Thứ năm, 19/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Bài toán đầu tư khu công nghiệp chuyên sâu để rước 'đại bàng'

Hồng Gấm
- 17:06, 31/07/2024

(DNTO) - Dòng vốn FDI thế hệ mới đang đòi hỏi các nhà cung cấp hạ tầng KCN Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm “may đo”, như KCN chuyên sâu, mũi nhọn. Song, để "định vị" bức tranh đầu tư, thị trường phải hình thành được hệ sinh thái mà trong đó vai trò kiến tạo từ chính sách là tiên quyết

 

Việt Nam đang chuyển mình theo chiều sâu, chuyên biệt để cung cấp nhiều hơn các sản phẩm cho khách thuê thay vì đơn thuần là đất sạch và hạ tầng. Ảnh: TL.

Việt Nam đang chuyển mình theo chiều sâu, chuyên biệt để cung cấp nhiều hơn các sản phẩm cho khách thuê thay vì đơn thuần là đất sạch và hạ tầng. Ảnh: TL.

'Chuyển mình' hút vốn

Việt Nam đang là điểm sáng trên bản đồ thế giới trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì nhiều lợi thế. Số liệu từ Tổng cục Thống kê ghi nhận, 7 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký mới đạt trên 18 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 10,9% so với cùng kỳ. Các dự án lớn ở các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm giá trị gia tăng cao có xu hướng tăng.

Gần đây, Việt Nam đang trở thành tâm điểm chú ý của chuỗi cung ứng ngành bán dẫn. Nhiều tập đoàn lớn trong các lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) như Amkor, NVIDIA, HanaMicron… đang quan tâm, mở rộng tại Việt Nam. Cả nước hiện đã có 425 KCN, khu chế xuất được thành lập với quỹ đất công nghiệp khoảng 89.200 ha. Lũy kế đến hết năm 2023, các KCN, khu kinh tế trên cả nước thu hút được trên 11.200 dự án đầu tư nước ngoài và 10.600 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư đạt lần lượt 251,6 tỷ USD và 2,67 triệu tỷ đồng; vốn đầu tư thực hiện tương ứng đạt tỷ lệ khoảng 68,2% và 45,3%.

Tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam (VIPF) 2024: "Xanh hóa đón sóng đầu tư mới", chiều 30/7, ông Edwin Chee, Giám đốc điều hành SLP Việt Nam nhận định, thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam đang đầy tiềm năng vì nhiều công ty đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Việt Nam với vị trí chiến lược, nhiều hiệp định thương mại quốc tế và chi phí lao động hấp dẫn, khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn để đầu tư trong trung và dài hạn. 

"Đây cũng là nhân tố khiến các nhà phát triển bất động sản công nghiệp cạnh tranh dữ dội trên thị trường. Do các công ty FDI chọn nhiều địa phương thay vì một nơi, SLP đã phát triển các dự án bất động sản công nghiệp và logistics ở nhiều tỉnh như Bắc Ninh, Hải Phòng, Long An, Vĩnh Long… sắp tới sẽ là Hưng Yên và Đồng Nai", Giám đốc điều hành SLP Việt Nam, cho hay. 

Ông Đinh Hoài Nam, Giám đốc Phát triển kinh doanh toàn quốc, Công ty SLP Việt Nam, cho biết, sau thời gian chú trọng phát triển theo bề rộng, các KCN ở Việt Nam đang dần chuyển mình phát triển theo chiều sâu, cung cấp nhiều hơn các sản phẩm cho khách thuê thay vì đơn thuần là đất sạch và hạ tầng như giai đoạn trước. Hiện đang có một vài khu được xây dựng theo mô hình khu công nghiệp chuyên sâu như khu công nghiệp của Sumitomo (ưu tiên các nhà đầu tư Nhật Bản) và hay các khu công nghệ cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… 

"Nói đến công nghiệp ô tô, nhiều nhà đầu tư nghĩ ngay đến Thái Lan. Đây là thành công của họ vì đã tạo ra môi trường vĩ mô phù hợp, định danh được Thái Lan trong bản đồ, lĩnh vực thu hút đầu tư chuyên sâu. Việt Nam cũng phải làm được điều tương tự để giới đầu tư nghĩ rằng Việt Nam là điểm phải chọn cho một vài lĩnh vực chuyên sâu", ông Nam nói.

Đồng thời cho rằng, Việt Nam đang đón làn sóng doanh nghiệp FDI thực thi chính sách "Trung Quốc + 1" (mở rộng đầu tư ra ngoài Trung Quốc) và thực hiện dịch chuyển khá hiệu quả. Đặc điểm của các công ty này là họ không có nhiều thời gian để đi khảo sát, tìm địa điểm, xây dựng kho xưởng, và Việt Nam cần có ngay hệ thống nhà kho, nhà xưởng tiêu chuẩn được xây dựng sẵn để rước họ ngay. 

