Chủ nhật, 22/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Thúc cầu tín dụng, sếp lớn ngân hàng hiến kế khơi dòng vốn, gỡ khó xử lý tài sản bảo đảm

Bạch Dương
- 10:31, 22/09/2024

(DNTO) - "Sốt ruột" tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo các ngân hàng kiến nghị nên gia hạn các gói vay vốn với lãi suất thấp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu. Đồng thời, cần có thêm các giải pháp để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn vào hệ thống ngân hàng...

 

Lãnh đạo nhà băn kiến nghị, nên xem xét việc gia hạn hiệu lực của thông tư Thông tư 06 về cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ tới sau ngày 31/12/2024 với các hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong mùa cao điểm cuối năm. Ảnh: TL.

Lãnh đạo nhà băn kiến nghị, nên xem xét việc gia hạn hiệu lực của thông tư Thông tư 06 về cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ tới sau ngày 31/12/2024 với các hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong mùa cao điểm cuối năm. Ảnh: TL.

Hiện nay, hoạt động của các ngân hàng thương mại đang gặp những khó khăn liên quan nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu, sức hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân thấp, nhiều doanh nghiệp thu hẹp hoặc ngừng sản xuất, áp lực đối với tín dụng ngân hàng tiếp tục tăng cao.

Ngoài yếu tố thu nhập người dân giảm sút do kinh tế khó khăn, yếu tố bùng phát các loại hình cho vay qua ứng dụng với điều kiện cho vay nới lỏng, không cần tài sản thế chấp đã chia số thị phần tín dụng tiêu dùng nên tín dụng tiêu dùng tăng chậm.

Đáng chú ý, những khó khăn của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến khả năng thu xếp nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp; diễn biến phức tạp trên thị trường quốc tế, lãi suất còn ở mức cao tác động đến mặt bằng lãi suất, tỉ giá trong nước; tình hình thiên tai, bão lũ gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

"Sốt ruột" tăng trưởng tín dụng, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần chiều 21/9, sếp lớn các ngân hàng đã kiến nghị và hiến kế loạt giải pháp để khơi thông dòng vốn, đặc biệt là 4 tháng cuối năm 2024.

Cần có các gói giải pháp hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trước những khó khăn, bất lợi trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank Hồ Hùng Anh cho rằng, cần có nhóm giải pháp nâng cao năng lực, khả năng bán hàng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông qua chuỗi giải pháp hỗ trợ như bổ sung, gia hạn các gói vay vốn với lãi suất thấp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu.

"Hiện tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống còn ở mức cao, do đó để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão, lũ, nên xem xét việc gia hạn hiệu lực của thông tư Thông tư 06 về cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ tới sau ngày 31/12/2024 với các hướng dẫn cụ thể hơn về giãn, hoãn, thời hạn trả nợ để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong mùa cao điểm cuối năm", sếp Techcombank đề xuất.

Đồng quan điểm, ông Kim Byoungho, Chủ tịch HĐQT HDBank kiến nghị tiếp tục duy trì chính sách tài khóa mở rộng kích thích tổng cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Cùng với đó, cần có các chính sách như ổn định thị trường ngoại hối, bổ sung, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng (VAT), thời gian nộp thuế, kiểm soát các loại chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí vận tải, xuất nhập khẩu,… nhằm giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng tài chính. 

"Chính phủ cần xây dựng và ban hành các hướng dẫn chi tiết và cụ thể về Tín dụng xanh để đảm bảo đồng nhất trong áp dụng và sự công bằng, minh bạch giữa các tổ chức tín dụng trong việc cấp tín dụng. Đồng thời, đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, tạo điều kiện cho các tổ chức doanh nghiệp tham gia thị trường vốn, phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp làm dự án xanh, các cơ chế khuyến khích về thuế và bảo hiểm tín dụng xanh...",  lãnh đạo HDBank đề xuất.

Cần có thêm các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn vào hệ thống ngân hàng. Ảnh: TL.

Cần có thêm các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn vào hệ thống ngân hàng. Ảnh: TL.

Giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn vào hệ thống ngân hàng

Để ổn định và khơi thông dòng vốn, ông Lưu Trung Thái, Chủ tịch HĐQT MB cho rằng cần có những giải pháp đồng bộ liên quan đến nhiều vấn để trên thị trường tài chính, bất động sản. Ngành ngân hàng ngày càng gia tăng tỷ trọng tín dụng bán lẻ nên sự phục hồi của thị trường bất động sản không những tác động tích cực tới nền kinh tế mà giúp các ngân hàng tăng cường cho vay và xử lý được nợ xấu.

