Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ngân hàng và tham vọng tìm kiếm 'vốn ngoại' để nâng cao năng lực cạnh tranh

Hồng Gấm
- 11:20, 17/12/2021

(DNTO) - Để trợ lực cho các ngân hàng thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh về vốn, công nghệ, phù hợp với phát triển "nóng", ngân hàng nhà nước cũng "rốt ráo" tăng tỷ lệ sở hữu vốn ngoại để rộng đường đón "đại bàng".

Nâng giới hạn sở hữu của khối ngoại tại ngân hàng giúp dọn đường cho việc hút FDI. Ảnh: TL.

Nâng giới hạn sở hữu của khối ngoại tại ngân hàng giúp dọn đường cho việc hút FDI. Ảnh: TL.

Ngân hàng ráo riết "gõ cửa" đối tác ngoại

Không phải đến bây giờ các ngân hàng mới đặt ra vấn đề muốn tìm các đối tác ngoại để hợp tác khi bài toán tăng trưởng và phát triển đang ngày càng "nóng" dần lên cùng với bản đồ kinh tế thế giới ngày càng phẳng.

Chẳng hạn, một ngân hàng lớn như VietinBank cũng liên tiếp vay hợp vốn trong những năm qua, trong đó có hợp đồng vay hợp vốn 100 triệu USD với 8 định chế tài chính nước ngoài. Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) đã ký hợp đồng vay vốn dài hạn, có giá trị lên tới 100 triệu USD với Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), cùng với đó IFC sẽ tham gia tư vấn cho TPBank trong các lĩnh vực quản trị ngân hàng, quản lý rủi ro và nâng cao năng lực phát triển...

Cũng theo báo cáo “Nghiên cứu tính cần thiết của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” được CIEM công bố mới đây, cho thấy tín hiệu lạc quan về dòng vốn ngoại "đổ" vào các nhà băng ngày càng mặn mà hơn. 

Cụ thể, tính đến 30/6/2021 có 19 tổ chức tín dụng có cổ đông là tổ chức nước ngoài sở hữu trên 1% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trong đó ngân hàng thương mại nhà nước có 03/04 ngân hàng và ngân hàng thương mại cổ phần là 16/28 ngân hàng; 11 tổ chức tín dụng có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 15% trong đó có 5 tổ chức tín dụng có tỷ lệ sở hữu cổ phần của tổ chức nước ngoài trên 25%. 

Đáng chú ý, giai đoạn từ 2018 đến tháng 6/2021, một số ngân hàng có phát sinh sở hữu của tổ chức nước ngoài như BIDV (1 tổ chức là KEB Hana sở hữu 15%), MSB (8 tổ chức, sở hữu 28,22%), VPB (9 tổ chức sở hữu 13,33%), LVB (1 tổ chức sở hữu 2,1%) và SCB (1 tổ chức sở hữu 4,94%). 

Tuy nhiên, dù tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tăng nhanh trong vài năm trở lại đây nhưng tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài lại không được vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại Việt Nam, đây chính là nút thắt trong việc hút FDI của các nhà băng. 

Theo đó, nhằm tăng cường khả năng huy động vốn, đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho các ngân hàng thương mại, nhất là hỗ trợ thực hiện hiệu quả các cam kết về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại trong các FTA đặc biệt là EVFTA… nhiều chuyên gia đã khuyến nghị ngân hàng nhà nước có thể cân nhắc xem xét điều chỉnh tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 

"Việc nới thêm room ngoại cho ngân hàng có thể tạo ra sức hút để các nhà đầu tư ngoại tích cực đầu tư hơn vào hệ thống ngân hàng, tăng thêm nguồn lực giúp các ngân hàng đảm bảo các tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế cũng như đầu tư hạ tầng công nghệ, tăng cường thanh khoản, quản trị rủi ro...", PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính đánh giá.

Bên cạnh đó, Chứng khoán MB (MBS), nhận định, với sự tham gia của vốn ngoại sẽ giúp hoạt động M&A ngành ngân hàng nở rộ. "Tiềm năng của ngành tài chính tiêu dùng sẽ còn rất lớn, và đây có thể là lý do mà các ông lớn trong ngành tài chính thế giới liên tục tiến hành thâu tóm các công ty tài chính hàng đầu Việt Nam", MBS nhận định. 

