Chủ nhật, 04/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Game' cổ phiếu của đại gia địa ốc: Cuộc chơi liệu có dễ dàng?

Hồng Gấm
- 11:49, 04/05/2025

(DNTO) - Trong bối cảnh kênh trái phiếu "đóng băng" và áp lực tài chính đè nặng, nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng sang phát hành cổ phiếu để tìm vốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thành công, khi niềm tin thị trường vẫn còn mong manh. 

Doanh nghiệp địa ốc 'xoay trục' sang cổ phiếu

Giai đoạn 2019–2022 được coi là thời kỳ hoàng kim của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) khi hàng loạt doanh nghiệp bất động sản tận dụng kẽ hở pháp lý để huy động vốn dễ dàng, kể cả khi không có tài sản đảm bảo hay kết quả kinh doanh ổn định.

Đặc biệt, năm 2021, tổng giá trị phát hành TPDN vượt 740 nghìn tỷ đồng, trong đó bất động sản chiếm khoảng 1/3. Tuy nhiên, sự buông lỏng quản lý đã dẫn đến hệ quả nghiêm trọng: hàng loạt doanh nghiệp hiện rơi vào khủng hoảng nợ, mất khả năng thanh toán, buộc phải tái cơ cấu như Novaland, Hưng Thịnh... Bài học lớn đặt ra là tăng trưởng nóng nhưng thiếu kiểm soát về vốn sẽ để lại hậu quả nặng nề cho cả doanh nghiệp và thị trường.

Áp lực đáo hạn vẫn còn rất lớn, riêng tháng 5/2025 đã có 3,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn, chiếm tới 31% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường. Nguồn: FiinRatings. Ảnh: TL.

Áp lực đáo hạn vẫn còn rất lớn, riêng tháng 5/2025 đã có 3,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn, chiếm tới 31% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường. Nguồn: FiinRatings. Ảnh: TL.

Báo cáo quý I/2025 của FiinRatings cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bất động sản đang rơi vào trạng thái "đóng băng", khi không có bất kỳ đợt phát hành mới nào từ khối doanh nghiệp bất động sản – trái ngược hoàn toàn với giai đoạn bùng nổ trước đó. Tổng giá trị TPDN toàn thị trường chỉ đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, cho thấy tâm lý thận trọng ngày càng tăng sau hàng loạt biến cố nợ xấu và mất khả năng thanh toán.

Trong khi đó, áp lực đáo hạn vẫn còn rất lớn, riêng tháng 5/2025 đã có 3,5 nghìn tỷ đồng trái phiếu bất động sản đến hạn, chiếm tới 31% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường. Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước thách thức thanh toán không nhỏ, phản ánh bức tranh ảm đạm và căng thẳng thanh khoản đang bủa vây toàn ngành.

Giữa bối cảnh thị trường TPDN ảm đạm và gánh nặng đáo hạn ngày càng lớn, các doanh nghiệp bất động sản đã né tránh chủ đề trái phiếu tại mùa ĐHĐCĐ 2025. Thay vào đó, hàng loạt doanh nghiệp đã chuyển hướng mạnh mẽ sang phương án tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu, biến đây trở thành tâm điểm và là một trong những vấn đề nóng nhất tại các kỳ đại hội năm nay.

Nam Long (mã NLG) trở thành tâm điểm tại ĐHĐCĐ 2025 với kế hoạch phát hành "khủng" hơn 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, kỳ vọng thu về 2.500 tỷ đồng. Mục đích sử dụng vốn là đầu tư vào các công ty thành viên, dự án hiện tại và giảm nợ. Đáng chú ý, NLG còn hứa hẹn chia cổ tức tiền mặt 5% mặt 5% sau ĐHĐCĐ 2026, đồng thời giữ lại hơn 460 tỷ đồng để tái đầu tư. Đây là chiến lược tài chính cân bằng giữa tăng vốn, phát triển dự án và giữ chân nhà đầu tư.

Cùng xu hướng tăng vốn qua phát hành cổ phiếu, CTCP BV Land (mã BVL) chọn phương án trả cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 8%, tương đương hơn 6,6 triệu cổ phiếu – vừa giúp giữ lại dòng tiền, vừa tăng vốn điều lệ. Trong khi đó, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã: CII) lên kế hoạch phát hành thêm 76,9 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, nâng vốn điều lệ lên hơn 6.260 tỷ đồng. Động thái này cho thấy CII đang củng cố nền tảng tài chính để phục vụ cho các dự án hạ tầng quy mô lớn trong thời gian tới.

Tiếp nối làn sóng, Tổng Công ty IDICO (IDC) dự kiến phát hành gần 49,5 triệu cổ phiếu chia cổ tức với tỷ lệ 15%, giúp củng cố nguồn vốn chủ sở hữu và thể hiện sự tri ân cổ đông. Tương tự, Vinaconex (VCG) cũng trình kế hoạch phát hành gần 48 triệu cổ phiếu mới từ lợi nhuận chưa phân phối, nâng vốn điều lệ lên 6.465 tỷ đồng để chuẩn bị nguồn lực cho các kế hoạch đầu tư dài hạn.

