Thứ tư, 24/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Những thách thức về nguồn cung mới, mất cân đối giữa các phân khúc, khó tiếp cận vốn vay, trong khi hàng loạt chi phí đầu vào tăng phi mã khiến doanh nghiệp khó càng chồng khó. Để thêm trợ lực phục hồi, Vingroup, Sungroup, Novaland, Hưng Thịnh, Taseco... kiến nghị được tiếp cận nguồn vốn tín dụng có chi phí thấp hơn. 
Đọc tên vướng mắc trong gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, vấn đề mấu chốt nằm ở việc cần tạo điều kiện cho "cầu tiếp cận được nguồn cung". Trên cơ sở đó giảm giá khách quan của thị trường trên quan hệ cung-cầu, cũng như với các dự án, tập đoàn đẩy giá, lũng đoạn và đầu cơ bất động sản. 
Sau khi giảm trong tháng 1/2024 tín dụng bắt đầu tăng trở lại kể từ tháng 2, và kỳ vọng cải thiện dần từ quý 2/2024. Việc một vài ngân hàng tăng lãi suất huy động được các chuyên gia nhận định xuất phát từ nhu cầu cơ cấu lại nguồn vốn của chính ngân hàng.
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đưa ra hướng dẫn về mặt pháp lý kịp thời cho hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt trong bối cảnh Nghị quyết 42 thí điểm về xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực vào ngày 31/12/2023.
vượt qua mọi nhận định kém lạc quan, lần đầu tiên trong lịch sử, nhóm Big4 ngân hàng vượt mốc tỷ USD lợi nhuận. Dự báo, lợi nhuận toàn ngành sẽ tăng trong năm 2024 nhờ NIM tăng khi lãi suất tiền gửi sẽ điều chỉnh về vùng lãi suất thấp nhanh hơn so với lãi suất các khoản cho vay.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, nhiều yếu tố tác động tới tăng trưởng tín dụng, nhưng kỳ vọng năm 2024 sẽ khởi sắc hơn rất nhiều so với năm 2023.
Việc ngân hàng định giá lại tài sản thế chấp giảm khoảng 20 - 30%, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn. Từ thực tế trên, để gỡ nút thắt tín dụng, các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều giải pháp để kích cầu, đặc biệt cởi mở hơn trong việc cấp tín chấp với tỷ lệ cao.
Ngân hàng Nhà nước đã đề nghị các ngân hàng thương mại bằng mọi biện pháp từ nay đến cuối năm tiết giảm lãi suất các khoản vay cũ để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Hiện nay trong bối cảnh phục hồi lại xuất hiện hai ngịch lý: Các ngân hàng đang phải ôm một lượng tiền gửi lớn của người dân từ trước đến nay, trong khi tín dụng tăng chậm dù lãi suất cho vay giảm; tiền dư, lãi suất giảm nhưng doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng không thể tiếp cận.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thanh, kiểm tra, giám sát các ngân hàng thương mại trong hoạt động cấp tín dụng, rà soát lại toàn bộ các thủ tục, điều kiện cấp tín dụng, có các giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ, kịp thời, thực chất, hiệu quả để tăng nhanh khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp...
Mới đây, Ngân hàng Nhà Nước ban hành Thông tư 06/2023/TT-NHNN, siết một loạt điều kiện cho vay. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong bối cảnh này, Thông tư sẽ giúp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho vay của các tổ chức tín dụng, hướng dòng vốn đến dự án an toàn, hiệu quả.
Từ câu chuyện "ế" gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, các chuyên gia cho rằng cần "xây" lại cơ chế gói vay theo phương thức lãi suất thị trường trừ đi 2%, còn đối với người mua nhà thì bằng lãi suất thị trường trừ 5%; trong đó, phần 5% giảm trừ này do ngân sách tài trợ trực tiếp cho các ngân hàng thương mại.
Để điều hành chính sách tiền tệ một cách hài hòa, theo chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực, Ngân hàng Nhà nước cần đa mục tiêu hơn, đồng thời chuyển trạng thái từ “chặt chẽ, thận trọng” sang “nới lỏng thận trọng", hỗ trợ tăng trưởng...
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, sắp tới NHNN chỉ đạo, định hướng, vận động các ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho doanh nghiệp, vừa chia sẻ với doanh nghiệp vừa tạo điều kiện mở rộng, đẩy mạnh hơn nữa tín dụng từ nay đến cuối năm.
Trước các vấn đề "nóng" về thị trường vốn, trái phiếu, bất động sản, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao đề bài cho các bộ, ngành "nghiên cứu các chính sách mới, đột phá để các thị trường có thêm nguồn lực, động lực phát triển cả phía cung - cầu".