Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Đồng hành cùng doanh nghiệp FDI hợp tác chặt chẽ, bền vững

Thạch Hương
- 10:12, 17/10/2023

(DNTO) - Tại Hội nghị gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, với chủ đề “Đồng hành và phát triển”, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, ngày 16/10, lãnh đạo các bộ, ngành đã lắng nghe ý kiến và đưa các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp FDI để hợp tác chặt chẽ, bền vững.

88209_c3fc394959a45cd0f394db6c516b1580

Ngân hàng Nhà nước luôn cố gắng điều hành ổn định thị trường tiền tệ

Tại Hội nghị, liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, ông Phạm Thanh Hà, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho biết trong bối cảnh các ngân hàng Trung ương tiếp tục thắt chặt tiền tệ, NHNN vẫn cố gắng điều hành ổn định thị trường tiền tệ.

Cụ thể, về thanh khoản, NHNN luôn đảm bảo thanh khoản, có ý nghĩa quan trọng cho môi trường tài chính, kinh tế và tất cả các chủ thể như người dân, doanh nghiệp...

Về lãi suất, NHNN cố gắng điều hành ổn định, linh hoạt, trong đó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Năm nay, NHNN là một trong số ít ngân hàng Trung ương có thể giảm lãi suất điều hành, qua đó, lãi suất của thị trường cũng giảm, thể hiện rõ qua mặt bằng lãi suất và thanh khoản, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài trong tiếp cận vốn, tín dụng nếu cần thiết với chi phí thấp hơn.

Liên quan đến tỉ giá tiền tệ, điều các nhà đầu tư rất quan tâm, NHNN đã cố gắng điều hành ổn định thị trường ngoại tệ trong lúc thuận lợi cũng như khó khăn; ổn định tỉ giá. Các tổ chức tín dụng luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua và bán ngoại tệ của các chủ thể kinh tế trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. NHNN luôn sẵn sàng can thiệp thị trường để đảm bảo khi thị trường thừa ngoại tệ thì NHNN can thiệp để mua vào. Đặc biệt, năm 2022, khi thị trường rất khó khăn, Hoa Kỳ thắt chặt tiền tệ, rút tiền về thì hệ thống ngân hàng luôn đảm bảo cung ngoại tệ cho thị trường.

Năm nay, trong bối cảnh các ngâng hàng Trung ương tiếp tục thắt chặt tiền tệ, NHNN vẫn cố gắng điều hành ổn định thị trường tiền tệ, ngoại tệ và tỉ giá biến động khoảng 3,9% là mức hợp lý so với các nước xung quanh và khu vực.

Về tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, hiện nay, quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 30% một tổ chức tín dụng trong nước. NHNN cũng đang cơ cấu lại tổ chức tín dụng trong nước, ưu tiên nâng sở hữu của nhà đầu tư có thể giúp đỡ ngân hàng nhận chuyển giao các ngân hàng yếu kém, xử lý theo hướng làm mới. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào việc xử lý các ngân hàng yếu kém.

Phó Thống đốc cho biết, gần 40 năm qua, vốn FDI rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. NHNN thấy rằng chiến lược đồng hành và phát triển đầu tư nước ngoài bền vững, dài hạn rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, để đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia đối với nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, cần xem xét cẩn trọng các dòng vốn "nóng", mang tính "đầu cơ", hay dòng vốn đơn thuần mang tính đầu cơ tài chính.

Bộ Tài chính: Tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam

Liên quan lĩnh vực tài chính, tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn, cho biết năm 2022, có 28.963 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 3,27% số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Đến thời điểm này, Bộ Tài chính đã nhận được 92% doanh nghiệp có báo cáo tài chính. Trong đó, tổng tài sản của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 9.444.170 tỷ đồng, tăng 7,9% so với năm 2021; vốn chủ sở hữu là 4. 069.190 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2021; vốn đầu tư chủ sở hữu tăng gần 14% so với năm 2021; lợi nhuận lũy kế chưa phân phối là 1.012.064 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2021.

