Thứ bảy, 12/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dòng tiền của các ‘cá mập’ chuyển về thị trường trung tâm dữ liệu

Huyền Trang
- 16:31, 01/07/2024

(DNTO) - Quý đầu năm, các thương vụ mua lại trung tâm dữ liệu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt đỉnh với 1,7 tỷ USD. Lĩnh vực này dự báo sẽ tiếp tục là động lực thu hút vốn đầu tư và Việt Nam cũng là nơi đang hưởng lợi.

Thị trường trung tâm dữ liệu đang được các nhà đầu tư chú ý tới nhờ khả năng sinh lời nhanh hơn các lĩnh vực khác. Ảnh: T.L.

Thị trường trung tâm dữ liệu đang được các nhà đầu tư chú ý tới nhờ khả năng sinh lời nhanh hơn các lĩnh vực khác. Ảnh: T.L.

Khoản đầu tư luôn có lời 

Quý đầu năm nay ghi nhận sự bùng nổ của làn sóng đầu tư vào trung tâm dữ liệu (DC - Data Center) khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với các thương vụ đạt giá trị 1,7 tỷ USD, tăng 81% so với quý trước và 325% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 80% tổng khối lượng đầu tư cho cả năm 2023, theo Savills.

Trung tâm dữ liệu được xem là hạ tầng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế số, trong bối cảnh quá trình số hóa, việc áp dụng điện toán đám mây, sự phát triển của mạng 5G, trí tuệ nhân tạo (AI) và các dịch vụ internet gia tăng nhanh chóng. 

Đặc biệt, để tăng cường bảo mật dữ liệu và an toàn dữ liệu, nhiều chính phủ đã quy định yêu cầu lưu trữ dữ liệu tại địa phương. Điều này buộc các nhà cung cấp dịch vụ trên internet phải tìm cách đầu tư xây dựng hoặc thuê chỗ đặt máy chủ tại địa phương đó. Những yếu tố trên thúc đẩy làn sóng đầu tư vào trung tâm dữ liệu.

Cũng như các ngành khác, trung tâm dữ liệu thúc đẩy nền kinh tế ở các góc độ như doanh thu, thuế, công ăn việc làm, là động lực tăng trưởng cho các ngành nghề khác như bất động sản, năng lượng tái tạo. Ở các quốc gia, các trung tâm dữ liệu được coi là khoản đầu tư nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.

Nghiên cứu của PwC cho thấy trong giai đoạn 2017-2021, ngành DC của Hoa Kỳ tạo số lượng việc làm lớn hơn 20%, từ 2,7 triệu lên đến 3,5 triệu. Thu nhập người lao động tăng 41%, GDP tăng gấp đôi, lên 36%; doanh thu đóng góp cho chính phủ tăng 50% (từ 66,2 triệu USD năm 2017 lên 99 triệu USD năm 2021 và 117 triệu USD năm 2023).

Tại Singapore, ngành trung tâm dữ liệu đóng góp 1,58 tỷ USD cho nền kinh tế, hỗ trợ trực tiếp 25.000 việc làm và thêm 1,6 triệu việc làm gián tiếp. Vào tháng 5/2024, chính phủ nước này đã sửa đổi Đạo luật An ninh mạng (CSA), coi DC và Cloud là cơ sở hạ tầng quan trọng để giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ DC và Cloud. 

Điều này cũng giúp Singapore thu hút nhiều BigTech. Vốn của Google đầu tư vào DC và Cloud tại đây đã tăng 5 lần, 850 triệu USD vào năm 2018 và 5 tỷ USD vào đầu năm 2024. Tương tự như vậy, các BigTech tiếp tục đầu tư vào thị trường Singapore, Malaysia, Indonesia.

“Tôi tin rằng các nền kinh tế hiện nay đều coi trọng phát triển trung tâm dữ liệu. Bởi trong thời đại “Tech of everything” (công nghệ trong mọi thứ) đang thúc đẩy nhu cầu lưu trữ, xử lý và phân phối dữ liệu tăng lên nhanh chóng. Tất cả đều cần trung tâm dữ liệu làm nền tảng. Điều này không lạ khi các BigTech như Google, Apple, Microsoft, Meta, Amazon... đang sở hữu số lượng DC và cáp quang biển lớn nhất thế giới (80%). Giá trị vốn hóa của các ‘ông lớn’ này ngang ngửa GDP với các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Canada, tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu ”, ông Hoàng Văn Ngọc, CEO Viettel IDC, cho biết.