Tham vọng tăng vốn có thành công?

Việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản cùng lúc "gật đầu" với phương án phát hành cổ phiếu tại ĐHĐCĐ 2025 không chỉ đơn thuần phản ánh nhu cầu vốn bức thiết sau giai đoạn thị trường khó khăn và những vướng mắc từ kênh trái phiếu. Động thái này còn cho thấy sự kỳ vọng vào việc tận dụng đà phục hồi tiềm năng của thị trường hoặc giải quyết các bài toán tài chính cấp bách như giảm nợ, tái cơ cấu.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, trong khi nhiều nhóm ngành như ngân hàng, thép, chứng khoán… đã phục hồi rõ rệt trên thị trường chứng khoán, thì cổ phiếu bất động sản vẫn “nằm đáy”, phản ánh rủi ro chưa được giải tỏa khi thị trường địa ốc chưa thật sự bước vào chu kỳ tăng trưởng trở lại.

Trong khi nhiều nhóm ngành như ngân hàng, thép, chứng khoán… đã phục hồi rõ rệt trên thị trường chứng khoán, thì cổ phiếu bất động sản vẫn “nằm đáy”. Ảnh: TL.

Trong khi nhiều nhóm ngành như ngân hàng, thép, chứng khoán… đã phục hồi rõ rệt trên thị trường chứng khoán, thì cổ phiếu bất động sản vẫn “nằm đáy”. Ảnh: TL.

Chưa kể, sự thành công của các kế hoạch tăng vốn này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố mang tính quyết định, bao gồm: diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán để thu hút dòng tiền đầu tư, khả năng thuyết phục nhà đầu tư về tiềm năng tăng trưởng và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cũng như việc bản thân các doanh nghiệp có giải quyết được những vấn đề nội tại và khôi phục niềm tin trên thị trường hay không. Nói cách khác, cơn khát vốn là có thật, nhưng liệu các "liều thuốc" cổ phiếu có thực sự cứu được doanh nghiệp hay không vẫn là một ẩn số lớn.

Thực tế cho thấy, không ít doanh nghiệp dù có kế hoạch phát hành cổ phiếu rõ ràng nhưng lại khó triển khai do những rào cản từ nội tại tài chính lẫn thị trường. Chẳng hạn, DIC Corp (DIG) đặt mục tiêu phát hành hơn 186 triệu cổ phiếu trong năm 2025 nhằm bổ sung vốn cho các dự án trọng điểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại đang đối mặt với tình trạng hàng tồn kho cao, dòng tiền âm kéo dài và giá cổ phiếu dao động quanh vùng đáy, khiến khả năng phát hành thành công trở nên bấp bênh.

Tương tự, LDG Group từng công bố phương án phát hành 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ nhưng gần như bị “treo” do thị giá LDG lao dốc dưới mệnh giá và hàng loạt rủi ro pháp lý, khiến nhà đầu tư không còn mặn mà. Ngay cả những doanh nghiệp có thương hiệu như Đất Xanh (DXG) cũng đang trong vòng xoáy thua lỗ khi lỗ ròng hơn 50 tỷ đồng trong quý I/2025, và đang gặp khó trong việc triển khai các phương án tăng vốn, khi chưa thể khôi phục lòng tin từ thị trường.

Trước đó, Tập đoàn An Gia (AGG) từng đặt nhiều kỳ vọng vào việc huy động vốn qua phát hành riêng lẻ nhằm tài trợ cho các dự án trọng điểm. Tuy nhiên, kế hoạch phát hành 82 triệu cổ phiếu được thông qua từ năm 2023 đến nay vẫn chưa thể triển khai do giá cổ phiếu AGG liên tục lao dốc và thanh khoản èo uột, phản ánh sự thận trọng của thị trường với triển vọng tài chính của doanh nghiệp.

Đáng chú ý, dòng tiền kinh doanh của An Gia trong các kỳ gần đây liên tục âm, còn lợi nhuận sau thuế lao dốc do chậm bàn giao dự án. Những yếu tố này khiến khả năng thuyết phục nhà đầu tư tham gia đợt phát hành gần như bằng không. Điều đó cho thấy, ngay cả những doanh nghiệp có dự án thật, nhu cầu vốn rõ ràng cũng khó huy động thành công nếu không giải quyết được các yếu tố nền tảng về tài chính và niềm tin thị trường.

Dù bức tranh chung của thị trường còn nhiều thách thức, song "cửa sáng" huy động vốn cổ phiếu vẫn hé mở cho những doanh nghiệp bất động sản có dự án pháp lý sạch, tiềm năng sinh lời thực, chiến lược sử dụng vốn minh bạch, cụ thể. Niềm tin nhà đầu tư cũng có thể được củng cố nếu thị trường hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ và doanh nghiệp thu hút được dòng tiền dài hạn từ các tổ chức nhờ tầm nhìn rõ ràng và năng lực quản trị tốt. Tóm lại, cơ hội vẫn tồn tại, nhưng chỉ dành cho những doanh nghiệp thực sự có nội lực và minh bạch trong kế hoạch tăng vốn.

