Thứ sáu, 19/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

BigTech khó thêm khó

Huyền Trang
- 13:49, 06/11/2022

(DNTO) - Tiếp tục cắt giảm nhân sự, đồng loạt hạ kỳ vọng tăng trưởng…, là những động thái của các BigTech (tập đoàn công nghệ lớn) ngay sau khi Fed tăng lãi suất để chống lạm phát.

Các ông lớn công nghệ đang trải qua chuỗi ngày khá khó khăn khi kinh tế toàn cầu chao đảo. Ảnh: T.L.

Các ông lớn công nghệ đang trải qua chuỗi ngày khá khó khăn khi kinh tế toàn cầu chao đảo. Ảnh: T.L.

Sóng tiếp tục đánh vào làng công nghệ thế giới khi những ông lớn hàng đầu đều tỏ ra lo ngại về một triển vọng không mấy lạc quan của nền kinh tế thế giới.

Nỗi lo này thêm tăng khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hôm 2/11 tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,75%, nhằm hạ nhiệt lạm phát cao nhất 40 năm, báo hiệu nguy cơ lớn hơn rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái.

Động thái của Fed ngay lập tức đã khiến sàn giao dịch chứng khoán Mỹ “đỏ lửa”. Cổ phiếu của nhiều BigTech gồm Meta, Amazon, Apple, Alphabet, Tesla… đang đối diện với làn sóng bán tháo ở mức mạnh mẽ nhất, kể từ bong bóng công nghệ năm 2000. Điều này khiến các gã khổng lồ công nghệ không thể tiếp tục ngồi yên mà ngay lập tức cũng có những động thái điều chỉnh chính sách kinh doanh.

Phản ứng đầu tiên là cắt giảm nhân sự. Tại Twitter, ngay sau khi thực hiện tiếp quản mạng xã hội này, tỷ phú Elon Musk cho biết sẽ sa thải 50% nhân sự, khoảng 3.700 người vì không có lựa chọn nào khác khi công ty đang lỗ hơn 4 triệu USD / ngày.

Meta cũng ghi nhận thu nhập ròng trong quý 3 giảm tới 52% so với năm trước, trong khi chi tiêu tăng vọt lên 19%. Công ty cho biết sẽ thu gọn một số nhóm, cắt giảm chi phí, chỉ tuyển dụng trong lĩnh vực ưu tiên nhất.

Amazon cũng thông báo sẽ đóng băng tuyển dụng trong nhiều tháng tới, trong bối cảnh cổ phiếu của hãng liên tục sụt giảm và dự kiến doanh thu bán hàng quý 4, quý quan trọng nhất trong năm chỉ khoảng 4 tỷ USD.

Công ty dịch vụ tài chính và phần mềm Stripe cũng cho biết sẽ sa thải khoảng 14% nhân viên, khi doanh nghiệp này buộc phải cắt giảm ngân sách đầu tư vì lạm phát không suy giảm, giá năng lượng và lãi suất ngày càng cao.

Việc tăng lãi suất huy động khiến dòng tiền chảy vào các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm như cổ phiếu bị thắt chặt, giá trị vốn hóa của nhiều công ty công nghệ sụt giảm trầm trọng. Ảnh: T.L.

Việc tăng lãi suất huy động khiến dòng tiền chảy vào các lĩnh vực đầu tư mạo hiểm như cổ phiếu bị thắt chặt, giá trị vốn hóa của nhiều công ty công nghệ sụt giảm trầm trọng. Ảnh: T.L.

Nhưng, sự khó khăn của BigTech không chỉ ở mặt trận kinh tế, mà còn diễn ra ở mặt trận chính trị khi các luật chống độc quyền từ nhiều quốc gia, khu vực đang được coi là “vòng kim cô” kiểm soát hoạt động các công ty công nghệ.

Tại Úc, hồi đầu năm, Bộ luật News Media Bargaining Code (tạm dịch Bộ luật Thương lượng Truyền thông Tin tức) được thông qua, đảm bảo Facebook và Google… phải trả công xứng đáng cho các nội dung được tạo bởi các doanh nghiệp truyền thông tin tức nước này.

Ở Ấn Độ, Quy định yêu cầu các công ty phải báo cáo sự cố tấn công mạng trong vòng 6 tiếng và lưu trữ nhật ký người dùng tối thiểu 5 năm, điều này gây khó khăn cho các công ty BigTech khi hoạt động tại quốc gia tỷ dân.

EU cũng vừa thông qua 2 đạo luật Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) và Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA), buộc các hãng công nghệ lớn như Amazon, Apple, Facebook, Google, Microsoft thắt chặt và có trách nhiệm hơn với các hoạt động của mình trên môi trường số.

Những nỗ lực kiểm soát hoạt động BigTech đến từ các Chính phủ cũng khá dễ hiểu. Bởi hiện nay, các hoạt động từ đời sống, kinh doanh, kể cả chính trị đang dịch chuyển lên không gian số khiến ranh giới giữa trực tuyến và ngoại tuyến mờ dần. Vì thế, việc kiểm soát quyền lực bành trướng trên không gian số là rất quan trọng để đảm bảo an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia ổn định.

Nhưng, nếu khó khăn chung của thị trường sẽ chỉ mang tính giai đoạn, những khó khăn về thể chế cũng có thể được điều chỉnh, thì khó khăn lớn hơn mà các BigTech đang phải đối mặt đó là sự lớn mạnh của các đối thủ.

