Thứ năm, 15/05/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Chiến lược ‘Near sourcing’ của các ‘đại bàng’ làm tăng đối thủ cho Việt Nam

Huyền Trang
- 16:43, 10/07/2023

(DNTO) - Chiến lược “Near sourcing” - chuyển dịch chuỗi cung ứng, sản xuất đến gần với thị trường tiêu thụ đang được các tập đoàn đa quốc gia hướng đến, thay vì chỉ tập trung đặt nhà máy tại Trung Quốc và Việt Nam.

 

Nhà máy sản xuất di động của Samsung ở Ấn Độ phục vụ thị trường nội địa hơn 1,4 tỷ dân và các thị trường lân cận. Ảnh: Reuters.

Nhà máy sản xuất di động của Samsung ở Ấn Độ phục vụ thị trường nội địa hơn 1,4 tỷ dân và các thị trường lân cận. Ảnh: Reuters.

Không ‘bỏ trứng vào một giỏ’ tại Việt Nam

Samsung, hãng công nghệ Hàn Quốc, là minh chứng rõ nét nhất trong việc thực hiện chiến lược “Near sourcing”. Gã khổng lồ công nghệ đã đầu tư 20 tỷ USD trong 15 năm ở Việt Nam. Dù tuyên bố không chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Việt Nam sang Ấn Độ, nhưng hãng vẫn tăng sản lượng sản xuất tại Ấn Độ để phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang khu vực lân cận như châu Phi.

Samsung cũng có một cứ điểm sản xuất khác đặt tại Brazil từ năm 1999, nhằm đưa sản phẩm smartphone đến thị trường Mỹ Latinh. Ngoài ra, “đại bàng” này cũng đặt nhà máy tại Indonesia vào năm 2015, với công suất 800 ngàn chiếc/năm, đủ để phục vụ thị trường đông dân thứ 4 thế giới. Mới nhất, năm 2021, Samsung tiếp tục đưa vào hoạt động nhà máy ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chiếm lĩnh thị trường tại đây.

Ngoài các nước phát triển, Intel cũng đang tích cực tìm đến các thị trường mới nổi để đặt nhà máy, trong bối cảnh nguồn chip toàn cầu đang thiếu hụt trầm trọng. Hãng cho biết sẽ đầu tư hơn 7 tỷ USD để xây dựng một nhà máy đóng gói và thử nghiệm chip mới tại Malaysia, xây dựng nhà máy 25 tỉ USD ở Israel hay nhà máy 4,6 tỷ USD ở Ba Lan. Intel đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất tấm bán dẫn khác ở Đức. Tại Việt Nam, đến cuối 2021, Intel đã đầu tư 1,5 tỉ USD và cho biết sẽ tiếp tục tăng đầu tư tại đây.

Tương tự, “ông lớn” khác như Foxconn, LG, Apple… đang tích cực đa dạng hóa nguồn cung của mình bằng việc đặt nhà máy ở các khu vực tiềm năng. 

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, các tập đoàn đa quốc gia đang thực hiện chiến lược “Near sourcing”, tức dịch chuyển nguồn cung về gần thị trường tiêu thụ. Việc này giúp giảm thiểu các rủi ro gián đoạn nguồn hàng, trong bối cảnh thương mại quốc tế mong manh trước biến động. Vì vậy, thay vì tập trung nhà máy sản xuất ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam), các tập đoàn đa quốc gia đang tập trung đầu tư các nhà máy sản xuất ở một số nước như: Ấn Độ, Mexico, Brazil…

“Việc này không chỉ sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam mà còn làm gia tăng đối thủ cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu chính của ta; ảnh hưởng trực tiếp đến thị phần của Việt Nam tại các thị trường này”, ông Hải nhận định.

Dễ dàng chia lại thị phần sản xuất

Việt Nam sẽ phải có chính sách thuận lợi để tạo mội trường thu hút FDI, cũng như thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước. Ảnh: T.L.

Việt Nam sẽ phải có chính sách thuận lợi để tạo mội trường thu hút FDI, cũng như thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước. Ảnh: T.L.

Sau cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam nổi lên như một cứ điểm để các nước công nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đầu tư (Trung Quốc +1). Nhờ vậy, năm ngoái, tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDI thực hiện đạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với năm 2021 và cũng là con số cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022).

Nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới như Apple, Goertek, Foxconn, Luxshare… đang tích cực chuyển dịch sản xuất, tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hiện Apple đã chuyển 11 nhà máy từ Đài Loan sang Việt Nam. Việt Nam được nhận định trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Nhưng bối cảnh thế giới biến động không ngừng và tiềm ẩn nhiều rủi ro đã thúc giục các “đại bàng” tìm kiếm cơ hội nhiều hơn, ngoài đất nước hình chữ S. Việc chia nhỏ thị trường hoạt động giúp các tập đoàn đa quốc gia tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng hơn đến các thị trường mục tiêu. Đồng thời, cũng giúp tập đoàn nhanh chóng chia lại thị phần sản xuất khi bất kì một khu vực nào gặp biến động.

