Thứ bảy, 19/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đằng sau con số xuất siêu kỷ lục

Huyền Trang
- 16:10, 27/03/2024

(DNTO) - Doanh nghiệp cung ứng nội địa đang nỗ lực tạo ra các loại nguyên vật liệu tốt để phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thay vì phải nhập ngoại. Điều này giúp Việt Nam từng bước xây dựng nền công nghiệp tự chủ, tự cường.

Việt Nam ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục trong thập kỷ qua nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp nội địa và chính sách kịp thời của Chính phủ. Ảnh: T.L.

Việt Nam ghi nhận mức xuất siêu kỷ lục trong thập kỷ qua nhờ sự nỗ lực của các doanh nghiệp nội địa và chính sách kịp thời của Chính phủ. Ảnh: T.L.

Sản xuất nội địa đang lớn

2 tháng đầu năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với tổng kim ngạch ước đạt 113,96 tỷ USD, tăng tới 18,6% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 4,72 tỷ USD, là mức xuất siêu cao nhất trong 10 năm qua.

Tín hiệu phục hồi đơn hàng đã rõ ràng tại các doanh nghiệp trong những lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gỗ, dệt may, da giày, nông thủy sản, sắt thép, điện tử. Đặc biệt, ngoài việc giữ ổn định thị trường xuất khẩu truyền thống như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu xâm nhập thành công các thị trường mới như châu Phi, Tây Á.

Theo chuyên gia kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, con số xuất siêu cao kỷ lục đã phản ánh một phần năng lực sản xuất nội địa đã được nâng cao. Lượng nhập khẩu giảm đi vì thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu trong nước thay thế cho nguyên vật liệu nhập khẩu. Nếu năng lực sản xuất nội địa tiếp tục duy trì sẽ hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và nền kinh tế nói chung.

“Mặc dù Việt Nam vẫn là quốc gia nhập khẩu chủ yếu các trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ nhưng thời gian gần đây, đã có một số mặt hàng giảm nhập, tăng xuất”, ông Thịnh nói.

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản xuất để tạo ra những nguyên liệu xanh, sạch, đáp ứng nhu cầu mới của các nhà sản xuất.

Đơn cử như trong lĩnh vực dệt may, nhà cung cấp nguyên liệu ngành may mặc nội địa là Faslink đã hợp tác với Singtex (Đài Loan) - nhà sáng chế công nghệ sản xuất vải từ bã cà phê, để cung cấp ra thị trường các loại vải đáp ứng tiêu chí bền vững. Loại vải này hiện được 40 thương hiệu tại Việt Nam sử dụng để sản xuất các loại quần áo phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Hay trong lĩnh vực bao bì, Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân (Duytan Recycling) được xem là nhà cung ứng đầu tiên ở Việt Nam áp dụng công nghệ tái chế “Bottle to Bottle” – từ chai ra chai. Nhiều năm qua cũng là nhà cung ứng các sản phẩm bao bì, nắp, nút... cho các đối tác trong và ngoài nước như Unilever, Nestlé, Castrol, Sanofi, Earth, Masan, Nutifood…

“Chọn mặt, gửi vàng” các nhà cung ứng nội địa

Các nhà cung ứng nội địa đang dần nâng cao năng lực nhưng tốc độ vẫn chậm so với các nước cùng khu vực. Ảnh: T.L.

Các nhà cung ứng nội địa đang dần nâng cao năng lực nhưng tốc độ vẫn chậm so với các nước cùng khu vực. Ảnh: T.L.

Sản xuất nội địa lớn không chỉ giúp doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn cung nguyên vật liệu tại chỗ ổn định, giá cả hợp lý, mà còn là động lực thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu trước đây, các tập đoàn lớn khi đến Việt Nam đều mang theo các doanh nghiệp vệ tinh của họ trước đây cùng đến Việt Nam để xây dựng chuỗi cung ứng. Nhưng giờ đây, các doanh nghiệp ngoại đang có xu hướng lựa chọn nhà cung ứng nội địa.

Kết quả khảo sát mới đây của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Việt Nam cho thấy tỷ lệ thu mua nguyên vật liệu, linh phụ kiện tại chỗ của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đạt 41,9%. Trong đó, thu mua từ các doanh nghiệp địa phương là 17,2%, tăng 2,2% so với năm trước và cao hơn mức trung bình 10,4% từ ASEAN.

Như vậy, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đã tăng gần 10% trong 10 năm. Mặc dù mức tăng này vẫn thấp so với Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia nhưng phản ánh năng lực sản xuất của các nhà cung ứng Việt Nam đã cải thiện.

