Thứ sáu, 22/11/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Khơi thông quy mô trái phiếu doanh nghiệp: Cần những cơ chế thu hút đầu tư dài hạn hấp dẫn

Hồng Gấm
- 15:29, 14/04/2024

(DNTO) - Nhu cầu vốn cho phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam đang rất lớn, để mở khóa thị trường đón dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhằm giảm lệ thuộc vốn trung và dài hạn vào hệ thống ngân hàng, thị trường rất cần vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hay bảo lãnh trái phiếu. 

screen-shot-2024-04-12-at-152600-4137

Theo báo cáo mới nhất công bố vào tháng 4/2024 của Công ty xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating), thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong nước ghi nhận nhiều diễn biến tích cực trong tháng 3 nhờ triển vọng tín nhiệm cải thiện với giá trị chậm trả gốc/lãi phát sinh mới giảm đồng thời tình hình tái cơ cấu nợ và giá trị phát hành mới tăng so với tháng 2 (8.800 tỷ đồng).

“Chúng tôi kỳ vọng xu hướng giảm về số lượng trái phiếu chậm trả gốc/lãi sẽ tiếp tục trong năm 2024, nhờ vào triển vọng tín nhiệm được cải thiện. Cụ thể, tỷ lệ trái phiếu chậm trả toàn thị trường cuối tháng 3 ở mức 15% và không thay đổi so với tháng 2,” VIS Rating cho hay.

Tại Hội nghị "Thị trường vốn nợ Việt Nam 2024", chiều 12/4, các chuyên gia đánh giá, thị trường trái phiếu của Việt Nam đã có một số tín hiệu phục hồi sau những vụ "khủng hoảng niềm tin" cách đây hơn 1 năm. Quy mô kênh TPDN của Việt Nam đã đạt 11% GDP vào cuối năm 2023 và được kỳ vọng sẽ là kênh dẫn vốn quan trọng cho doanh nghiệp khi Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng quy mô của thị trường này lên mức 20% GDP vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, bà Lynn Maxwell, Tổng Giám đốc thương mại toàn cầu S&P Global Ratings cho rằng, cần thêm những cơ chế thu hút đầu tư dài hạn thực sự hấp dẫn. “Nhà đầu tư nước ngoài dù không tham gia nhiều như thị trường chứng khoán (vốn ngoại chiếm khoảng 20% vốn hoá toàn thị trường) nhưng với kênh TPDN thì chỉ cần 5-10% cũng đã rất tốt bởi quy mô thị trường vốn nợ sẽ lớn hơn nhiều lần thị trường vốn cổ phiếu”.

"Việt Nam thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, họ muốn đầu tư và làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Tuy nhiên, các kênh huy động vốn dài hạn của Việt Nam như thị trường vốn nợ với các sản phẩm trái phiếu hiện nay đang tăng trưởng chậm và chiếm tỷ trọng khá nhỏ nếu so với các nước lân cận như Thái Lan (27%), Trung Quốc (39%). Điều này khiến các dòng vốn ngoại còn ngại ngần khi rót vốn vào thị trường tài chính Việt Nam", vị chuyên gia nêu rõ.

Theo đó, để thị trường vốn nợ Việt Nam có thể đón được dòng vốn này, bà Lynn Maxwell đề xuất một trong những giải pháp là thiết lập văn hóa xếp hạng tín dụng lành mạnh và phát triển các thể chế thị trường như các tổ chức xếp hạng tín dụng.

"Xếp hạng tín dụng mang lại sự minh bạch cho thị trường, mang lại tính thanh khoản mạnh mẽ hơn và là nền tảng để xây dựng niềm tin của nhà đầu tư cũng như đảm bảo tính bền vững lâu dài của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Đây không chỉ đơn thuần là các biện pháp quản lý mà còn là công cụ then chốt để đánh giá và quản lý rủi ro, giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn hiệu quả hơn", bà Lynn Maxwell nhận định.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho rằng, để thúc đẩy thị trường vốn nói chung và vốn nợ nói riêng, cần phải có hai yếu tố quan trọng. Yếu tố thứ nhất sẽ tạo ra sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư đó chính là hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức phát hành, đây là yếu tố cần. Còn yếu tố đủ để tạo ra niềm tin cho nhà đầu tư và tạo ra sự phát triển lành mạnh và bền vững cho thị trường vốn nợ chính là sự minh bạch.

