Thứ tư, 27/03/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

‘Cá mập’ bật mí lý do xuống tiền cho startup giữa mùa đông gọi vốn

Huyền Trang
- 16:58, 07/11/2022

(DNTO) - Bằng những chiến lược độc đáo, nhiều startup vẫn thuyết phục được các nhà đầu tư rót vốn, bất chấp dòng vốn đầu tư mạo hiểm vẫn đang siết chặt trên toàn cầu.

Từ trái sang: Bà Hoàng Thị Kim Dung, đại diện Quỹ Genesia Ventures; ông Bùi Thành Đô, CEO ThinkZone Ventures và bà Lê Hoàng Uyên Vy, CEO Do Ventures.

Từ trái sang: Bà Hoàng Thị Kim Dung, đại diện Quỹ Genesia Ventures; ông Bùi Thành Đô, CEO ThinkZone Ventures và bà Lê Hoàng Uyên Vy, CEO Do Ventures.

Tháng 10 vừa qua, Quỹ đầu tư Genesia Ventures (Nhật Bản) cùng với nhiều quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân khác cùng rót vốn 5 triệu USD vòng series A vào Fundiin, startup trong lĩnh vực mua trước trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL).

Bà Hoàng Kim Dung, đại diện Quỹ đầu tư Genesia Ventures (Nhật Bản) cho biết, điều mà bà thực sự ấn tượng với startup này là việc nỗ lực giao tiếp với các nhà đầu tư.

Cụ thể, trước khi bắt đầu gọi vốn vòng series A, đội ngũ Fundiin đã soạn một cuốn tài liệu hơn 40 trang, trả lời một cách chi tiết, dễ hiểu những câu hỏi mà họ thường xuyên nhận được từ các nhà đầu tư trước đó. Cách này startup và giúp các nhà đầu tư về đến sau rút ngắn khoảng cách thông tin, khiến buổi họp diễn ra với những câu hỏi có chiều sâu hơn.

Ngoài ra, Fundiin là một trong những startup mà bà Dung rất ấn tượng về tính đều đặn, kỉ luật và chỉn chu trong việc thường xuyên cập nhật báo cáo KPI tới các nhà đầu tư.

Đặc biệt, trong email gửi báo cáo KPI mà Fundiin gửi tới các nhà đầu tư vào tháng 7 vừa qua, bên cạnh việc cập nhật kết quả kinh doanh, CEO Nguyễn Cảnh Cường còn đặc biệt chia sẻ góc nhìn về việc các công ty BNPL lớn trên thế giới như Klarna giảm giá trị vốn hoá từ 45 tỉ USD xuống 7 tỉ USD. Từ đó, anh nhấn mạnh thêm giá trị cốt lõi thực sự của BNPL mà Fundiin đang theo đuổi.

“Đây là một cách làm vô cùng khéo léo của CEO Nguyễn Cảnh Cường trong việc “trấn an” tâm lý các nhà đầu tư, đồng thời tiếp tục “inspired” (truyền cảm hứng) các nhà đầu tư bằng bản lĩnh, sự nhạy bén, và sự cam kết tuyệt đối mang lại giá trị cho khách hàng. Sau email đó, đại diện quỹ Genesia Ventures ở Nhật Bản đã gửi riêng email cho tôi, nói rằng rất ấn tượng về nhà sáng lập này với năng lực đưa ra quan điểm, quyết định đúng đắn có sự kết hợp hài hoà của tình hình thực tế, mục tiêu trước mắt và tầm nhìn trung, dài hạn”, bà Dung cho biết.

Quyết định đầu tư vào nền tảng thời trang thông minh SSSmarket giữa mùa đông gọi vốn, quỹ đầu tư ThinkZone Ventures cho biết, Recommerce (mua bán đồ cũ) là mảnh đất vô cùng màu mỡ, thế giới đã có nhiều mô hình thành công với định giá hàng tỷ USD như Vinted, ThredUP, Depop nhưng tại Việt Nam, thị trường này còn đang bỏ ngỏ.

SSSMarket đã khai thác thị trường này và thực sự chứng minh được năng lực. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2022, số lượng người dùng tăng vọt từ gần 200.000 người lên hơn 650.000 người dùng. Tình hình hoạt động kinh doanh của SSSMarket khá vững chắc. GMV của SSSMarket trong quý II tăng gần 32% so với quý I, đặc biệt trong tháng 7, chỉ số này tăng gấp đôi so với 2 tháng trước đó.