Dòng vốn FDI thế hệ mới cần những khu công nghiệp chuyên sâu, 'may đo' theo yêu cầu nhà đầu tư. Ảnh: TL.

Dòng vốn FDI thế hệ mới cần những khu công nghiệp chuyên sâu, 'may đo' theo yêu cầu nhà đầu tư. Ảnh: TL.

'May sẵn' hay 'may đo' cho FDI? 

Từ góc nhìn của đơn vị nghiên cứu, tư vấn - kết nối đầu tư, bà Vân Nguyễn, Giám đốc cấp cao khối thị trường giao dịch phía Bắc (JLL Việt Nam) cho hay, khó khăn trong việc định vị Việt Nam là thị trường thu hút các nhà đầu tư trình độ cao là chưa có những khu vực riêng để phát triển các KCN mũi nhọn. Để phát triển và thành công với KCN chuyên sâu này, điều quan trọng là thị trường phải hình thành được hệ sinh thái mà trong đó vai trò kiến tạo từ chính sách là vô cùng quan trọng.

“Chúng ta chưa thực sự vẽ ra được bức tranh đầu tư, định vị được mình trên bản đồ sản xuất thế giới, ngành nghề sản xuất nào sẽ là thế mạnh, chuyên sâu cũng chưa có định hướng rõ... Dù các quy định, cơ chế, chính sách vĩ mô của Việt Nam đã thông thoáng hơn nhiều, nhưng tốc độ cải thiện còn chậm so với các nước trong khu vực”, bà Vân nhận xét. 

Bình luận về xu hướng thị trường, ông Trương An Dương, Giám đốc điều hành khu vực phía Bắc và Khối bất động sản nhà ở, Frasers Property Vietnam cho rằng, phát triển KCN chuyên sâu sẽ là xu hướng nếu Việt Nam muốn tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện tại, ông Dương cho rằng, các KCN tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển từ bước 1 sang bước 2.

“Với việc đưa ra các sản phẩm "may đo" theo nhu cầu của khách thuê thay vì "may sẵn" như trước, Việt Nam mới đang ở giai đoạn chuyển mình, trong khi với các dự án mà Frasers Property thực hiện trên toàn cầu, thì điều này đã khá phổ biến. Chẳng hạn như ở Thái Lan, các dự án của Frasers Property tại nước này cũng đã thực hiện theo hình thức "may đo" khá tốt", ông Dương cho hay.

Đồng thời lưu ý, trong giai đoạn hiện tại, Việt Nam đang được hưởng lợi lớn từ làn sóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc và sản phẩm “may sẵn” là nhà kho, nhà xưởng xây sẵn đáp ứng khá tốt nhu cầu của các nhà sản xuất. Trong giai đoạn tiếp theo, sản phẩm “may đo” theo yêu cầu của nhà đầu tư sẽ dần phổ biến và ngày càng chiếm sóng nhiều hơn. 

"Các nhà cung cấp sản phẩm cần nắm bắt xu hướng này để có sự chuẩn bị tốt. Chính phủ cần có thêm các định hướng cụ thể, phát triển sản xuất các ngành mũi nhọn để cộng đồng doanh nghiệp dựa trên cơ sở đó và hành động, từ đó hình thành các khu công nghiệp chuyên sâu, sinh thái trong tương lai", ông Dương đề xuất.

 

