Thứ năm, 01/06/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

"Xây dựng nền tảng tài chính lành mạnh cho tương lai đang đặt ra rất cấp bách. Tôi tin Chính phủ nhiệm kỳ này có thể thực hiện được và coi thách thức hiện giờ là một quyết tâm chiến lược để Việt Nam tạo ra một nền móng thật tốt trong thời gian tới", TS. Vũ Minh Khương khẳng định.
Dù đã có nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường trái phiếu, tuy nhiên theo các chuyên gia, khó khăn và thách thức vẫn không hề nhỏ.
Trước các vấn đề "nóng" về thị trường vốn, trái phiếu, bất động sản, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao đề bài cho các bộ, ngành "nghiên cứu các chính sách mới, đột phá để các thị trường có thêm nguồn lực, động lực phát triển cả phía cung - cầu".
Theo các chuyên gia, Thông tư 02-03/2023 của NHNN là những quyết sách mạnh, được doanh nghiệp, người dân và tổ chức tín dụng kỳ vọng với một số tác động chính như giúp ngăn gia tăng nợ xấu nội bảng, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, hỗ trợ thanh khoản, khó khăn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp…
Các kênh dẫn vốn thời gian qua được "nới lỏng" phần nào đã thúc đẩy dòng tiền trở lại tích cực hơn trên thị trường bất động sản. Đây cũng là thời điểm thị trường sẵn sàng bước vào chu trình “rã đông”, khi những lực đỡ từ chính sách liên tục phát huy hiệu quả, đẩy nhanh tiến trình xoay chiều cho thị trường.
Thủ tướng nhấn mạnh, đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16, yêu cầu NHNN phải thiết kế theo tinh thần hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp để tăng cường niềm tin thị trường và theo hướng cho phép tổ chức tín dụng mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp.
Ngày 21/4, đưa ra cảnh báo nhà đầu tư cá nhân cần thận trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, Bộ Tài chính nhấn mạnh rủi ro của trái phiếu là rủi ro gắn với doanh nghiệp phát hành trái phiếu, chứ không phải rủi ro liên quan đến tổ chức phân phối trái phiếu.
Theo Báo cáo thị trường trái phiếu quý 1/2023 do VNDirect vừa phát hành, sau khi NĐ08 được ban hành (ngày 5/3/2023), hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) bắt đầu có sự phục hồi.
Gánh nặng đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, với dự thảo sửa đổi Thông tư 16 mà Ngân hàng Nhà nước vừa thông tin, các doanh nghiệp này xem chừng vẫn khó "gỡ khó".
Thị trường trái phiếu đang dần "tan băng". Để thị trường phát triển lành mạnh, bền vững, vấn đề hiện nay là cả Nhà nước, doanh nghiệp và nhà đầu tư cần bình tĩnh, tỉnh táo và khôn ngoan trong "ứng xử" với trái phiếu, mới giúp khơi lại niềm tin thị trường.
Việc 11 ngân hàng thương mại bị "sờ gáy" về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, đây là động thái rất quan trọng, bởi không có gì đảm bảo việc các ngân hàng không "đổ vỡ" khi hiện nay, trái phiếu ngân hàng nắm giữ đang rất rủi ro.
Sau Nghị định 08 "giải vây" cho trái phiếu doanh nghiệp, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 33 với một loạt giải pháp tiếp tục gỡ khó cho thị trường bất động sản. Hàng loạt tin vui ồ ạt như liều thuốc thuốc bổ vực dậy lòng tin cho cả thị trường.
Giới phân tích nhận định, tuần mới (13-17/3), chỉ số VN-INDEX có thể duy trì xu hướng phục hồi và hướng tới vùng cản cũ quanh 1.070-.1080 điểm. Trong quá trình đi lên thị trường có thể sẽ có những phiên rung lắc... Tuy vậy, xu hướng phục hồi sẽ vẫn là chủ đạo.
Trong bối cảnh thị trường đóng băng vì thắt chặt tín dụng, "tiếp máu”, “bơm thanh khoản”, hay nói cách khác, xoay sở tạo dòng tiền đang là ưu tiên số 1 của các doanh nghiệp bất động sản để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.
Sự ra đời của Nghị định số 08/2023/NĐ-CP cho thấy doanh nghiệp phần nào sẽ dễ thở hơn với gánh nặng trả nợ trái phiếu doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để thị trường trái phiếu có thể hồi sinh trở lại.