Theo các doanh nghiệp FDI, đây là một trong những yếu tố để họ quyết định có nên đầu tư hay mở rộng kinh doanh ở Việt Nam hay không. 43% doanh nghiệp Đức tham gia khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam năm 2023 nói rằng tốc độ nội địa hóa là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến đầu tư của họ tại Việt Nam.

Đặc biệt sau đại dịch và những biến động kinh tế, chính trị, xu hướng ‘Near sourcing’ (dịch chuyển nguồn cung về gần thị trường tiêu thụ) ngày càng rõ ràng. Việt Nam đang được các tập đoàn lớn nhắm tới như một cứ địa sản xuất mới trên thế giới. Vì vậy, chất lượng của các nhà cung ứng Việt Nam là một yếu tố hấp dẫn các tập đoàn đặt nhà máy tại đây.

Đơn cử như Samsung, sau 16 năm đầu tư ở Việt Nam, tập đoàn này cho biết vẫn liên tục mở rộng đầu tư tại đây. Hiện số lượng doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng cấp 1 và cấp 2 của Samsung lên tới con số 306 doanh  nghiệp, so với con số 25 doanh nghiệp vào năm 2014.

Tuy vậy, theo số liệu của Bộ Công thương, mới có khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Tại các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, 90% doanh nghiệp FDI tại đây sử dụng nguồn đầu vào tại chỗ, thì ở Việt Nam con số này chỉ khoảng 60%. Bên cạnh đó, có 30% các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thuần xuất khẩu, không cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước, vì thế khó để hình thành liên kết xuôi trong nước.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, (Bộ Công Thương) cho biết, từ 2015 đến nay đã có nhiều chính sách được ban hành nằm thúc đẩy lĩnh vực này, nhưng vẫn còn thiếu các cơ chế hữu hiệu để gắn kết doanh nghiệp cung ứng và doanh nghiệp chế tạo.

Vì vậy, mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 71 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 68 về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. Nội dung trọng tâm là kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp trọng điểm. Theo Bộ này, phát triển ngành công nghiệp trọng điểm là phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hướng đến xây dựng nền công nghiệp độc lập, tự chủ, tự cường.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Hơn 156 triệu cổ phiếu SHB được trao tay trong một phiên trong khi chiều bán hoàn toàn trắng bảng đã tạo nên phiên giao dịch bất ngờ của cổ phiếu này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), lực bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch ngày hôm qua (15/4). Đóng cửa, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,1% về mức 2.161 điểm.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sự kiện bên ngoài tác động và làm thay đổi về giá cổ phiếu, nhưng câu hỏi nhà đầu tư cần phải đặt ra lúc này là liệu giá trị của doanh nghiệp có thay đổi hay không? Có hay không sự nhầm lẫn giữa giá trị và giá cả trên thị trường chứng khoán?
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hạn chế thâm hụt thương mại với các nước, giảm chi phí đáo hạn trái phiếu được cho là một trong những nguyên nhân khiến đồng đô la Mỹ khó mạnh lên, theo chuyên gia.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Hành động quay ngắt đột ngột của Tổng thống Donald Trump, tạm hoãn 90 ngày cho thuế nhập khẩu đối với hàng chục quốc gia, đã khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các đối tác thương mại của Hoa Kỳ rối loạn về định hướng chính sách của Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chính sách thuế của ông Trump nhanh chóng quay đầu, chứng khoán tụt sâu rồi bất ngờ tăng chóng mặt đang cho thấy sự bất định ngày càng rõ nét.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động thái tích cực từ chính quyền Tổng thống Donald Trump khi giảm và hoãn áp chính sách thuế đối ứng lên tới 90 ngày với Việt Nam và những quốc gia được cho "không trả đũa", đã giúp thị trường tích cực ngay từ đầu phiên sáng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Kịch bản đàm phám thuế quan của Việt Nam với Mỹ đi theo tháo gỡ hay xấu nhất cũng là bài học để các doanh nghiệp “tỉnh giấc”, không thể bỏ trứng vào một giỏ. Doanh nghiệp cần chủ động, linh hoạt cơ cấu lại ngành nghề, chuyển hướng thị trường phù hợp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Sau khi đạt kỷ lục thanh khoản hơn 45 ngàn tỷ đồng, dòng tiền yếu dần, thể hiện sự cẩn trọng, đợi chờ của nhà đầu tư về những thay đổi từ chính sách thuế của ông Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
2 tuần
Xem thêm