Thứ tư, 23/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

TP Hồ Chí Minh: Cần định vị lại vai trò kinh tế của mô hình Airbnb

Theo baotintuc.vn
- 16:55, 23/04/2025

(DNTO) - Ngay sau khi Quyết định 26/2025/QĐ-UBND TP Hồ Chí Minh chính thức có hiệu lực từ ngày 27/2, trong đó cấm sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh lưu trú ngắn ngày, hàng loạt chủ nhà cho thuê Airbnb đã bị hủy hợp đồng, mất dòng tiền và rơi vào thế tài chính nguy hiểm. Đáng chú ý, đây lại chính là phân khúc được các hộ gia đình và nhà đầu tư cá nhân sử dụng nhiều nhất trong nền tảng lưu trú chia sẻ này.

8.740 căn hộ, hàng vạn việc làm và hơn 43.000 tỷ đồng bị “đóng băng”

Theo số liệu do cộng đồng người cho thuê Airbnb tại TP Hồ Chí Minh cung cấp, được Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) tổng hợp trong văn bản gửi UBND thành phố, có khoảng 8.740 căn hộ đang được khai thác trên nền tảng Airbnb, với tổng giá trị đầu tư lên tới 43.700 tỷ đồng.

Trước đây, TP Hồ Chí Minh có khoảng 8.740 căn hộ đang được khai thác trên nền tảng Airbnb.

Trước đây, TP Hồ Chí Minh có khoảng 8.740 căn hộ đang được khai thác trên nền tảng Airbnb.

Không chỉ vậy, mô hình này còn tạo ra việc làm cho từ 8.740 đến 17.480 lao động trực tiếp, bao gồm nhân viên vận hành, vệ sinh, bảo trì, tiếp tân và các dịch vụ đi kèm khác. Trong năm 2023, riêng hoạt động Airbnb đã đóng góp gần 1.000 tỷ đồng tiền thuế vào ngân sách TP Hồ Chí Minh, dù chưa được công nhận là một mô hình kinh doanh chính thức.

Tuy nhiên, kể từ thời điểm việc cho thuê lưu trú ngắn hạn trong căn hộ chung cư bị cấm, hàng loạt hộ gia đình mất nguồn thu nhập chủ lực, không ít trường hợp không còn khả năng trả nợ vay ngân hàng, vi phạm hợp đồng với khách nước ngoài, thậm chí phải sang nhượng tài sản với mức lỗ lớn.

Theo HoREA, đây không chỉ là một câu chuyện pháp lý mà là dấu hiệu rõ ràng cho thấy một nguồn lực kinh tế quan trọng của đô thị đang bị "đóng băng", chỉ vì khoảng trống trong chính sách quản lý.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA thừa nhận, mô hình Airbnb vẫn còn một số bất cập cần quản lý, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và tuân thủ nội quy nhà chung cư. Tuy nhiên, ông Châu cũng nhấn mạnh rằng, thay vì “đóng cửa” toàn bộ mô hình, TP Hồ Chí Minh nên chọn hướng đi thông minh hơn, đó là quản lý có điều kiện.

Vì vậy, HoREA đã gửi công văn lên UBND TP Hồ Chí Minh đề xuất sửa đổi Quyết định 26/2025 theo hướng cho phép khai thác lưu trú ngắn ngày trong căn hộ chung cư, nếu chủ hộ đáp ứng đủ điều kiện pháp lý, an toàn và trật tự. Các điều kiện bao gồm: Đăng ký kinh doanh, khai báo lưu trú với công an địa phương, đảm bảo PCCC và chấp hành nội quy chung cư.

Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, không thể vì chưa có cơ chế rõ ràng mà lại đóng cửa một mô hình kinh tế đang tạo thu nhập thực tế cho hàng chục nghìn người dân đô thị. Theo đó, TP Hồ Chí Minh có thể là địa phương đầu tiên cả nước triển khai thí điểm mô hình kinh doanh Airbnb hợp pháp, từ đó tạo tiền lệ để Quốc hội, Chính phủ và Bộ Xây dựng xem xét, hoàn thiện hành lang pháp lý cho mô hình lưu trú chia sẻ trong tương lai.