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI tăng trưởng năm 2022 có sụt giảm nhẹ so với năm 2021 đối với lợi nhuận sau thuế. Cụ thể: Doanh thu đạt khoảng 9.727.000 tỷ đồng tăng 4,4% so với năm 2021 nhưng lợi nhuận sau thuế là 386.673 tỷ đồng, giảm 2,1% so với năm 2021...

 

9 tháng năm 2023 tình hình khó khăn hơn, chỉ có 23,78% doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khai phát sinh về thuế giá trị gia tăng. 

"Về thuế tối thiểu toàn cầu nhiều doanh nghiệp cũng đã đề cập, Thủ tướng đã rất quan tâm và chỉ đạo rất quyết liệt, chúng ta phải thực hiện theo cam kết khi tham gia vào Diễn đàn chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Chính phủ đã phân công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Quốc hội ban hành Nghị quyết để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu. Bộ Tài chính cũng tham gia vào việc trình báo cáo Thường vụ Quốc hội, Quốc hội trong kỳ họp này về thuế tối thiểu toàn cầu và trong thời gian tới tiếp tục tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài làm ăn, kinh doanh tại Việt Nam", Thứ trưởng Cao Anh Tuấn nói.

Việt Nam phấn đấu sẽ là một trong những quốc gia tiên phong của Liên Hợp Quốc về việc làm thoả đáng, công bằng cùng hệ thống an sinh bao trùm, bền vững. Ảnh minh họa

Việt Nam phấn đấu sẽ là một trong những quốc gia tiên phong của Liên Hợp Quốc về việc làm thoả đáng, công bằng cùng hệ thống an sinh bao trùm, bền vững. Ảnh minh họa

Bộ LĐTB&XH: Quyết tâm sửa Nghị định 152 về quản lý, sử dụng, phát huy nhân lực nước ngoài tại Việt Nam với nhiều nội dung mới

Trả lời kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp FDI về nguồn nhân lực, thị trường lao động, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, Việt Nam hiện không còn ở đỉnh cao dân số vàng nhưng vẫn trong giai đoạn dân số vàng. Thời gian tới, Bộ tập trung một số việc rất căn bản.

Theo đó, phấn đấu Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia tiên phong của Liên Hợp Quốc về việc làm thoả đáng, công bằng cùng hệ thống an sinh bao trùm, bền vững. Trong đó chọn một số khâu đột phá: Tập trung xây dựng thị trường lao động bền vững, hội nhập, linh hoạt, đa dạng, lấy sinh kế của người dân làm trọng tâm; Tập trung nhu cầu thiết yếu cho người lao động, đặc biệt là khu công nghiệp cho công nhân. Trong đó, có hai vấn đề chung: phấn đấu từ năm đến 2030 xoá toàn bộ nhà tạm cho người lao động và xây dựng 1 triệu căn hộ với giá hợp lý cho công nhân, lao động. Đồng thời, xây dựng kí túc xá, khu công nhân theo đa dạng hình thức như thuê, mua,…

Thời gian qua, tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp, hiệp hội, Chính phủ đã dành thời gian và quyết tâm sửa Nghị định 152 của Chính phủ về quản lý, sử dụng và phát huy nhân lực nước ngoài tại Việt Nam với nhiều nội dung mới như giảm điều kiện, tiêu chí, giảm thời gian nộp quy trình, thực hiện thủ tục trực tuyến…

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sửa đổi Nghị định tạo điều kiện cho doanh nghiệp FDI tiếp cận khảo sát năng lượng gió ngoài khơi

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân trả lời 3 nội dung liên quan đến các ý kiến phát biểu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Hội nghị. 

Thứ nhất, mong muốn về thời hạn sử dụng đất, theo Luật Đất đai năm 2013, điều 56 quy định, các dự án đầu tư có thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Trường hợp các dự án có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, các dự án có vốn đầu tư vào khu vực kinh tế-xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn cần phải có thời gian kéo dài thì thời hạn không quá 70 năm. Đó là quy định khi hết thời hạn sử dụng đất, do vậy các nhà đầu tư phải gia hạn quyền sử dụng đất theo thời hạn nêu trên.