Nhận định này hoàn toàn có cơ sở khi trong quý IV/2021, đã bùng nổ thương vụ đình đám đầu tiên được mở màn trong tháng 10/2021, khi VPBank thành công thương vụ chuyển nhượng 49% vốn điều lệ Fe Credit cho đối tác SMBC với giá 1,4 tỷ USD. Hay gần đây nhất là việc mua lại hai công ty tài chính FCCOM (của MSB) và CTCP Tài chính Cổ phần Handico (HAFIC).

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư vào tháng 11/2021, bà Lưu Thị Thảo, Phó Tổng Giám đốc VPBank, cho biết sau khi hoàn tất bán FE Credit vào cuối tháng 10/2021, việc tìm kiếm đối tác chiến lược đang là chương trình hành động của ban lãnh đạo ngân hàng. Kế hoạch này đang trong quá trình đàm phán, thương thảo.

"Phía ngân hàng tham vọng sẽ tìm được nhà đầu tư chiến lược không chỉ có khả năng hỗ trợ về mặt tài chính mà kỳ vọng cả về kỹ năng quản trị chuyên nghiệp cao, để hỗ trợ cho cả hệ sinh thái của VPBank, bao gồm FE Credit và các công ty thành viên, giúp VPBank trở thành Tập đoàn tài chính vững mạnh ở Việt Nam",  bà Thảo cho hay.

Ngoài ra, còn có hàng loạt thương vụ đầu tư, rót vốn khác của các định chế tài chính nước ngoài vào các công ty công nghệ tài chính (fintech), ví điện tử… được ghi nhận trong năm nay. 

Cụ thể, số liệu mới nhất từ MBS cho biết, trong 10 tháng năm 2021, Việt Nam có 41 thương vụ M&A doanh nghiệp với tổng giá trị hơn 3 tỷ USD; trong đó riêng ngành dịch vụ tài chính ghi nhận 1,47 tỷ USD, chiếm gần 50%.  Với “bàn đạp” kể trên, một số ngân hàng, công ty tài chính cũng đang tiếp tục "thừa thắng xông lên" tìm kiếm đối tác ngoại trong năm 2022 để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tín hiệu "tiếp sức" từ ngân hàng nhà nước 

Tại Hội thảo công bố báo cáo “Nghiên cứu tính cần thiết của việc điều chỉnh tăng giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngay trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với từng loại hình tổ chức tín dụng phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký kết nhằm tăng cường huy động nguồn lực về vốn, công nghệ, quản trị của nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý tổ chức tín dụng yếu kém…

“Có được dòng vốn đầu tư ngoại là điều chúng ta mong muốn, bản thân các nhà đầu tư nước ngoài cũng ngày càng quan tâm hơn tới thị trường tài chính Việt Nam, nhưng điều cốt yếu mà các nhà đầu tư quan tâm ở đây là room cho họ sẽ được nâng lên ở mức bao nhiêu để có quyền tham gia thực chất vào việc quản trị ngân hàng. Thực tế, trước đây có một số nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ vốn vào Việt Nam, song tỷ lệ cũng chỉ có giới hạn, khả năng điều phối cũng như ảnh hưởng tới các quyết định trong hoạt động của các ngân hàng không như mong muốn, nên không ít trong số đó đã rút khỏi thị trường Việt Nam”, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng chia sẻ.

Đồng thời, ông Hùng cho rằng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài cần phân theo nhóm, như đối với các nhà băng đã triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II trong hoạt động, đang có những sự chuẩn bị để tiến tới Basel III thì có thể xem xét nâng room ngoại cao hơn tỷ lệ 30% so với quy định hiện nay. 

"Nâng lên ở một tỷ lệ nào để có thể đủ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào ngân hàng, song phải làm sao để hài hoà mới là điểm cần lưu ý. Bởi nếu họ có quyền quá lớn tham gia vào hoạt động ngân hàng thì sẽ có thể gây xáo trộn trong hệ thống. Mức nới room ra sao là quan trọng để tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại hút FDI, nhưng quan trọng hơn là đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống tài chính tiền tệ, đặc biệt với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam”, ông Hùng nhấn mạnh.

