Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Doanh nghiệp cung ứng nội địa đang nỗ lực tạo ra các loại nguyên vật liệu tốt để phục vụ cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, thay vì phải nhập ngoại. Điều này giúp Việt Nam từng bước xây dựng nền công nghiệp tự chủ, tự cường.
"Tôi chưa từ chối tiếp một hiệp hội doanh nghiệp nào nếu như tôi có mặt tại Hà Nội", Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định việc Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe, chia sẻ với các đối tác, nhà đầu tư, góp phần vì những mục tiêu chung.
Theo đại biểu Quốc hội, việc áp thuế tối thiểu toàn cầu 15% sẽ mang lại cơ hội mới như tăng thu ngân sách 14.600 tỷ đồng từ phần thu thuế bổ sung... Tuy nhiên, muốn giữ chân "đại bàng", cần xem xét có chính sách ưu đãi nhất là vấn đề về hỗ trợ tài chính trực tiếp để hút đầu tư.
Ngành bán dẫn đang khát nhân lực nên Việt Nam muốn giữ chân các doanh nghiệp FDI trong ngành thì phải tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào để họ thuận lợi mở rộng sản xuất.
Tại Hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với chủ đề “Đồng hành và phát triển”, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, ngày 16/10, lãnh đạo các bộ, ngành đã lắng nghe ý kiến và đưa các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp FDI để hợp tác chặt chẽ, bền vững.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ Việt Nam có 3 cam kết với nhà đầu tư: Luôn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong bất cứ trường hợp nào; luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp vượt qua những khó khăn, thách thức; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự...
Ông Bruno Jaspert, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổ hợp Khu công nghiệp DEEPC, bày tỏ: "Việt Nam rất đặc biệt. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã nói với chúng tôi rằng, họ sẽ tới Việt Nam với cam kết dài hạn với đất nước này và tương lai của đất nước".
Sáng 16/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với chủ đề “Đồng hành và phát triển”.
Được xem là khu vực có năng lực sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại, song vẫn còn gần 80% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dùng công nghệ lạc hậu. Đây là bài toán nan giải cho Việt Nam khi hiện thực hoá mục tiêu giảm phát thải về 0% vào năm 2050.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài, ngày 22/4, đã có 3 Tập đoàn trao đổi kế hoạch đầu tư mới và mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong năm nay, với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Gabor Fluit, Việt Nam đã được công nhận là ngôi sao đang lên trong lĩnh vực kinh doanh, đầu tư. Nhưng với tình hình kinh tế hiện nay, Việt Nam cần có bước đi táo bạo, quyết đoán hướng tới cải cách mang tính đột phá để duy trì đà tăng trưởng
Hiện có hơn 1.000 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam có công ty mẹ là đối tượng của thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024, với số tiền bị truy thuế từ 12.000 đến 20.000 tỷ đồng, điều này đặt thách thức rất lớn để Việt Nam giữ chân đại bàng ngoại tiếp tục ở lại làm ăn.
Mặc dù nhà nước đã có nhiều cố gắng trong việc cải cách thủ tục hành chính nhưng theo kết quả thông kê, khoảng 38% doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong tiếp cận thông tin, trong đó phần nhiều là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp hoạt động có quy mô lớn.
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2022 hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi mạnh mẽ. Điểm sáng nổi bật là vốn FDI thực hiện tại Việt Nam tăng 16,3% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất của 9 tháng các năm từ 2018-2022, tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên vốn đăng ký ghi nhận kỷ lục đạt 82,3%.
Là nước có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông nghiệp, thế nhưng "miếng bánh" béo bở này lại nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó những điểm nghẽn về vốn, công nghệ và sự cạnh tranh về giá vẫn là "tử huyệt" nhức nhối khiến doanh nghiệp Việt thua tại sân nhà.