Airbnb - mắt xích trong hệ sinh thái kinh tế đô thị

Theo HoREA, Airbnb không chỉ đơn thuần là dịch vụ lưu trú, nó đang trở thành một phần của hệ sinh thái dịch vụ đô thị hiện đại. Các hoạt động kinh tế phát sinh từ một căn hộ Airbnb bao gồm: Đặt xe công nghệ, vận chuyển hành lý, dịch vụ ăn uống theo yêu cầu, giặt ủi, sửa chữa thiết bị, thậm chí cả tour trải nghiệm văn hóa, tất cả đều tạo công ăn việc làm thực tế, không đòi hỏi vốn lớn và tận dụng chính nguồn lực sẵn có trong dân cư.

Theo HoREA, Airbnb không chỉ đơn thuần là dịch vụ lưu trú, nó đang trở thành một phần của hệ sinh thái dịch vụ đô thị hiện đại

Theo HoREA, Airbnb không chỉ đơn thuần là dịch vụ lưu trú, nó đang trở thành một phần của hệ sinh thái dịch vụ đô thị hiện đại

Việc ngưng khai thác loại hình Airbnb trong căn hộ chung cư cũng đồng nghĩa với việc làm gián đoạn dòng tiền đang vận hành trong hệ sinh thái đó. Từ cung cầu lao động, chuỗi dịch vụ hậu cần đến khả năng đóng góp vào ngân sách, tất cả đều chịu tác động tiêu cực chỉ vì chưa có cơ chế quản lý phù hợp.

“Đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số, kinh tế chia sẻ và mô hình tự doanh linh hoạt đang được Chính phủ khuyến khích phát triển, việc không tận dụng mô hình Airbnb, vốn đã tồn tại ổn định là một bước thụt lùi so với tinh thần cải cách”, đại diện HoREA bày tỏ quan điểm.

HoREA cũng chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân khiến mô hình Airbnb rơi vào vùng xám là khái niệm “sử dụng đúng mục đích để ở” trong Luật Nhà ở hiện chưa được hướng dẫn cụ thể. Điều này dẫn đến tình trạng mỗi địa phương có thể diễn giải theo cách riêng, gây ra sự không nhất quán trong áp dụng và tạo ra tâm lý bất an trong cộng đồng nhà đầu tư nhỏ lẻ, hộ kinh doanh cá thể.

Do đó, Hiệp hội kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có văn bản hướng dẫn hoặc ban hành nghị quyết làm rõ phạm vi “sử dụng nhà ở đúng mục đích”. Việc thống nhất cách hiểu sẽ giúp chính quyền các địa phương ban hành chính sách đồng bộ hơn, đảm bảo tính công bằng và tạo điều kiện phát triển bền vững cho thị trường.

Ông Lê Hoàng Châu nhận định, dưới góc nhìn kinh tế, Airbnb là một mô hình đã chứng minh được hiệu quả vận hành, tính linh hoạt và khả năng đóng góp trực tiếp vào ngân sách, tạo việc làm và khai thác tài sản tư nhân hiệu quả. Nếu được quản lý minh bạch và đặt trong khuôn khổ luật định phù hợp, Airbnb không những không gây rối trật tự xã hội mà còn có thể trở thành một phần trong chính sách phát triển kinh tế đô thị hậu COVID-19.

Với vai trò là đô thị đặc biệt và đầu tàu kinh tế, HoREA kiến nghị TP Hồ Chí Minh cần lựa chọn cách làm phù hợp với tinh thần cải cách, thay vì làm mất đi nguồn thu ngân sách bằng một quyết định hành chính cứng nhắc.