Đồng quan điểm PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, tại Việt Nam số lượng ngân hàng không quá nhiều, chính vì thế nên mức độ ảnh hưởng nếu xảy ra chỉ tại một ngân hàng thôi cũng có thể gây tác động rất lớn tới toàn hệ thống và cả nền kinh tế. “Room ngoại trong tương lai sẽ phải nới thêm, nhưng tôi cho rằng nên nâng lên theo lộ trình, phù hợp theo thời kỳ cùng sự phát triển và ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ Việt Nam”, ông Thịnh kiến nghị.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Nhu cầu vay vốn là rất lớn, song hiện chỉ khoảng 2% hợp tác xã (HTX) tiếp cận được vốn từ các tổ chức tín dụng, 80% HTX phải vay ở hệ thống tín dụng đen với lãi suất cao. Phó Thống đốc Đào Minh Tú chỉ rõ, việc tín dụng chưa "chảy" vào HTX nguyên nhân đến từ cả 2 phía HTX và ngân hàng. 
14 giờ
Tài chính - Thị Trường
Thị giá FPT chạm giá trần 120.100 đồng/cp, mức đỉnh cao nhất của cổ phiếu này kể từ khi chào sàn. Diễn biến trên cũng đã gây hiệu ứng tích cực dẫn dắt toàn nhóm cổ phiếu công nghệ tăng trung bình trên 6,68%, cao nhất thị trường.
16 giờ
Thời sự - Chính trị
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về quản lý mặt hàng vàng. Trước mắt phải đảm bảo cung cầu, giá hợp lý.
16 giờ
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia, chất lượng tài sản trong khu vực tài chính tiếp tục xấu đi do thị trường bất động sản suy giảm có thể ảnh hưởng xấu đến triển vọng tăng trưởng khi vốn dự phòng đang tương đối mỏng, đặc biệt là với một số ngân hàng thương mại quốc doanh lớn.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Dù mức lợi nhuận hàng nghìn tỷ được các ngân hàng công bố, tuy nhiên diễn biến thị giá các cổ phiếu ngành ngân hàng lại khá trái chiều nhau.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam có nhiều sản phẩm thế mạnh, đã xuất khẩu thành công vào nhiều thị trường trong nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể chiếm lĩnh được các thị trường này.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tính đến 15/4 đạt 208,94 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 107,82 tỷ USD, tăng 16,34% so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng thêm 15 tỷ USD.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
"Mặt bằng lãi suất huy động của giảm nhanh, và dù nhà điều hành đã giảm lãi suất 4 lần mà mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường không giảm được là do cung tiền không tăng, thị trường 1 và thị trường 2 không thông nhau", TS. Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận định.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Sản xuất công nghiệp đã phục hồi như kỳ vọng? Xuất khẩu trong nước đã thực sự tạo được bứt phá? Đâu là thuận lợi và thách thức mà nền kinh tế đang đối mặt?... TS Trần Đình Cung đã đưa ra những quan điểm riêng của mình về các vấn đề này.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường giảm sâu đang mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, trong đó chú trọng các cổ phiếu có nền tảng trả cổ tức bằng tiền mặt, tài chính lành mạnh, thuộc nhóm ngành có tính ổn định và ít ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, Agriseco nhấn mạnh.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 1/2024, Ngân hàng Nhà nước chính thức cho phép các ngân hàng thương mại kéo dài chính sách cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ với doanh nghiệp khó khăn thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 30/6/2024.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), cho biết hàng loạt các nhà phân phối, nhà bán lẻ hàng đầu tại khu vực Mỹ La-tinh đã đăng ký tham dự và đặt kỳ vọng cao trong việc thu mua số lượng lớn với đa dạng nhóm hàng tại chương trình năm nay.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhắc đến Đài Loan, người ta thường nhớ đến TSMC, gã khổng lồ trong ngành công nghệ, nhưng thú vị thay, ngành sản xuất xe đạp lại đang đóng vai trò trụ cột kinh tế lớn thứ hai của đảo quốc này.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số VN-Index mất gần 20 điểm, thanh khoản sụt giảm rõ rệt. Diễn biến thị trường đang lộ rõ sự đuối sức của dòng tiền trong bối cảnh tỷ giá không ngừng tăng cao.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Xăng RON95 tăng giá tới 416 đồng/lít trong kì điều hành hôm nay. Các loại xăng dầu khác tăng giảm đan xen.
1 tuần
Xem thêm