Tin khác

Bất động sản
Vị trí độc tôn, tầm nhìn mãn nhãn, không gian sống tràn ngập thiên nhiên, hệ tiện ích giữa tầng không sang trọng như khách sạn 5 sao, bên trong các căn hộ được thiết kế tinh tế đến từng chi tiết… Đó là những phác họa đầu tiên về dự án căn hộ phong cách resort sang trọng bậc nhất Sài Gòn - The Opus One (Vinhomes Grand Park, TP Thủ Đức). 
14 giờ
Bất động sản
Dữ liệu từ Batdongsan.com.vn vừa cho biết, trong trong quý 3/2024, mức độ quan tâm đất dự kiến tăng 49% so với cùng kỳ, nhà riêng tăng 25%, chung cư tăng 24%, biệt thự tăng 22%. Đáng chú ý, 72% môi giới nhận định biến động trong thị trường bất động sản hiện tại đang có nhiều tín hiệu tích cực hơn.
15 giờ
Bất động sản
Mức độ quan tâm bất động sản Bình Dương đang tăng 32% so cùng kỳ. Xung lực đến từ vị thế “thủ phủ” công nghiệp của mảnh đất này, cùng với đó là sự xuất hiện của dòng sản phẩm căn hộ vừa túi tiền, giá chỉ hơn 1 tỷ đồng/căn, đang hấp lực mạnh mẽ cả người mua ở thực và giới đầu tư. 
15 giờ
Bất động sản
"TP.HCM nên tính bảng giá đất điều chỉnh bằng cách lấy giá bồi thường thực tế tại các tuyến đường đã được phê duyệt làm chuẩn, đồng thời áp dụng phương pháp so sánh để xác định giá đất của các tuyến đường trong cùng khu vực, hoặc giữa các khu vực trên địa bàn từng quận, huyện và TP. Thủ Đức", HoREA hiến kế.
2 ngày
Bất động sản
Đưa ra kịch bản cho thị trường nhà ở quý IV/2024 tại TP.HCM, các chuyên gia nhận định, nguồn cung mới sẽ cải thiện theo hướng cân bằng. Việc điều chỉnh lại các quy hoạch nguồn cung nhà ở xã hội và trợ lực từ vốn đầu tư công đang được thúc mạnh, sẽ là điểm sáng giúp thanh khoản căn hộ phía Nam tăng trở lại. 
2 ngày
Bất động sản
Đầu tư bất động sản thời điểm giá tăng là việc không hề dễ dàng, bởi đây là lớp tài sản có mức độ nhạy cảm về rủi ro lớn nhất. Việc chọn sai khu vực và phân khúc để rót vốn là điểm yếu "chí mạng" khiến nhiều nhà đầu tư trong năm 2021 - 2022 cho đến nay vẫn chưa về bờ. 
3 ngày
Bất động sản
Không chỉ rốt ráo tháo gỡ thủ tục đầu tư nhà ở xã hội, tăng trưởng tín dụng cho phân khúc này cũng đang trầm lắng. Các chuyên gia khẳng định, phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay vốn, chỉ vậy người lao động mới có thể chạm tay vào giấc mơ an cư.  
5 ngày
Bất động sản
Bất động sản công nghiệp, bán lẻ, văn phòng và nhà ở là 4 phân khúc dự báo hoạt động hiệu quả, duy trì sự sôi động cho thị trường bất động sản nhờ lợi thế về hạ tầng và dòng vốn ngoại tích cự. Song, để thị trường thực sự bùng nổ, còn đang chờ đợi nhiều vào việc "mở khoá" nguồn cung sản phẩm.
6 ngày
Bất động sản
Giai đoạn "sốt đất" vừa qua khiến đất nông nghiệp thiết lập mặt bằng giá mới. Tuy nhiên, nếu xuống tiền thời điểm này, nhà đầu tư sẽ đối diện với rất nhiều rủi ro. Việc thu gom đất nông nghiệp sau đó chờ chuyển đổi mục đích, phân lô bán nền được cho là rất khó khả thi.
1 tuần
Bất động sản
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân, cho biết đến thời điểm này Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa phát hiện có kẽ hở từ vấn đề chính sách liên quan đến quá trình đấu giá đất tại 2 huyện Thanh Oai, Hoài Đức (Thành phố Hà Nội)...
1 tuần
Bất động sản
Nhiều dự án được "bơm" vốn, tín dụng bất động sản tăng đều ở các phân khúc. Song, giới phân tích cho rằng, các khoản vay bất động sản là dài hạn, sự tăng trưởng của thị trường có thể sẽ không bền vững, gây ra rủi ro nếu giá trị tài sản giảm. 
1 tuần
Bất động sản
Càng gần đến ngày mở bán chính thức, The Opus One - dự án Top 1 trong lòng Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn Vinhomes Grand Park - càng khiến thị trường bất động sản TP HCM sôi sục nhờ hội tụ những giá trị vượt trội mà hiếm dự án nào có được.
3 tuần
Bất động sản
"Giá đất công nghiệp tại miền Bắc đang là lợi thế lớn, với mức trung bình khoảng 138 USD/m2, thấp hơn 20% so với miền Nam, cùng với đó là hạ tầng giao thông hoàn thiện đã khiến miền Bắc vượt trội hơn hẳn về số lượng và quy mô các dự án mới", Savills cho hay.
3 tuần
Bất động sản
Chuyên gia khuyến cáo, "đu sóng" đầu cơ giữa thời điểm này sẽ rất khó để bán tiếp, thậm chí phải chục năm sau, giá đất mới có thể tăng lên đúng với mức giá trúng đấu giá, khiến không ít nhà đầu tư bị chôn vốn, tạo ra các khu đất bỏ hoang. Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hoạt động đầu cơ.
3 tuần
Bất động sản
Nguồn vốn luôn là điều trăn trở của các doanh nghiệp bất động sản và cũng để ổn định thị trường "không quá nóng hay quá lạnh". Trong bối cảnh tín dụng ngân hàng chưa thực sự "lỏng tay", nguồn vốn từ FDI, các quỹ đầu tư hoặc các đối tác liên doanh sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về tài chính trước mắt.
3 tuần
Xem thêm