Việc đầu tư phát triển trung tâm dữ liệu mang về cho địa phương những lợi ích ngay từ những viên gạch đầu tiên. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hoa Kỳ với 244 trung tâm dữ liệu, mỗi DC đầu tư mất 215 triệu USD. Khi một DC bắt đầu được xây dựng sẽ tạo ra doanh thu 243 triệu USD dọc theo chuỗi cung ứng của nền kinh tế địa phương; 9,5 triệu USD doanh thu cho chính quyền tiểu bang và địa phương; thuê 1.600 công nhân địa phương với tổng chi trả 77,7 triệu USD

Khi một DC đi vào hoạt động sẽ tạo ra doanh thu trung bình 32,5 triệu USD/ năm cho hoạt động kinh tế ở cộng đồng địa phương; 1,3 triệu USD mỗi năm từ việc đóng thuế thu nhập và thuế bán hàng. Ngoài tạo ra doanh thu cho địa phương, các trung tâm dữ liệu còn gián tiếp thúc đẩy các họat động tăng trưởng liên quan tới môi trường.

“Hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ DC lớn trên thế giới đều hướng tới sử dụng năng lượng tái tạo. Google là một ví dụ điển hình. “Ông lớn” này đã kí hợp đồng 2,1 tỷ USD với nhà cung cấp năng lượng tái tạo (điện gió) để tạo năng lượng cho các trung tâm dữ liệu của họ và thúc đẩy chuỗi cung ứng liên quan đến xây dựng, bất động sản, thiết bị, hệ thống vận tải đi kèm... đi lên; hay chuỗi cung ứng liên quan đến dữ liệu”, ông Ngọc nói.

Khả năng hút vốn của Việt Nam

Ngoài sự đầu tư từ các công ty công nghệ trong nước, thị trường trung tâm dữ liệu ở Việt Nam có thể sẽ đón thêm nhiều

Ngoài sự đầu tư từ các công ty công nghệ trong nước, thị trường trung tâm dữ liệu ở Việt Nam có thể sẽ đón thêm nhiều "cá mập" ngoại gia nhập cuộc chơi. Ảnh: T.L.

Khi so sánh giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, các báo cáo của PwC cho thấy rõ đóng góp của DC trong đó. Tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, việc áp dụng đám mây có mối tương quan với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trung bình, việc áp dụng đám mây tăng 1% sẽ mang lại mức tăng GDP là 0,07%.

Ở Việt Nam, chi tiêu 1% cho đám mây sẽ mang về 134 trệu USD cho nền kinh tế. Trong điều kiện lý tưởng hơn như mức độ và điều kiện sử dụng internet tăng cao hơn, trên 60% thì mức độ đóng góp cloud cho nền kinh tế các quốc gia còn cao hơn.

Việt Nam đang phát triển nhanh chóng trong khu vực, với giá trị thị trường dự báo sẽ tăng lên 1,04 tỷ USD vào năm 2028, từ mức 561 triệu USD vào năm 2022, đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 10,7%.

“Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để đạt đến bước tiến như Hàn Quốc và Singapore hiện tại”, ông Ngọc nhận định.

Hiện thị trường trung tâm dữ liệu ở Việt Nam chủ yếu do “ông lớn” công nghệ trong nước chiếm lĩnh, gồm Viettel IDC, VNPT, CMC Telecom, FPT Telecom và VNG Cloud. Một số doanh nghiệp nước ngoài như GDS, Telehouse và NTT cũng tham gia thị trường nhưng chủ yếu thông qua liên doanh và chiếm thị phần không đáng kể.  Tuy nhiên, nhiều gã khổng lồ công nghệ đang nhăm nhe “miếng bánh” này. Trong đó, Amazon Web Services, Alibaba... đã công bố các kế hoạch ra mắt trung tâm dữ liệu tại đây với khoản đầu tư hàng tỷ USD.

Theo quy định, để cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu tại Việt Nam, các công ty nước ngoài cần phải ký kết thỏa thuận thương mại với một công ty viễn thông nội địa. Tuy nhiên, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Viễn thông năm 2023, sẽ cho phép đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và sở hữu 100% của nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ OTT (dịch vụ truyền thông trực tiếp qua internet) và điện toán đám mây. Luật Viễn thông 2023 có hiệu lực từ ngày 1/7 và dự kiến Dự thảo Nghị định sẽ được hoàn thiện và sớm ban hành.

