyên gia về Fintech, người có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và thanh toán.

Quay trở lại với trường hợp của Tiki, việc ông Trần Ngọc Thái Sơn rời vị trí giám đốc điều hành chưa hẳn phải là điều đáng lo. Việc thay đổi lãnh đạo cũng có thể mang đến làn gió mới cho startup, với cách thức điều hành mới, nhất là khi Tiki đang ấp ủ kế hoạch IPO vào năm 2025 tại Mỹ.

Nhìn lại lịch sử một thập kỷ qua, vị trí Big 4 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam liên tục có sự đảo lộn. Năm 2012, Lazada vào Việt Nam và nhanh chóng dẫn đầu. Nhưng chỉ sau 2 năm bước chân vào thị trường, năm 2018, Shopee đã vượt mặt Lazada và án ngữ “ngôi vương” từ đó cho tới nay. Tuy vậy, một thế lực mới là TikTok Shop, với cách chơi mới là thương mại xã hội thay vì thương mại điện tử truyền thống, đã khiến cuộc đua tiếp tục thay đổi.

Tiki mặc dù đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến này, nhưng không có nghĩa sàn thương mại điện tử “gốc Việt” sẽ mất hết cơ hội. Sàn thương mại điện tử không dưới 4 lần "chết hụt", nhưng vẫn kiên cường trụ lại đến bây giờ, sau hơn thập kỷ chiến đấu với các gã khổng lồ ngoại quốc. Vì vậy, vẫn có lý do để người ta có thể hi vọng Tiki vùng dậy. 

Bởi thương trường luôn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ, không ai dám tự vỗ ngực khen mình giỏi nhất, tài nhất, kể cả đang ở vị trí số 1. Ở kịch bản xấu, những người thận trọng hoàn toàn có lý do lo ngại về khả năng tăng trưởng của Tiki khi nhìn con số tài chính. Nhưng ở kịch bản tích cực, những người lạc quan sẽ nhìn thấy hi vọng mới từ việc tái cơ cấu bộ máy lãnh đạo.

Tin khác

Start-up
Sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang là nhân tố khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu dần ấm lên sau “mùa đông” kéo dài.
4 ngày
Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
3 tuần
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
1 tháng
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
2 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
2 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
4 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
4 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
5 tháng
Xem thêm