Thứ sáu, 01/12/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hút FDI về Việt Nam: Nhiều 'hạt sạn' khiến 'đại bàng' chần chừ rót vốn

Hồng Gấm
- 17:15, 16/05/2022

(DNTO) - Để biến tiềm năng thành dòng vốn đầu tư thật thì Việt Nam cần có nhiều sự cởi mở hơn nữa trong chính sách thu hút đầu tư. Muốn hướng đến sự “đẳng cấp” hơn là số lượng như hiện nay, cần sửa đổi luật, giảm gánh nặng thực thi không cần thiết, tránh tình trạng ở “trên rải thảm, dưới lại rải đinh”. 

 

Các chuyên gia nhận định, hiện nay Việt Nam đang đứng ở phân khúc rất thấp của chất lượng FDI. Ảnh: TL.

Các chuyên gia nhận định, hiện nay Việt Nam đang đứng ở phân khúc rất thấp của chất lượng FDI. Ảnh: TL.

"Chúng ta nên thẳng thắn thừa nhận, Việt Nam không còn là điểm sáng để thu hút FDI nữa, bởi Việt Nam không khôi phục nhanh như trước cả về số và tốc độ tăng trưởng. Tôi nghĩ là chúng ta phải nhìn rõ hơn, chấp nhận sự thật để có những giải pháp phù hợp nhằm "xốc lại" huy động vốn đầu tư nước ngoài, đừng bảo thủ, viển vông nghĩ chúng ta vẫn hay, vẫn tốt", TS. Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đã nhận định trước thực trạng hút FDI tại Việt Nam hiện nay. 

Nỗi lo đó là có thật, khi Việt Nam có sự “chậm pha” trong thu hút vốn FDI so với xu hướng tăng của toàn cầu trong năm 2021, do Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, dù vẫn đạt con số trên 31 tỷ USD trong năm này. 

"Đóng góp của khu vực FDI với tăng trưởng, xuất khẩu, ngân sách, việc làm, thay đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng… là không thể phủ nhận. Nhưng điều này đã đạt được kỳ vọng hay chưa, đã cân xứng với những ưu đãi chưa thì câu trả lời là chưa.

Rõ ràng, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Việt Nam còn ở phân khúc rất thấp do tính dẫn dắt, lan toả tới các doanh nghiệp trong nước của doanh nghiệp FDI còn rất hạn chế. Bên cạnh đó là những tiêu cực của FDI như chuyển giá, mở rộng nhưng vẫn báo lỗ, đầu tư núp bóng...", ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đánh giá. 

Cho rằng, hiện nay Việt Nam đang đứng ở phân khúc rất thấp của chất lượng FDI, ông Toàn thông tin, đa số các dự án FDI có công nghệ trung bình (80%), công nghệ lạc hậu tới 15%, chỉ 5% dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn từ Mỹ và châu Âu. 

"Sự mất cân đối trong cơ cấu FDI giữa Việt Nam và ASEAN cho thấy rằng, Việt Nam đang đứng sau mặt bằng chung của ASEAN. Rõ ràng đây là một “nút thắt” trong thu hút và sử dụng FDI, nếu Việt Nam không cải thiện và tháo gỡ thì khó có thể đạt được mục tiêu của Nghị quyết 50", ông Toàn dẫn chứng. 

Nhận diện rào cản ngăn dòng vốn đầu tư

Đánh giá về thực trạng hút FDI vào Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, việc phải chịu “gánh nặng” về thực thi chính sách đang là rào cản lớn nhất khiến vốn ngoại còn dè chừng, nhỏ giọt. 

Cụ thể, điều tra PCI-FDI 2021 đã ghi nhận, một số lĩnh vực có sự gia tăng tỷ lệ doanh nghiệp phản ánh còn nhiều phiền hà so với năm 2020 như: thuế, phòng cháy, đất đai, xây dựng và lao động.

Tỷ lệ doanh nghiệp FDI phải dành hơn 5% quỹ thời gian của lãnh đạo cho việc tìm hiểu và thực hiện quy định của pháp luật là 60,6%, tăng vọt so với con số 32,9% của năm 2020; số ngày trung vị thông quan hàng hóa xuất khẩu tăng từ 1 ngày trong năm 2020 đã lên 2 ngày trong năm 2021; tương tự số ngày trung vị nhập khẩu của năm 2021 là 3 ngày, tăng đáng kể so với con số 2 ngày được duy trì trong nhiều năm trước đó.