“Vấn đề lớn nhất của mô hình Recommerce là kiểm soát chất lượng đồ secondhand (đồ cũ) khi nền tảng mở rộng quy mô. SSSMarket đang giải quyết hiệu quả vấn đề này bằng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) chấm điểm chất lượng cho các món đồ được đăng bán, dựa vào đó có thể đánh giá và kiểm soát được chất lượng sản phẩm”, ông Đô Bùi, CEO ThinkZone Ventures chia sẻ.

Mô hình kinh doanh tạo ra dòng tiền ổn định, khả năng quản trị tốt cùng sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước các vòng gọi vốn là cách giúp startup lọt mắt xanh các nhà đầu tư. Ảnh: T.L.

Mô hình kinh doanh tạo ra dòng tiền ổn định, khả năng quản trị tốt cùng sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước các vòng gọi vốn là cách giúp startup lọt mắt xanh các nhà đầu tư. Ảnh: T.L.

Do Ventures, quỹ đầu tư mạo hiểm Việt Nam mới đây cũng dẫn dắt vòng goi vốn với sự tham gia của nhiều quỹ ngoại, đầu tư vào FlexOS - nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp triển khai và quản lý mô hình làm việc kết hợp (hybrid work).

Chia sẻ lý do cùng các “cá mập” rót 1 triệu USD trong vòng hạt giống vào FlexOS, bà Lê Hoàng Uyên Vy, CEO Quỹ đầu tư Do Ventures, cho biết với các công ty thế hệ mới, nhân sự làm việc tại nhà, không đến văn phòng nữa thì việc triển khai hoạt động xây dựng văn hoá công ty, gắn kết nhân sự sẽ là một thử thách mới cho ban lãnh đạo. Ngược lại, với các công ty không có chính sách làm việc tại nhà linh hoạt thì lại không đủ hấp dẫn đối với nhân sự ngày nay.

"Đội ngũ sáng lập gồm của FlexOS đã phát triển một nền tảng tập trung vào nhân sự, cá nhân hoá trải nghiệm làm việc của của nhân viên trong môi trường làm việc kết hợp, giúp gắn kết nhân viên và kết nối cộng đồng. Với rất nhiều ưu điểm, hybrid work đang trở thành một xu hướng tất yếu, nhất là đối với thế hệ trẻ Gen Z. Vì vậy, các công ty cần đến các giải pháp như FlexOS để tạo ra môi trường làm việc phù hợp với những kỳ vọng mới của người đi làm", bà Lê Hoàng Uyên Vy nhấn mạnh. 

Xu hướng thắt chặt tiền tệ để ứng phó với lạm phát trên toàn thế giới đã khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm rót vào startup ngày càng thận trọng. CB Insights dự báo nguồn vốn huy động được từ các quỹ đầu tư mạo hiểm ở châu Á sẽ giảm 31% trong quý 4 cho đến nửa đầu năm sau.

Tuy vậy, trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, nhiều startup vẫn tìm thấy cơ hội gọi vốn nhờ mô hình kinh doanh sáng tạo, khả năng quản trị tốt. Ngoài những startup kể trên, thị trường khởi nghiệp Việt Nam trong 10 tháng qua cũng chứng kiến nhiều thương vụ gọi vốn khủng như Sky Mavis 150 triệu USD, Con Cưng 90 triệu USD, OnPoint 50 triệu USD, Entobel 30 triệu USD, Finhay 25 triệu USD hay Jio Health và Timo đều gọi được 20 triệu USD... Những thương vụ này đã cho thấy, bất kì giai đoạn nào của thị trường, startup vẫn có thể đứng vững nếu như có sự chuẩn bị kĩ lưỡng để đi đường dài. 

Tin khác

Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
4 ngày
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
2 tuần
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
3 tuần
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
1 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
1 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
2 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
3 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
3 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
4 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
4 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Start-up
Sở hữu các mô hình kinh doanh, phong cách làm việc thành công từ quốc tế nhưng nhiều startup lại thất bại khi bước vào thị trường Việt Nam.
5 tháng
Xem thêm