Chủ tịch MB cũng đề xuất các cơ quan/bộ ngành địa phương đẩy nhanh tiến độ phê duyệt điều chỉnh/quy hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản; cần có thêm các giải pháp ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn vào hệ thống ngân hàng. Đồng thời tăng cường thông tin truyền thông kịp thời để giữ vững tâm lý thị trường, nhà đầu tư trái phiếu. 

"Bộ Tài chính cần đánh giá mức độ ảnh hưởng đến thị trường, doanh nghiệp, người dân và lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp, các hiệp hội để có điều chỉnh phù hợp, vừa đảm bảo tăng cường sự ổn định của thị trường cũng như tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn một cách bền vững", ông Hồ Hùng Anh kiến nghị. 

Ngoài ra, cơ chế pháp lý và giám sát thị trường trái phiếu doanh nghiệp là vấn đề cần được xem xét để hoàn thiện hơn. Do đó, cần có các quy định chặt chẽ để kiểm soát việc phát hành và sử dụng vốn từ trái phiếu. Điều này, đảm bảo rằng các doanh nghiệp không lợi dụng thị trường để huy động vốn mà không có kế hoạch trả nợ rõ ràng.

Đề xuất được thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý nợ

Trăn trở tại hội nghị, Chủ tịch VIB Đặng Khắc Vỹ cho hay việc xử lý tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu hiện đang rất khó khăn. Theo đó, VIB cũng như các ngân hàng hiện không thể thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý, kể cả khi đã có thỏa thuận với khách hàng về phương thức xử lý và quyền thu giữ dù đã được quy định trong hợp đồng bảo đảm phù hợp với quy định của luật pháp.

Điều này dẫn đến việc xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc hoàn toàn vào quá trình tố tụng và bán tài sản bảo đảm trong quá trình thi hành án. Quá trình khởi kiện, tham gia tố tụng và tiến hành thi hành án thường kéo dài trong bối cảnh ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro, dừng dự thu lãi, trả chi phí huy động vốn hàng ngày.

“Thực trạng đó tạo ra rủi ro lớn, đặc biệt cho tổ chức tín dụng có hàm lượng cho vay bán lẻ tỷ trọng cao, hướng tới kích cầu, phải xử lý rất nhiều món nợ xấu giá trị nhỏ, địa lý phân tán, dẫn đến chi phí hoạt động cao trong vấn đề thu hồi nợ và làm giảm khả năng đẩy mạnh cho vay khách hàng”, ông Vỹ nêu.

Do đó, lãnh đạo VIB đề xuất Chính phủ ban hành quy định chấp nhận cho ngân hàng được quyền thực hiện thu giữ tài sản bảo đảm nhằm xử lý, thu hồi nợ xấu trong trường hợp hợp đồng bảo đảm được ký kết hợp pháp. Khi quyền hợp pháp của chủ nợ được bảo vệ đầy đủ, trong đó có quyền của các tổ chức tín dụng được thu giữ để xử lý tài sản bảo đảm sẽ tăng được khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và người dân, chi phí tín dụng của người vay được tiết giảm.

"Cần hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm theo Luật Tổ chức tín dụng năm 2024 bằng việc ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn, xem xét các biện pháp thay thế biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm. Đồng thời, có hướng dẫn chi tiết hơn về việc khởi kiện đối với việc cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm qua các app online", ông Vỹ kiến nghị.

Đồng thời nhấn mạnh, cần tiếp tục thực thi chính sách không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá nhằm tránh những hệ lụy về sau ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của các ngân hàng và sự ổn định của ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng, lợi nhuận suy giảm.

"Chúng tôi cũng đề xuất NHNN đánh giá, xếp hạng các ngân hàng dựa theo các dữ liệu có độ minh bạch cao, từ đó có các giải pháp giám sát, hỗ trợ, quản lý room tín dụng phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và đảm bảo chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng", Chủ tịch VIB cho hay.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Quang Dũng nhấn mạnh, để thúc đẩy sự phục hồi của tổng cầu, tăng khả năng hấp thụ tín dụng, bên cạnh các giải pháp từ phía ngành ngân hàng, cần có chính sách tổng thể từ phía các Bộ, ngành, địa phương như: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; củng cố niềm tin của thị trường vào sự phục hồi, tăng trưởng kinh tế, qua đó khôi phục kỳ vọng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp, thúc đẩy tiêu dùng của người dân...