Về phía Việt Nam, với những lợi thế riêng như việc duy trì kinh tế vĩ mô, chính trị xã hội ổn định, tham gia sâu rộng vào các hiệp định thương mại tự do, vị trí địa lý thuận lợi, lao động giá rẻ…, sẽ tiếp tục có sức hấp dẫn với các gã khổng lồ sản xuất của thế giới.

Minh chứng là vốn FDI vào Việt Nam trong nửa đầu năm nay vẫn đạt hơn 13,43 tỷ USD, bằng 95,7% so cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là “thỏi nam châm” hút vốn đầu tư nước ngoài với hơn 8,46 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tuy nhiên, với độ mở nền kinh tế lớn, Việt Nam rất mong manh trước những biến động từ bên ngoài. Nửa đầu năm, sản xuất công nghiệp đã phục hồi 98,8% so với cùng kỳ. Nhưng, giá trị tăng thêm toàn ngành chỉ đạt 0,44%, mức tăng thấp nhất cùng kỳ từ năm 2011. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) toàn ngành giảm 1,2%. Riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,6%.

Vì vậy, Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), cho biết sẽ sớm hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Phát triển Công nghiệp trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây sẽ là cơ sở pháp lý bền vững phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao tự chủ về nguyên liệu, công nghệ, sản xuất và thị trường.

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Quốc hội xem xét, quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định tại Nghị quyết số 55 đến hết ngày 31/12/2030 theo Tờ trình của Chính phủ.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Trong một tuyên bố chung, các quan chức hai bên cho biết họ sẽ giảm thuế quan, với bình luận: "...nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ kinh tế và thương mại bền vững, lâu dài và cùng có lợi".
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế được đăng bởi Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thường trực Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân; thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp và có ít nhất 20 tập đoàn lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu đa quốc gia.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Xuất khẩu từ Trung Quốc đã tăng 8,1% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, vượt xa ước tính tăng 1,9%. Số liệu này cũng cho thấy lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 21%, trong khi lượng hàng nhập khẩu giảm gần 14%.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa khuấy động dư luận với đề xuất áp mức thuế 80% lên hàng hóa Trung Quốc, được đưa ra qua mạng xã hội Truth Social. Tuyên bố này xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, ngay trước thềm cuộc hội đàm thương mại cấp cao Mỹ - Trung dự kiến diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sẽ đóng vai trò chủ chốt.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Từ ngày 10/5, mỗi kWh điện có giá hơn 2.204 đồng theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Chính trường Washington đang chứng kiến sự tăng tốc đáng kể trong nỗ lực định hình lại các mối quan hệ thương mại quốc tế của Mỹ.
6 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 7/5 (giờ Mỹ), các thông tin từ Washington D.C. đang hé mở khả năng một số sản phẩm thiết yếu dành cho trẻ em khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ, như nôi, xe đẩy và ghế ngồi ô tô, có thể được xem xét miễn trừ khỏi mức thuế nhập khẩu cao, thậm chí có thể lên tới 145%.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Bắt đầu từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7/2025, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) sẽ tiến hành cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc Tổng điều tra, Cục Thống kê đã và đang tiếp tục khẩn trương thực hiện các bước chuẩn bị về phương án điều tra, nhân lực, thiết bị công nghệ…
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Trong 4 tháng đầu năm 2025, ngành nông, lâm nghiệp Việt Nam đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan từ sản xuất đến xuất khẩu. Dù đối mặt với không ít thách thức về chi phí đầu vào và thị trường tiêu thụ, ngành nông, lâm, thủy sản vẫn đang khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế nhờ những kết quả tăng trưởng tích cực.
1 tuần
Tiếng nói doanh nhân
Xử lý vi phạm kinh tế theo hướng phân định rõ trách nhiệm, tránh hình sự hóa không cần thiết, không hồi tố gây bất lợi... là những điểm mới tại Nghị quyết 68-NQ/TW. Từ đây, chuyên gia đề xuất xây dựng Luật phát triển Kinh tế tư nhân.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 10/5 tới đây, các quan chức cấp cao của Mỹ và Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc gặp tại Geneva, Thụy Sĩ nhằm thảo luận về căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây bất ngờ vào ngày 6/5 (giờ Mỹ) khi tuyên bố rằng Mỹ không cần phải ký kết thỏa thuận với các đối tác thương mại. Ông lập luận rằng Mỹ là "cửa hàng lớn nhất thế giới" và có thể tự đặt ra các điều khoản thương mại mà không cần ký kết các thỏa thuận chính thức.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Đến nay, cơ quan thuế đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
1 tuần
Xem thêm