Hiện nay, Bộ TN&MT đang tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi trong đó đề cập đến vấn đề gia hạn quyền sử dụng đất theo hướng cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư khi hết thời hạn sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích của quy hoạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư lâu dài vào Việt Nam.

Thứ hai, về tiếp cận đất đai của nhà đầu tư nước ngoài, theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao; ngoài 3 khu vực này, nhà đầu tư phải được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Như vậy so với cách tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp trong nước thì các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn thiếu một nội dung là trực tiếp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các dự án không thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư.

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, nội dung này Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có ý kiến và Thủ tướng đã rất quan tâm chỉ đạo Bộ TN&MT thực hiện. Trong ngày 16/10, Bộ TN&MT sẽ hoàn thiện hồ sơ lần cuối để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có tiếp thu và thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng đánh giá tác động của nội dung này để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư mở rộng việc tiếp cận đất đai ngoài khu vực như luật cũ, trong đó có tính đến chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Thứ ba, liên quan đến nước thải, hiện nay, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT sửa đổi Nghị định 08. Về phía Bộ TN&MT cho rằng, để phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh thì việc tái sử dụng, kể cả nước thải, cũng hết sức cần thiết để giảm chi phí cho doanh nghiệp và để tận dụng lại. Do đó có cả quy định, tiêu chuẩn vừa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường cho khu công nghiệp, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển kinh tế.

Một nội dung nữa các doanh nghiệp đề cập tại Hội nghị là hoàn thiện các thể chế pháp luật trong vấn đề tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, Bộ TN&MT đang được giao nhiệm vụ sửa đổi Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên nước, Luật Đất đai và Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới, những nội dung này đều rất cần thiết. Trước mắt, Bộ TN&MT đã trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định 40 và Nghị định 11 về tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tiếp cận điều tra, khảo sát năng lượng gió ngoài khơi để có được số liệu làm cơ sở cho doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Bộ Xây dựng: Hướng tới quản lý đô thị phát triển thông minh, bền vững

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh cho biết, về chiến lược nhà ở, đặc biệt là chiến lược nhà ở xã hội cho công nhân, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp đến năm 2030, đồng thời có tầm nhìn dài hơn đến năm 2045.

Theo Thứ trưởng Bùi Hồng Minh, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các địa phương rà soát lại các quy hoạch và bố trí đất đai cho nguồn lực này; phối hợp để có các chính sách huy động vốn đầu tư cho nhà ở.

Bộ Xây dựng đã ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, thiết kế mẫu đối với nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê công nhân phải đáp ứng yêu cầu vừa thuận lợi, thuận tiện nhưng giá rẻ và giảm giá thành. Đồng thời, nghiên cứu để thực hiện đa dạng hóa các hình thức phối hợp giữa nhà đầu tư và DN. 

"Đơn cử như doanh nghiệp sử dụng lao động có thể ký trực tiếp với nhà đầu tư để vừa thanh toán, góp vốn hoặc tạo điều kiện để các nhà đầu tư có nguồn vốn đầu tư nhà ở xã hội; tạo ra nhiều hình thức để thuê, thuê mua, mua. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang soạn thảo Luật về Kinh doanh nhà ở và thị trường bất động sản, cụ thể hóa về các vấn đề này", Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho hay.

Liên quan đến thị trường bất động sản và kinh tế đô thị, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh cho rằng, để thực hiện Nghị quyết số 06 của Bộ Chính trị, Bộ Xây dựng đang soạn thảo trình Chính phủ để trình Quốc hội Luật Quản lý đô thị.

Trong đó, dự thảo Luật này hướng tới quản lý đô thị phát triển thông minh, bền vững; tập trung sử dụng các vật liệu xanh, giảm phát thải nhà kính, giảm tiêu hao năng lượng và nhiều chính sách khác theo chủ trương được Bộ Chính trị thông qua.