Đồng thời, cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường thu hút đầu tư xã hội, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chất lượng cao; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; tiếp tục triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước; nâng cao năng lực, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp từ cả phía doanh nghiệp, cũng như các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn thông qua các Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), Quỹ Phát triển DNNVV.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
"Sốt ruột" tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo các ngân hàng kiến nghị nên gia hạn các gói vay vốn với lãi suất thấp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu. Đồng thời, cần có thêm các giải pháp để giảm áp lực vốn tín dụng trung, dài hạn vào hệ thống ngân hàng...
7 phút
Tài chính - Thị Trường
Theo đà tăng như vũ bão của giá vàng thế giới, trong nước, giá vàng nhẫn tăng mạnh phá đỉnh mới 80,5 triệu đồng/lượng. Dù giá vàng đang ở ngưỡng cao kỷ lục, nhiều chuyên gia vẫn đang đưa ra dự báo rất tích cực với kim loại quý trong thời gian tới. 
13 giờ
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index có thời điểm bật tăng trên 10 điểm, thanh khoản giao dịch tăng đáng kể so với các phiên lần trước, tập trung nhiều nhất vào nhóm ngân hàng, tiếp tục khẳng định vai trò nổi bật của nhóm cổ phiếu 'vua'.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ảnh hưởng từ bão số 3 khiến nhiều địa phương mưa lớn, ngập sâu làm loạt vườn rau hư hỏng nặng, khan hiếm nguồn cung. Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội, các mặt hàng rau xanh cũng đội giá đắt đỏ theo khi tăng mạnh 20 - 30%, thậm chí tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. 
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trưởng Khu Tài chính London Michael Mainelli, khẳng định Anh ủng hộ mong muốn của Việt Nam trong việc phát triển một trung tâm tài chính quốc tế mới.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc Fed hạ lãi suất là yếu tố khách quan quan trọng để nhà điều hành có thể quay trở lại định hướng nới lỏng chính sách. Nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và chứng khoán vẫn top  ngành chủ lực của thị trường hiện tại mà dòng tiền sẽ tập trung vào nhiều nhất trong thời gian tới.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng quay đầu tăng trong khi giá một số loại dầu tiếp tục duy trì đà giảm.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sau một thời gian dài chống chọi lạm phát, cuối cùng thì Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cũng đã công bố mức giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ 2020.
3 ngày
Xu thế
Tập đoàn Amazon đã yêu cầu các nhân viên trở lại đi làm toàn thời gian tại công ty 5 ngày trong tuần, theo CEO của công ty - ông Andy Jassy.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo ông Dominic Scriven, Chủ tịch quỹ Dragon Capital, hai năm qua là giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán, tuy nhiên thách thức đang giảm dần, nhiều yếu tố tích cực bắt đầu lộ diện.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việc nhà điều hành vừa giảm lãi suất OMO xuống 4%/năm, cho thấy định hướng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn trong thời gian tới thông qua kênh thị trường mở, cũng như có điều kiện để bổ sung dự trữ ngoại hối vào giai đoạn cuối năm nay.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Kỳ vọng Fed và nhiều ngân hàng trung ương giảm lãi suất sẽ giúp giảm áp lực lên tỷ giá và đà rút ròng của khối ngoại. Nhiều cổ phiếu được đánh giá cao như nhóm ngành xuất khẩu hàng hoá, bất động sản...
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong tuần giao dịch mới, giới phân tích cho rằng VN-Index đang ở trong giai đoạn tích lũy cho sóng tăng cuối năm, và nhà đầu tư nên tận dụng giai đoạn này để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu quanh vùng hỗ trợ 1.250 điểm của VN-Index, ưu tiên những nhóm ngành có câu chuyện tăng trưởng tích cực cuối năm.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Khó khăn từ vốn và chi phí chưa chưa qua, "cú bồi" từ siêu bão Yagi đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều doanh nghiệp khắp cả nước. Bên cạnh cơ cấu nợ, giảm lãi suất, ưu đãi các khoản vay mới, các chuyên gia đề xuất cần các giải pháp hỗ trợ toàn diện hơn để dồn tổng lực cho doanh nghiệp phục hồi.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Giá các loại xăng dầu tiếp tục giảm trên dưới 1.000 đồng mỗi lít trong chiều nay 12/9.
1 tuần
Xem thêm