Minh chứng rõ nhất là cuộc chiến giữa mạng xã hội hàng đầu thế giới Facebook với tân binh TikTok. Meta dù tiêu tốn hàng triệu USD để tung ra rất nhiều bản cập nhật ứng dụng, cũng như phát triển tính năng Reels (tạo video ngắn), nhưng vẫn chưa bắt kịp TikTok. Người dùng Instagram chỉ có 17,6 triệu giờ để xem Reel, chưa bằng 1/10 so với 197,8 triệu giờ dành cho TikTok mỗi ngày.

Với Apple, khi thị trường điện thoại thông minh trên thế giới bước vào giai đoạn bão hòa, iphone – thiết bị chiếm tới 2/3 doanh thu của hãng ở thời kỳ đỉnh cao, giờ đây chỉ còn đóng góp doanh thu chưa đầy một nửa. Nguyên nhân là đối thủ sừng sỏ là Samsung không ngừng tung ra những sản phẩm smartphone với thiết kế tiên phong, thì 2-3 năm gần đây, các sản phẩm của Apple đều bị đánh giá là thiếu đột phá và sáng tạo.

Giới chuyên gia đang đặt lo ngại về “thời kỳ hoàng kim” của các BigTech đang dần qua, vì ngành công nghệ đã tăng trưởng ấn tượng trong suốt nhiều năm, đặc biệt đại dịch Covid-19 làm gia tăng nhu cầu với dịch vụ công nghệ. Điều này dẫn đến làn sóng đầu tư vào các công ty công nghệ gia tăng, giá trị của nhiều công ty trong lĩnh vực này bị “thổi phồng”.

Tuy vậy, xu thế các công ty công nghệ trở về “giá trị thực” đang ngày càng thể hiện rõ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu xuống dốc, nhà đầu tư sẽ chi tiêu khôn ngoan hơn, thay vì bị “dắt mũi” bởi những lời hoa mỹ của các nhà sáng lập hay truyền thông như thương vụ công ty xét nghiệm máu Theranos (Mỹ).

Tin khác

Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
2 ngày
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
5 ngày
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
2 tuần
Xu thế
AI trong công ty khởi nghiệp đã và đang góp phần tái tạo hoạt động của startup sau những biến động kinh tế, thị trường, và đưa hoạt động nhiều startup lên tầm cao mới.
1 tháng
Xu thế
Mỗi năm, tài sản ảo Việt Nam giao dịch với quy mô không dưới 100 triệu USD. Điều này đặt ra bài toán cần có chính sách quản lý phù hợp chứ không thể ban hành các lệnh cấm.
1 tháng
Xu thế
Covariant, một hãng startup đang phát triển công nghệ cho phép robot tự tiếp thu kỹ năng hệ như ChatGPT.
1 tháng
Xu thế
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang được Shopee, Lazada, TikTok Shop... tận dụng tối đa nhằm thu hút người mua, người bán lên sàn, gia tăng khoảng cách với các đối thủ. Nhưng, với các nhà bán hàng, công nghệ tân tiến chưa chắc giúp túi tiền của họ dày thêm.
1 tháng
Xu thế
Trong khi các ông lớn tập trung vào sản xuất chip công nghệ cao thì thị trường lại đang rất cần những sản phẩm chip phân khúc thấp, phù hợp với năng lực của Việt Nam.
1 tháng
Xu thế
Các công ty công nghệ đang chi mạnh để đầu tư cho AI nhằm chiếm lợi thế tiên phong. Nhưng công cụ trí tuệ nhân tạo nào sẽ chiếm lĩnh thị trường vẫn còn chờ đáp số.
2 tháng
Xu thế
Khi AI có thể thay thế nhiều nhân sự ở nhiều công việc thì nhiệm vụ của con người là phải học cách dùng AI, biến nó trở thành vũ khí của mình chứ không phải vật thay thế mình.
2 tháng
Xu thế
Một công nghệ mà ngay cả những người không có kiến thức lập trình cũng có thể tạo ra ứng dụng cơ bản đang trở thành mảnh đất tiềm năng cho các công ty công nghệ khai thác.
2 tháng
Xu thế
Trung Quốc, Hoa Kỳ, khu vực châu Âu đang chạy đua sản xuất chip AI nhằm tăng tốc hoạt động xử lý các tác vụ liên quan đến AI.
3 tháng
Xu thế
Các công cụ AI tạo sinh do các nhà phát triển trong nước đang bước vào giai đoạn nước rút để chiếm thế ưu tiên tại thị trường nội địa và tỏ ra không hề kém cạnh với thế giới.
3 tháng
Xu thế
Cơn sốt metaverse, NFT qua đi cũng trả lại cho công nghệ này những giá trị thật. Chúng đang được ứng dụng nhiều hơn để giải quyết các bài toán trong cuộc sống, thay vì chỉ là công cụ cho các kẻ đầu cơ.
3 tháng
Xu thế
Thăng hoa rồi thoái trào chỉ trong vài năm, metaverse, NFT thực sự khiến nhiều người hoài nghi về tương lai của nó sẽ ra sao khi kinh tế toàn cầu chưa hoàn toàn hồi phục.
3 tháng
Xem thêm