Tin khác

Bất động sản
Trong bối cảnh kênh trái phiếu "đóng băng" và áp lực tài chính đè nặng, nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng sang phát hành cổ phiếu để tìm vốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thành công, khi niềm tin thị trường vẫn còn mong manh. 
17 phút
Bất động sản
Ngay sau khi Quyết định 26/2025/QĐ-UBND TP Hồ Chí Minh chính thức có hiệu lực từ ngày 27/2, trong đó cấm sử dụng căn hộ chung cư để kinh doanh lưu trú ngắn ngày, hàng loạt chủ nhà cho thuê Airbnb đã bị hủy hợp đồng, mất dòng tiền và rơi vào thế tài chính nguy hiểm. Đáng chú ý, đây lại chính là phân khúc được các hộ gia đình và nhà đầu tư cá nhân sử dụng nhiều nhất trong nền tảng lưu trú chia sẻ này.
1 tuần
Bất động sản
Ngày 19/4, chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Với quy mô 2.870 ha và lợi thế sinh thái đặc biệt, dự án có tầm nhìn trở thành khu đô thị ESG hàng đầu thế giới, thể hiện đẳng cấp về ESG của Việt Nam trên bản đồ toàn cầu.
2 tuần
Bất động sản
Thị trường bất động sản Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể khi nhu cầu thuê nhà tăng mạnh, đặc biệt trong giới trẻ. Sự thay đổi này không chỉ phản ánh thực trạng kinh tế mà còn mở ra cơ hội lớn cho lĩnh vực cho thuê bất động sản.
3 tuần
Bất động sản
Trận động đất tại Myanmar và dư chấn tới Hà Nội, TP HCM đã dấy lên lo lắng về sự an toàn của người dân sống tại các chung cư cao tầng. Điều này tác động đến thị trường bất động sản, đặc biệt là giá nhà chung cư. Tại Hà Nội, giá chung cư có giảm sau cơn "địa chấn" này hay không?
1 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản vùng ven khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam. Phân khúc này không chỉ mang lại tiềm năng sinh lợi cao mà còn có nhiều ưu điểm về tính ổn định và khả năng phát triển trong tương lai.
1 tháng
Bất động sản
Ngày 26/3, Tập đoàn Vingroup đã khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần kiến tạo sự phát triển thịnh vượng cho cả khu vực.
1 tháng
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
1 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Dòng vốn FDI ổn định, nhu cầu thuê đất công nghiệp cao, giá cho thuê tăng và làn sóng dịch chuyển sản xuất toàn cầu... là những động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
1 tháng
Bất động sản
Các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào TP Thủ Đức sau quy hoạch mới, sẵn sàng đồng hành cùng chặng đường phát triển tiếp theo của thành phố mới này.
1 tháng
Bất động sản
Việc tăng trưởng giá bất động sản của khu Đông Tp.HCM là hoàn toàn khả thi trong tương lai, khi ngay đầu năm 2025 khu vực này liên tục đón loạt “tin vui” về hạ tầng, quy hoạch.
2 tháng
Bất động sản
Sự kiện ra mắt tòa Sea, tòa tháp thứ hai thuộc Grand Marina, Saigon – Khu căn hộ hàng hiệu Marriott & JW Marriott đẳng cấp thế giới, đồng thời đánh dấu cột mốc dòng căn hộ hàng hiệu phân khúc đô thị của JW Marriott lần đầu tiên ra mắt tại Châu Á - Thái Bình Dương và chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam.
2 tháng
Bất động sản
"Đến năm 2025, hơn 10.000 căn dự kiến sẽ mở bán, trong đó căn hộ hạng B chiếm 54% tổng số căn. Đến năm 2027, nguồn cung tương lai đạt khoảng 46.000 căn đến từ 69 dự án. Thành phố Thủ Đức dự kiến chiếm 52%, quận Bình Tân chiếm 11% và quận 7 chiếm 10%", chuyên gia Savills thông tin.
2 tháng
Bất động sản
Dòng tiền của doanh nghiệp địa ốc sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng đòn bẩy cao và thanh khoản yếu vẫn là những thách thức trong khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc huy động vốn thông qua phát hành sẽ là một trong những điểm nhấn đối với các doanh nghiệp bất động sản dân cư vào năm 2025.
2 tháng
Bất động sản
Thị trường bất động sản được dự báo vẫn còn nhiều thách thức phải vượt qua, trong đó vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến định giá đất, bởi thực tế khâu này chưa có quy định cụ thể. Việc "may đo" phương pháp định giá đất phù hợp với từng địa phương chính là gốc rễ để giải bài toán khó này.
2 tháng
Xem thêm