Thứ ba, 07/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Startup đang dành 80-90% cho các việc vụn vặt, không trọng tâm’

Huyền Trang
- 08:30, 25/06/2023

(DNTO) - Chuyên gia cho rằng founder Việt còn rất nhiều điểm yếu cần cải thiện như về quản trị, marketing, nhân sự...để có một startup thành công.

Startup Việt Nam đang phải chống chịu trước áp lực của mùa đông gọi vốn. Ảnh: T.L.

Startup Việt Nam đang phải chống chịu trước áp lực của mùa đông gọi vốn. Ảnh: T.L.

Ông Đinh Tiến Đức, Giám đốc chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank), Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, cho biết năm 2013, ông có dịp cùng một đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang thăm Israel, đất nước khởi nghiệp, và chứng kiến người Israel có một tinh thần làm việc khủng khiếp.

Trong chuyến công tác này, ông Đức cho biết thấy rõ sự khác biệt giữa văn hóa khởi nghiệp của hai nước. “Họ chỉ gặp chúng tôi một lần nhưng họ đã kết nối với chúng tôi để tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam”, ông Đức nói và cho biết startup Việt Nam còn rất nhiều điểm yếu cần cải thiện.

Về nhân sự: Các startup không tuyển nhiều nhân sự nên một vài người sẽ làm tất cả mọi thứ. Founder sẵn sàng hi sinh mọi thứ để đạt mục tiêu nhưng lại bị phân tán và không có thời gian suy nghĩ về định hướng phát triển.

“Chúng ta dành 80-90% cho các việc vụn vặt, không phải trọng tâm. Trong khi đó nguyên tắc là dành 80% nguồn lực cho phần hiệu quả nhất trong doanh nghiệp”, ông Đức nói.

Về hiệu quả kinh doanh: Tất cả doanh nghiệp khởi nghiệp đều xuất phát từ ý tưởng kinh doanh rất hay. Nhưng họ quá si mê với sản phẩm, nghĩ rằng sản phẩm của mình quá tuyệt vời mà không nhìn thấy mô hình kinh doanh làm sao để tạo ra tiền, sản phẩm hay, nhu cầu cần nhưng không biết cách làm sao để kiếm tiền hoặc không thể tính toán chi tiết liệu có hiệu quả hay không.

“Đơn cử như các bạn làm sản phẩm ống hút từ sậy, các bạn phân tích thử nghiệm môi trường, tuy nhiên ống hút từ sậy chi phí giá gốc lớn hơn ống hút bằng nhựa. Như vậy khi bán hiệu quả khó hơn nhiều. Trong khi đó chưa kể chi phí khai thác, xử lý ống hút sậy chưa chắc rẻ hơn ống hút nhựa. Cho nên chúng ta phải lưu ý hiệu quả kinh doanh từ sản phẩm”, ông Đức nêu ví dụ.

Về quản trị: các startup chỉ có một nhóm người vài năm kinh nghiệm hoặc có thể sinh viên. Do đó, các founder hầu như chưa có kinh nghiệm quản trị, không biết cách phải dùng những người nào ở thời điểm nào cho phù hợp, gây lãng phí rất nhiều nguồn lực, thời gian, công sức và tiền bạc, dẫn đến startup sẽ chậm chân.

“Thông thường founder trên 30 tuổi sẽ đưa startup thành công nhiều hơn, khi đó họ có khoảng thời gian nhất định, có trải nghiệm thực tế trong hoạt động điều hành của doanh nghiệp thì khi khởi nghiệp họ sẽ thành công hơn, một phần họ có tiền, kinh nghiệm”, ông Đức nói.

Để tăng sức chống chịu, startup Việt cần phải cải thiện rất nhiều về quản trị. Ảnh: T.L.

Để tăng sức chống chịu, startup Việt cần phải cải thiện rất nhiều về quản trị. Ảnh: T.L.

Về marketing: Startup thường chỉ quảng bá để tạo thương hiệu chứ chưa nghĩ cách kiếm được tiền, vì startup thường thiếu mối quan hệ, thiếu kiến thức kinh nghiệm nên không có sự kết nối phù hợp để bán sản phẩm.

Tất cả startup đều chú trọng xây dựng và phát triển sản phẩm để bán cho người tiêu dùng. Nhưng khi làm việc với nhà đầu tư, họ sẽ chú trọng đến số lượng liên quan đến KPI, số lượng bán hàng qua tuần, tháng, năm tăng trưởng như thế nào. Thông thường startup số liệu không rõ ràng, mơ hồ, thậm chí “đá nhau”, không đồng nhất. Dẫn đến việc nhà đầu tư lo ngại rằng startup đang cố xây dựng số liệu đó để dụ họ vào bẫy hoặc nâng cao giá trị so với thực tế.

“Tôi nghĩ ngay từ đầu startup phải luôn cập nhật dữ liệu tài chính, đo lường chỉ số kinh doanh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để kiểm soát và theo dõi”, ông Đức khuyến nghị.

Về chiến lược: Đối với startup thì tiền rất quan trọng. Đa phần startup khi có một ý tưởng sẽ lao vào để kiếm tiền, nhưng không lên được kế hoạch chi tiết về số tiền thực sự cần thiết là bao nhiêu. Ông Đức cho biết, thông thường theo kinh nghiệm, nếu để vận hành doanh nghiệp hết 10 đồng, thì số tiền thực sự phải gấp 3. Vì vậy startup hãy lưu ý để có đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp hoạt động, trả lương nhân viên vì nhiều startup chết trước khi tìm đến nhà đầu tư.

“Thông thường, các startup hoạt động một thời gian khi hết tiền mới nghĩ đến chuyện gọi vốn. Khi làm quá trễ, thông thường chúng ta có ý tưởng kinh doanh phải lên kế hoạch tài chính để gọi vốn từ sớm vì thông thường các nhà đầu tư phải mất thời gian để hiểu startup và sản phẩm của startup. Quá trình này thường mất 3-6 tháng. Vì vậy khi startup hết tiền, nhà đầu tư quan tâm thì chúng ta không còn tiền nữa”, ông Đức nhấn mạnh.

Tin khác

Start-up
Nhiều startup đang nỗ lực tạo ra giải pháp bảo vệ môi trường, tái chế rác thải, nhằm bước chân vào nền kinh tế tuần hoàn.
20 giờ
Start-up
Sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang là nhân tố khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu dần ấm lên sau “mùa đông” kéo dài.
1 tuần
Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
1 tháng
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
1 tháng
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
2 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
2 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
2 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
3 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
4 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
4 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
5 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Xem thêm