Việc phải chịu “gánh nặng” về thực thi chính sách đang là rào cản lớn nhất khiến vốn ngoại còn dè chừng, nhỏ giọt. Ảnh: TL.

Việc phải chịu “gánh nặng” về thực thi chính sách đang là rào cản lớn nhất khiến vốn ngoại còn dè chừng, nhỏ giọt. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi thuế để thu hút vốn FDI đã bộc lộ nhiều bất cập, TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra thuộc Thanh tra Chính phủ cho rằng, hệ thống chính sách, quy định về ưu đãi thuế và trợ cấp xây dựng riêng cho các ngành, lĩnh vực FDI được ưu tiên, chọn lọc chưa hiệu quả. Đối tượng chọn lọc trong các văn bản luật chưa được định nghĩa rõ ràng khiến cho các ưu đãi thuế và trợ cấp không đến được đúng đối tượng.

"Chẳng hạn, Luật Thuế TNDN quy định áp dụng thuế ưu đãi đối với “lĩnh vực công nghệ cao như điện tử”, nhưng lại không định nghĩa rõ thế nào là công nghệ cao mà chỉ xếp theo tên nhóm ngành, dẫn đến ngành “lắp ráp điện tử” cũng được xét là đối tượng hưởng ưu đãi...", ông Văn dẫn chứng.

Đặc biệt, các chuyên gia nhìn nhận, mới đây việc "áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu", được cho là góp phần quan trọng đảo ngược cuộc đua giảm thuế suất kéo dài hàng thập kỷ. Nhưng với Việt Nam, lại gây khó cho các "đại bàng".

Trên thực tế, với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu 15%, thậm chí Mỹ dự kiến áp dụng ở mức 21%, thì các biện pháp ưu đãi thuế đó sẽ bị “vô hiệu hóa”. Các “đại gia” đang hoạt động tại Việt Nam và có doanh thu hợp nhất toàn cầu vượt ngưỡng 750 triệu EUR sẽ bị ảnh hưởng. 

“Sẽ có nhiều doanh nghiệp đa quốc gia lớn đã, đang và sẽ đầu tư tại Việt Nam nằm trong phạm vi áp dụng của chính sách này. Khi áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu, trong trường hợp thuế suất hiệu quả của các công ty con của họ ở Việt Nam thấp hơn thuế suất tối thiểu toàn cầu (15%), thì các doanh nghiệp này sẽ phát sinh thêm thuế nộp bổ sung tại nước đặt trụ sở chính (là phần chênh giữa thuế suất tối thiểu toàn cầu 15% và thuế suất hiệu quả tại Việt Nam)”, ông Bùi Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc Dịch vụ Tư vấn thuế của Deloitte Việt Nam, nêu rõ. 

Ông Tuấn cho rằng, điều này sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến ưu đãi thuế mà các công ty con và chi nhánh của họ đang được hưởng tại Việt Nam, theo đó có thể tác động đến các quyết định về mặt đầu tư, mở rộng sản xuất - kinh doanh tại Việt Nam. 

Từ thực trạng trên, tại "Báo cáo thường niên về đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam", mới đây, các chuyên gia cho rằng, nếu vấn đề này không sớm được giải quyết, thì hệ lụy là rất lớn. Vấn đề cần làm lúc này là nhanh chóng đưa ra các đánh giá rõ ràng về lợi - hại khi áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, từ đó kiến nghị, đưa ra giải pháp để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư. 

“Phải nhanh chóng giải quyết. Đây là vấn đề thực tiễn, rất cấp thiết, nên cả cơ quan nhà nước, nhà đầu tư đều phải nỗ lực để có tiếng nói chung, để không mất thuế sang túi các nước xuất khẩu vốn, cũng như đàm phán lại các “hợp đồng” đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài, để làm sao vừa bảo vệ được lợi ích của mình, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư, đồng thời vẫn có thể lôi kéo được các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam”, GS-TSKH. Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Tin khác

Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trên môi trường online, không giảm giá thì khó cạnh tranh và khó bán hàng, nhưng giảm giá sâu thì bào mòn lợi nhuận, doanh nghiệp phải tìm những cách riêng để định vị sản phẩm và thương hiệu giữa hàng nghìn nhà bán trên mạng.
12 giờ
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Bức tranh kinh tế tháng 11 dần khởi sắc khi các thị trường chủ lực đều đang có tín hiệu hồi phục rõ nét. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng mạnh nhất 13 tháng, hút FDI "bùng nổ", xuất khẩu tăng trưởng tích cực, thặng dư thương mại đạt 24,44 tỷ USD với 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.
1 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ... vẫn sẵn sàng mang dòng vốn vào Việt Nam thực hiện thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) vì đây là thị trường sinh lời cao cho họ.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 30 năm phong trào Doanh nhân trẻ Việt Nam, trong các ngày 21, 22 & 26/11/2023 tại Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã tổ chức các giải thể thao doanh nhân trẻ, với các nội dung: bóng đá, tennis và golf, thu hút gần 500 doanh nhân trẻ tham dự và cổ vũ.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Đối với ông Mai Thanh Chung, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Phú Thọ, giá trị của một doanh nghiệp được thể hiện qua các hoạt động vì cộng đồng. Hoạt động này đã và đang được các doanh nhân trẻ Phú Thọ thực hiện bền bỉ, là một phần trong văn hóa kinh doanh. Và đó là điều khiến ông rất tự hào.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các đơn vị vận chuyển cho biết họ đang bị cạnh tranh không lành mạnh khi các sàn thương mại điện tử hiện không cho phép người bán, người mua tự chọn đơn vị vận chuyển mà buộc phải chọn theo sàn.
2 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Gắn bó với công tác Hội địa phương trong nhiều năm với nhiều kỷ niệm, các "thủ lĩnh" đã không khỏi xúc động khi nhìn lại sự trưởng thành của Hội, cùng với đó là những trăn trở, cũng như gửi gắm nhiều tâm huyết dành cho các doanh nhân trẻ tiếp nối đảm nhận những vai trò quan trọng của Hội thời gian tới.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Tham dự Lễ Kỷ niệm 30 năm phong trào Doanh nhân trẻ Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân trẻ với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Các doanh nhân trẻ đến từ khu vực ASEAN, châu Á – Thái Bình Dương đánh giá Việt Nam đang là điểm đến công nghệ, có nhiều sản phẩm đưa ra quốc tế nên cần tận dụng cơ hội này để tiếp tục phát triển.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 30 năm qua, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã có sự kết nối bền chặt giữa thế hệ cựu trào với thế hệ hiện nay và cho thế hệ mai sau. Sợi dây kết nối này cần tiếp tục phát triển, bởi đây là bản sắc riêng và cũng là sức mạnh của Hội để viết tiếp câu chuyện chiến thắng trên trường quốc tế.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong năm 2022 – 2023, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn TNHH Một Thành viên (SATRA) đã đóng góp, hỗ trợ quà tặng chăm lo cho cán bộ, chiến sĩ, người dân trên các đảo thông qua các chương trình đồng hành cùng ngư dân bám biển quê hương, đồng hành cùng bộ đội các vùng biên giới hải đảo; đóng góp kinh phí xây dựng Khuôn viên Văn hóa tại Vùng 2 Hải quân… với tổng kinh phí hơn 1,8 tỷ đồng.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Sáng 26/11, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Giải Tennis chào mừng 30 năm phong trào Doanh nhân trẻ Việt Nam, tranh cúp Sao Vàng - Chiến Thắng - Thành Công.
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Để tạo điều kiện hấp thụ tín dụng gần hơn cho doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đang hướng tới kiến nghị với Chính phủ sửa đổi, bổ sung luật, trong đó mở rộng hình thức bao thanh toán, là một trong những nội dung "thoáng" nhất tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong điều kiện "trắng tay" cũng được bơm vốn. 
4 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Trong 3 năm qua, Công ty Mai Thiên Thanh đã biến những phụ phẩm từ cá tra và hải sản, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thành nguồn nguyên liệu cho quá trình sản xuất phân bón hữu cơ. Đây là một minh chứng tiêu biểu cho mô hình kinh tế tuần hoàn tại Đồng Tháp.
5 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Ngày 24/11, tại TP.HCM, Tập đoàn TTC và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện (giai đoạn 2023 - 2028) nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.
6 ngày