Airbnb: Từ nguy cơ sụp đổ đến sự phục hồi kỳ diệu

(DNTO) - Giữa năm 2020, Airbnb lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, khi phải chịu khoản lỗ hơn 200 triệu USD vì đại dịch Covid-19. Vừa qua, Airbnb đã có một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục với doanh thu quý 3 tăng trưởng mạnh nhất từ trước đến nay, và đang hướng tới tham vọng chiếm lĩnh thị trường toàn cầu sau năm 2022.

Số lượng nhà đăng ký Airbnb tăng mạnh sau khi dịch bệnh được kiểm soát tại Bắc Mỹ. Ảnh: Airbnb
Doanh thu tăng mạnh sau đại dịch Covid-19
Vào ngày 5/11, Airbnb cho biết họ đã thu về hơn 830 triệu đô la lợi nhuận trong 3 quý đầu năm 2021. Đây là mức doanh thu kỷ lục trong quý ba liên tiếp của công ty này, trong bối cảnh ngày càng có nhiều người đã tiêm chủng đầy đủ và quay trở lại du lịch.
Khi các công ty đóng cửa văn phòng để đối phó với đại dịch Covid-19, điều đó đã thúc đẩy rất nhiều nhân viên làm việc từ xa qua Zoom. Và Airbnb cho biết kết quả từ quá trình thay đổi này là một sự tăng vọt về giá thuê căn hộ, cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ nhiều hơn.
Từ những thay đổi trong thói quen làm việc, được hỗ trợ bằng công nghệ Zoom, đã giúp khách hàng dành nhiều thời gian lưu trú tại các căn hộ Airbnb hơn. Báo cáo số liệu cho thấy, thời gian lưu trú từ 28 ngày trở lên của khách trọ đã tăng nhanh nhanh chóng hơn năm 2019-2020. Thời gian lưu trú dài ngày hiện chiếm 20% số đêm Airbnb đặt trong quý gần đây nhất, tăng từ 14% so với cách đây hai năm.
Trong một lá thư gửi cổ đông, công ty lập luận rằng họ tin vào xu hướng linh hoạt trong công việc sẽ giúp tăng tốc quá trình xử lý dữ liệu, và giảm thiểu nhiều chi phí tốn kém không cần thiết. Airbnb lưu ý rằng các công ty lớn như Ford hay Amazon đã công bố các chính sách cho phép làm việc từ xa thường xuyên hơn, và dự đoán xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong tương lai.
Airbnb cũng cho biết, thu nhập ròng của họ tại thị trường Bắc Mỹ cao gấp gần 4 lần con số 219 triệu USD mà nó kiếm được vào năm ngoái, và gần gấp ba lần so với 267 triệu USD trong báo cáo quý 3 năm 2019. Cũng trong bức thư gửi cổ đông, công ty khẳng định với mức tăng trưởng doanh thu quý 3 vượt trội này, đã "chứng tỏ sức mạnh của sự phục hồi du lịch trên Airbnb".
Các số liệu theo quý cũng đã vượt dự báo trước đây của giới chuyên gia. Theo số liệu từ tổ chức phân tích Factset cho hay, các nhà phân tích kỳ vọng Airbnb trong năm 2022 sẽ thu về món lợi từ hoạt động du lịch trong nước (hay du lịch tại chỗ). Ước tính số tiền có thể đem về hơn 2 tỷ USD lợi nhuận tại thị trường quốc tế
Tuy doanh thu của Airbnb tăng trưởng tới 280% so với một năm trước, thế nhưng tín hiệu lạc quan này vẫn chưa đánh dấu sự trở lại của thị trường du lịch quốc tế.
Những rủi ro tiềm ẩn
Chỉ trong 3 tháng gần đây, số lượt hủy phòng tại Bắc Mỹ và châu Âu vẫn cao hơn so với trước đại dịch. Một phần nguyên nhân đến từ việc số ca lây nhiễm Covid-19 mới liên tục gia tăng, đặc biệt là trong 2 tháng cuối năm. Những hoạt động xã hội diễn ra liên tục, bên cạnh các chuyến bay thương mại được nới lỏng, đã tạo nên một làn sóng nhiễm bệnh mới, đe dọa khả năng phục hồi tăng trưởng của Airbnb.
Quý thứ ba mọi năm thường là quý tốt nhất của Airbnb. Và kết quả công ty đã gánh khoản lỗ hơn 300 triệu USD cho thị trường châu Âu trong 9 tháng đầu năm nay.

Doanh thu Airbnb tăng trưởng mạnh thúc đẩy thị trường nhà cho thuê tăng. Ảnh: Business Insider
Airbnb cho biết lượng đặt phòng ở Bắc Mỹ tăng 10% và Mỹ Latinh tăng 20% so với cùng kỳ hai năm trước. Tuy nhiên, lượng đặt phòng ở nhiều châu Âu, Trung Đông và châu Á vẫn chưa phục hồi lên mức năm 2019 và hoạt động kinh doanh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn bị suy giảm do sự phục hồi chậm hơn của du lịch quốc tế.
Về mặt chi phí, chi tiêu bán hàng và marketing của Airbnb tăng hơn gấp đôi so với năm ngoái, và chi phí “phát triển sản phẩm” cũng tăng mạnh không kém. Công ty đang đầu tư vào một tính năng giúp khách hàng đặt chuyến du lịch khi họ không có ý định về điểm đến hoặc thời gian cụ thể.
Hy vọng lớn về sự trở lại của thị trường châu Á
Tất nhiên, mối bận tâm hàng đầu của Airbnb chính là thị trường châu Á, nơi du lịch thuê phòng chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh doanh của công ty. Kể từ sau khi dịch bệnh được kiểm soát ở nhiều quốc gia Đông Á, Airbnb đã bắt tay đầu tư mạnh mẽ các chiến dịch quảng cáo tại Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Điển hình như việc liên tục đưa ra một loạt chương trình khuyến mãi tiền phòng trong thế vận hội Olympic Tokyo 2021, hay lễ hội mùa xuân 2021 tại Đài Bắc.
“Với tình hình hiện tại, ngành du lịch khách sạn và dịch vụ Châu Á vẫn chưa hoàn toàn phục hồi, nhưng chúng tôi đang trở lại,” Davonne Reaves, chủ một hệ thống khách sạn, chuyên viên tư vấn nói với tờ MarketWatch trong một buổi hội nghị Bất động sản tại Mansion Global.
Reaves, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn The Vonne Group, cho biết: “Thông thường, ngành khách sạn là ngành đi xuống đầu tiên trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhưng lại là ngành có khả năng quay trở lại mạnh mẽ nhất.
Các chuyên gia cũng đưa ra nhận định rằng đại dịch có thể sẽ không có tác động lâu dài đến ngành khách sạn, và ngành dịch vụ nói chung sẽ hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2022. Mặc dù có chịu ảnh hưởng nặng nề, nhưng chính đại dịch đã giúp đẩy nhanh toàn ngành áp dụng các công nghệ mới như nhận phòng tự động, kiểm tra thông tin của khách, bảo đảm y tế tại chỗ... Nhưng đồng thời họ cũng cho rằng, cuối cùng các hệ thống khách sạn có thể sẽ quay trở lại những tiêu chuẩn có trước đại dịch.