Tin khác

Bất động sản
Ngay sau khi Quyết định 26/2025/QĐ-UBND TP Hồ Chí Minh chính thức có hiệu lực từ ngày 27/2, trong đó cấm sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh lưu trú ngắn ngày, hàng loạt chủ nhà cho thuê Airbnb đã bị hủy hợp đồng, mất dòng tiền và rơi vào thế tài chính nguy hiểm. Đáng chú ý, đây lại chính là phân khúc được các hộ gia đình và nhà đầu tư cá nhân sử dụng nhiều nhất trong nền tảng lưu trú chia sẻ này.
10 phút
Bất động sản
Ngày 19/4, chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
3 ngày
Bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể khi nhu cầu thuê nhà tăng mạnh, đặc biệt trong giới trẻ. Sự thay đổi này không chỉ phản ánh thực trạng kinh tế mà còn mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực cho thuê bất động sản.
1 tuần
Bất động sản
Trận động đất tại Myanmar và dư chấn tới Hà Nội, TP HCM đã dấy lên lo lắng về sự an toàn của người dân sống tại các chung cư cao tầng. Điều này tác động đến thị trường bất động sản, đặc biệt là giá nhà chung cư. Tại Hà Nội, giá chung cư có giảm sau cơn "địa chấn" này hay không?
3 tuần
Bất động sản
Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam. Phân khúc này không chỉ mang lại tiềm năng sinh lợi cao mà còn có nhiều ưu điểm về tính ổn định và khả năng phát triển trong tương lai.
3 tuần
Bất động sản
Ngày 26/3, Tập đoàn Vingroup đã khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần kiến tạo sự phát triển thịnh vượng cho cả khu vực.
3 tuần
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
3 tuần
Bất động sản
Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Dòng vốn FDI ổn định, nhu cầu thuê đất công nghiệp cao, giá cho thuê tăng và làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu... là những động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
1 tháng
Bất động sản
Các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào TP Thủ Đức sau quy hoạch mới, sẵn sàng đồng hành cùng chặng đường phát triển tiếp theo của thành phố mới này.
1 tháng
Bất động sản
Việc tăng trưởng giá bất động sản của khu Đông Tp.HCM là hoàn toàn khả thi trong tương lai, khi ngay đầu năm 2025 khu vực này liên tục đón loạt “tin vui” về hạ tầng, quy hoạch.
1 tháng
Bất động sản
Sự kiện ra mắt tòa Sea, tòa tháp thứ hai thuộc Grand Marina, Saigon – Khu căn hộ hàng hiệu Marriott & JW Marriott đẳng cấp thế giới, đồng thời đánh dấu cột mốc dòng căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị của JW Marriott lần đầu tiên ra mắt tại Châu Á - Thái Bình Dương và chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam.
1 tháng
Bất động sản
"Đến năm 2025, hơn 10.000 căn dự kiến sẽ mở bán, trong đó căn hộ hạng B chiếm 54% tổng số căn. Đến năm 2027, nguồn cung tương lai đạt khoảng 46.000 căn đến từ 69 dự án. Thành phố Thủ Đức dự kiến chiếm 52%, quận Bình Tân chiếm 11% và quận 7 chiếm 10%", chuyên gia Savills thông tin.
1 tháng
Bất động sản
Dòng tiền của doanh nghiệp địa ốc sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng đòn bẩy cao và thanh khoản yếu vẫn là những thách thức trong khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc huy động vốn thông qua phát hành sẽ là một trong những điểm nhấn đối với các doanh nghiệp bất động sản dân cư vào năm 2025.
2 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản được dự báo vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua, trong đó vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến định giá đất, bởi thực tế khâu này chưa có quy định cụ thể. Việc "may đo" phương pháp định giá đất phù hợp với từng địa phương chính là gốc rễ để giải bài toán khó này.
2 tháng
Bất động sản
Theo chuyên gia, trong 3 năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3-7% mỗi năm ở phía Nam. "Đầu tàu" ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
2 tháng
Xem thêm