"Nếu như hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành đi liền với sự minh bạch thì sẽ thúc đẩy được niềm tin, sự kết nối giữa các tổ chức phát hành với các nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường vốn nợ phát triển bền vững, đem lại lợi ích cho tất cả các thành phần tham gia thị trường, không chỉ với nhà đầu tư mà còn với cả tổ chức phát hành cũng như các cơ quan quản lý nhà nước", ông Quỳnh nhìn nhận.

Tuy nhiên, Tổng Thư ký VBMA cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc xếp hạng tín nhiệm cũng phải nâng cao các hạ tầng khác ví dụ như kiểm toán, các hệ thống báo cáo bắt buộc đối với các tổ chức phát hành, các hình thức kiểm tra và giám sát khác nhau của cơ quan quản lý để thúc đẩy tính minh bạch của thị trường, tăng niềm tin và phản ánh đúng hiệu quả hoạt động của tổ chức phát hành.

Để mở khóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quá trình lấy lại niềm tin của nhà đầu tư rất quan trọng. Ảnh: TL.

Để mở khóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp, quá trình lấy lại niềm tin của nhà đầu tư rất quan trọng. Ảnh: TL.

Thị trường TPDN cần "chất xúc tác" từ các tổ chức bảo lãnh

Để khôi phục niềm tin của nhà đầu tư với thị trường trái phiếu, một giải pháp nữa nhắc đến đó là hình thức bảo lãnh tín dụng. Việc có những định chế tài chính bảo hiểm quốc tế sẵn sàng tham gia thẩm định, bảo lãnh cho các trái phiếu đạt tiêu chuẩn là chất xúc tác cực tốt cho thị trường trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Chia sẻ về giải pháp bảo lãnh trái phiếu, ông Hoàng Đình Gia, Chuyên gia của Quỹ Đầu tư và bảo lãnh tín dụng (CGIF) – đơn vị từng thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu cho một số doanh nghiệp lớn như Vingroup, Masan, Gelex, cho biết hoạt động bảo lãnh từ các quỹ bảo lãnh tín dụng sẽ giúp tổ chức phát hành mở rộng và đa dạng hóa các nguồn vốn vay ngoài các khoản vay ngân hàng thông thường và dễ dàng tiếp cận thị trường vốn. Từ đó mở rộng cơ sở nhà đầu tư để tăng trưởng bền vững.

Điều này giúp tổ chức phát hành cũng được kéo dài kỳ hạn trái phiếu phù hợp với dòng thu nhập và mục tiêu đầu tư của bên vay, thanh toán bằng đồng nội tệ. Như vậy sẽ nhằm tránh được sự phụ thuộc vào các khoản vay ngắn hạn có thể dẫn đến rủi ro tái cấp vốn và giảm rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá.

"Bên cạnh đó, tổ chức phát hành có cơ hội tiếp cận khoản vay với lãi suất ưu đãi và được cố định trong suốt vòng đời của trái phiếu, từ đó có kế hoạch quản lý dòng tiền ổn định và dự đoán được chi phí vay", ông Hoàng Đình Gia cho hay.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Techcombank (TCBS) cho biết, khi việc phát hành các TPDN với kỳ hạn dài gặp nhiều khó khăn hơn trước đây, TSCB đã tư vấn phát hành các trái phiếu có kỳ hạn ngắn chỉ khoảng 13 tháng, đi kèm đó là bảo lãnh trái phiếu từ các ngân hàng, các tổ chức quốc tế để dễ tiếp cận hơn với các nhà đầu tư.

"Cho đến nay, sau một loạt trái phiếu chỉ phát hành với thời hạn dưới 13 tháng, có những trái phiếu kèm bảo lãnh thì thị trường đã dần ghi nhận trở lại những TPDN có kỳ hạn dài hơn, từ hai hoặc ba năm", bà Hiền cho hay.