“Chúng tôi kỳ vọng một lượng vốn đáng kể sẽ được đổ vào thị trường Việt Nam khi các chính sách và quy định liên quan được làm rõ hơn”, ông Thomas Rooney, chuyên gia tại Savills Hà Nội nhận định.

Tin khác

Xu thế
Nếu bạn muốn trở thành một nhà sáng tạo thực thụ, hãy bắt đầu từ tư duy của chính mình. Khi bạn rèn luyện tư duy sáng tạo, hiểu rõ phong cách của mình và biết cách sử dụng AI như một trợ thủ, bạn sẽ làm chủ được công nghệ thay vì bị nó dẫn dắt.
2 tuần
Chuyển đổi số
AI là một thanh kiếm sắc bén, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng. Nếu bạn biết làm chủ nó, AI sẽ giúp nâng tầm sáng tạo. Nhưng nếu bạn để AI quyết định thay bạn, thì bạn không còn là nhà sáng tạo nữa – bạn chỉ đơn thuần là người vận hành công cụ.
2 tuần
Xu thế
Năm 2025, các tập đoàn công nghệ hàng đầu đẩy mạnh đầu tư vào các tác nhân AI (AI Agents), với chiến lược tập trung vào việc phát triển hạ tầng và ứng dụng AI ở quy mô lớn. Sự khác biệt so với các giai đoạn trước nằm ở quy mô đầu tư, mục tiêu ứng dụng cụ thể và sự chuyển dịch trong chiến lược kinh doanh.
1 tháng
Xu thế
Tâm lý "bigger is better" (càng lớn càng tốt) khiến cuộc chạy đua xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam tiếp tục nóng, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà còn giữa các tập đoàn công nghệ quốc tế.
1 tháng
Xu thế
Sự xuất hiện của ChatGPT (2022) và DeepSeek (2024) tạo ra bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) buộc công ty công nghệ thế giới phải nhanh chóng nhìn lại các chiến lược của mình.
2 tháng
Xu thế
Vấn đề pháp lý và cơ sở hạ tầng công nghệ chưa hoàn thiện là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm ngần ngại vào Việt Nam. Cải thiện được 2 yếu tố này, vốn đầu tư sẽ thăng hoa trở lại.
2 tháng
Xu thế
Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường Đại học FPT đã có những nhận định sâu sắc về vai trò của AI và tương lai của công việc trong kỷ nguyên số.
2 tháng
Xu thế
Trong báo cáo được công bố mới đây, nhà phân tích chuỗi cung ứng Ming-Chi Kuo cho biết Apple đang đánh mất thị phần tại Trung Quốc do lương iPhone được xuất xưởng đang bị suy giảm.
2 tháng
Xu thế
Khi các tài sản số được công nhận hợp pháp, các giao dịch trở nên minh bạch hơn sẽ giảm thiểu các hoạt động phi pháp và đóng góp lớn vào GDP của Việt Nam.
2 tháng
Đồng hành cùng doanh nghiệp
Một sự kiện kết nối kinh doanh đẳng cấp quốc tế được tổ chức tại tại TP.HCM ngày 7/1 vừa qua, quy tụ các doanh nhân hàng đầu và nhà đầu tư chiến lược từ khu vực ASEAN và Ấn Độ.
3 tháng
Xu thế
CEO của Microsoft Satya Nadella vừa cho biết, công ty sẽ chi 3 tỷ USD để mở rộng năng lực trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây Azure tại Ấn Độ.
3 tháng
Xu thế
Nhiều sản phẩm gia dụng như máy lọc không khí, máy giặt, máy hút bụi, TV, tủ lạnh... ngày càng gia tăng ứng dụng AI. Dù mức giá nhỉnh hơn sản phẩm truyền thống từ 15-30% nhưng vẫn được thị trường đón nhận.
3 tháng
Xu thế
Công ước Liên hợp quốc về tội phạm mạng sẽ được mở kí tại Hà Nội vào năm 2025, khẳng định quyết tâm vì không gian mạng lành mạnh của ta, đồng thời kì vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến cho lĩnh vực công nghệ số.
3 tháng
Xu thế
Ngày 17/12/2024, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp và khách mời đã tham dự sự kiện 5G Day do Viettel tổ chức. Sự kiện không chỉ có hoạt động trưng bày của nhiều thương hiệu lớn với 50 gian hàng công nghệ mà còn có hội thảo công nghệ với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu.
3 tháng
Xu thế
Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức, hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu của con người.  
4 tháng
Xem thêm