“Bộ Xây dựng xác định kinh tế đô thị, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì phát triển đô thị là một trong những mục tiêu được quan tâm. Bộ Xây dựng đang tập trung tích cực cho công tác quản lý Nhà nước liên quan đến vấn đề này”, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh nói.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sản xuất công nghiệp trong tháng 4 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, đi cùng với những cơ hội là rủi ro được đánh giá ở thế cân bằng, đòi hỏi những lực đẩy mới mạnh mẽ, toàn diện hơn tạo cơ hội để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị. 
16 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Với số kinh phí hơn 600 triệu đồng vận động bước đầu, trước mắt Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam xây dựng kế hoạch vận chuyển nước uống, nước sinh hoạt đến 4 tỉnh đầu tiên: Bến tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau để hỗ trợ kịp thời cho bà con đang thiếu nguồn nước uống và nước sinh hoạt.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh doanh ngành ngân hàng trong quý 1/2024 đã khá hoàn chỉnh khi phần lớn các nhà băng công bố báo cáo tài chính.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Dương vừa tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối với một số doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Hoà Bình - Sơn La - Điện Biên.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Chuyên gia kinh tế bày tỏ sự lạc quan về dòng tiền sản xuất, kinh doanh sẽ không bị trì trệ như 2023 vì nhiều tín hiệu tích cực của nền kinh tế.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Theo đó, các đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá, được Hội Doanh nhân trẻ Thanh Hoá chia sẻ về những hạn chế đang gặp phải khi khởi nghiệp, đồng thời đưa ra những lời khuyên để các bạn trẻ có sự chuẩn bị tốt trong quá trình khởi nghiệp.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hoàn thành đề án tái cơ cấu và gia tăng năng lực cạnh tranh là “mục tiêu kép” của Sacombank trong 7 năm qua. Nay đang ở chặng cuối của lộ trình tái cơ cấu, cùng nội lực vững vàng, nhà băng này đã chuẩn bị cho mình một hành trang khác biệt khi bước chân vào hành trình phát triển bền vững sau tái cơ cấu.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên thị trường xuất hiện nhiều chứng nhận nghiêm ngặt hơn cả chứng nhận hữu cơ, đồng nghĩa với việc rào cản dành cho hàng hóa xuất khẩu ngày càng dày hơn. 
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Long An, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Long An và Hội Công thương Okayama (Nhật Bản), đã ký biên bản ghi nhớ về mở rộng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực lao động, công nghiệp, du lịch, giáo dục, văn hóa, với kỳ vọng tạo khởi đầu cho những hợp tác, thành công mới trong tương lai.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Dù Ngân hàng Nhà nước mới đây đã phát đi thông báo sẵn sàng bán ngoại tệ để can thiệp tỷ giá, song tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và thị trường tự do vẫn nóng. Áp lực tỷ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong nước.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Phía ngân hàng mong nhận được sự thấu hiểu của cổ đông, đồng thời đang nỗ lực giải quyết những vướng mắc cuối cùng liên quan đến khoản nợ của ông Trầm Bê trước khi tính đến phương án chia cổ tức.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Yêu cầu chống phá rừng, giảm phát thải và các tiêu chí bền vững khác đang đánh thẳng vào chi phí, lợi nhuận và doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt trên 141 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chế biến trên 23 ngàn tấn, tăng gần 9% so với kết quả thực hiện năm 2023.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Hội Doanh nhân trẻ Đồng Nai luôn chú trọng hoạt động thăm doanh nghiệp hội viên và kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế của doanh nghiệp và địa phương.
1 tuần
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Công trình “Trường Sa xanh 2024” nhằm xây dựng và trao tặng các công trình xanh cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang sinh sống, công tác trên Quần đảo Trường Sa, với tổng nguồn lực huy động dự kiến đạt hơn 3 tỷ đồng.
1 tuần
Xem thêm