Ngoài ra, theo bà Hiền cần cải cách sâu rộng và học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế để có sự thay đổi phù hợp hơn cho quỹ bảo lãnh tín dụng bằng cách như xây dựng một chính sách mới, dựa trên nguyên tắc gần như tín chấp 100%, trong đó thế chấp chỉ chiếm một phần nhỏ. Đặc biệt, đã bảo lãnh thì không thể hủy ngang. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể, mọi nghĩa vụ bảo lãnh liên quan sẽ được xóa bỏ, giảm bớt gánh nặng tài chính cho những doanh nghiệp này trong tình huống khó khăn.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu giảm từ 60-100 đồng mỗi lít, riêng dầu mazut tăng giá nhưng không đáng kể.
17 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia trong ngành cho biết thị trường M&A (mua bán và sáp nhập) trong nước gần đây ghi nhận sự tham gia của nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp hay sản xuất.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo giới phân tích, trong bối cảnh thiếu vắng thông tin hỗ trợ đủ mạnh và chưa có dấu hiệu cho thấy mặt bằng lãi suất liên ngân hàng và tỷ giá hạ nhiệt một cách bền vững, tôi cho rằng nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro danh mục ở thời điểm này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thặng dư thương mại Việt Nam và Mỹ là thành tựu nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro khi nước này đang tăng cường bảo hộ hàng nội địa và sẽ duy trì chính sách thương mại cân bằng với các đối tác.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Quy định chống phá rừng (EUDR) đang đặt ngành cà phê Việt Nam vào nhiều thách thức, trong đó là phần xác minh nguồn gốc đất trồng và truy xuất nguồn gốc.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chuyên gia cho rằng sở dĩ các nhà đầu tư cầm chừng trong các giao dịch M&A trong thời gian qua là do thăm dò chính sách từ phía Việt Nam, chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ hoặc chờ mua dự án với giá tốt hơn. Khi những yếu tố này được giải tỏa, sự trở lại của các giao dịch sẽ mạnh mẽ hơn.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Các loại xăng dầu đồng loạt giảm giá trong kì điều hành hôm nay 14/11. Ảnh: T.L.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Kỷ niệm 6 năm thành lập Trung tâm thương mại Satra Củ Chi (1239 Tỉnh lộ 8, ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP.HCM) nhiều hoạt động tặng quà, rút thăm trúng thưởng, khuyến mại lên đến 100%, diễn ra từ ngày 15/11 đến 12h00 ngày 28/11/2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 13/11, các ngân hàng đồng loạt niêm yết giá bán mỗi USD ở mức 25.502 đồng - mức cao nhất lịch sử. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 4,5%.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông qua việc kiến tạo một diễn đàn trao đổi, thảo luận trực tiếp giữa những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực, chuỗi tọa đàm trực tuyến InnovaTalk do Quỹ VinFuture tổ chức xuyên suốt 3 năm qua đã trở thành cầu nối vững chắc cho cộng đồng khoa học Việt Nam vươn tới thế giới, góp phần thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trên toàn cầu.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Động lực trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang thay đổi kể từ cuối năm 2023, rõ ràng hơn vào năm 2024. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi của sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng. "Sóng" đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 12/11, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán xe của các đơn vị thành viên VAMA. Theo đó, trong tháng 10/2024, doanh số đạt 38.761 xe, tăng 6% so với tháng trước và tăng 53% so với tháng 10/2023.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Thông tin trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đánh giá chính sách tiền tệ, tài khóa vừa qua đã được điều hành hiệu quả, hợp lý. "Chúng ta chuẩn bị xử lý tiếp ngân hàng 0 đồng nữa, ổn định hệ thống".
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận, cho vay đang vào kỳ tăng mạnh, song ngân hàng thương mại khó giảm thêm lãi suất vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Trả lời chất vấn của ĐBQH về lý do tại sao ngân hàng chỉ bán vàng ra mà không mua lại của người dân, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trước biến động giá vàng rất cao nên các ngân hàng, doanh nghiệp phải cân nhắc việc mua bán để phòng ngừa rủi ro.
1 tuần
Xem thêm