Thứ sáu, 24/03/2023

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

Dù có những tác động tích cực từ Nghị định 08/2023/NĐ-CP, song đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng để lấy lại niềm tin cho thị trường vốn, cần có thêm những biện pháp căn cơ, trong đó, sửa Luật Chứng khoán, tăng chế tài xử phạt là "nút mở" quan trọng nhất.
Áp lực lãi suất đầu vào giảm đã tạo điều kiện để các ngân hàng giảm dần lãi suất cho vay, kể cả trong lĩnh vực bất động sản. Dù thực trạng đang ảm đạm, song việc có thêm dòng tiền đã tạo những kỳ vọng mới cho thị trường địa ốc.
Theo chuyên gia, trong năm qua, tăng trưởng tiền tệ rất thấp, 3,9%, nên yếu tố tiền tệ gây ra lạm phát sẽ giảm rất nhiều trong năm 2023.
Trong bối cảnh lãi suất chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", thanh khoản hệ thống bớt dồi dào và tâm lý tiêu cực về thị trường bất động sản cũng như trái phiếu, đã khiến tỷ lệ CASA các ngân hàng sụt giảm. Những lo ngại này được kỳ vọng phục hồi khi lãi suất giảm nhiệt. 
Các chuyên gia cảnh báo rằng sẽ có những ‘cơn gió ngược’ mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt, tuy vậy vào tháng 5 và tháng 6 năm 2023, sẽ có cơ hội để Việt Nam tận dụng và nối dài động lực tăng trưởng.
Năm 2023 vẫn là một năm gập ghềnh đối với lãi suất và tín dụng, khiến không ít doanh nghiệp lo ngại số phận mình sẽ đi về đâu khi hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn đang khát vốn. Tìm được điểm cân bằng giữa lãi suất và tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp là bài toán đầy thách thức với nhà điều hành. 
Người tiêu dùng đang thắt chặt hầu bao trong bối cảnh lãi suất tăng và sự suy yếu của các ngành thâm dụng lao động. Tình trạng suy thoái này có thể kéo dài đến quý 3/2023 khi lãi suất dự kiến sẽ giảm và việc tăng lương tối thiểu sẽ tạo ra một động lực nhẹ cho tiêu dùng hàng hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, mục tiêu cao nhất với ngành ngân hàng trong năm 2023 và tiếp theo là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống; kiên quyết không để thiếu vốn cho nhu cầu vốn chính đáng của người dân và doanh nghiệp...
TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính nhận định kinh tế Việt Nam sẽ giảm khó khăn từ quý II/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý III trở đi với hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ.
Trong những ngày còn lại của năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp tăng cao, trong khi dòng tiền trong trạng thái "mùa đông khó khăn". Hơn lúc nào hết, các ngân hàng thương mại từ lớn đến nhỏ cần sự đồng thuận tích cực, hỗ trợ lãi suất cho nền kinh tế "vượt cạn".
Dù những chỉ báo về lãi suất chưa nhiều khả quan nhưng tăng trưởng tín dụng và chính sách bất động sản đang khá tích cực, đặt kỳ vọng về sự phục hồi của thị trường bất động sản vào cuối năm sau.
Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là khả năng tiếp cận vốn rất hạn hẹp. Điều này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, làm chậm tiến trình hồi phục, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Các chuyên gia cho rằng, việc nới room tín dụng không ảnh hưởng nhiều đến mặt bằng lãi suất đặc khi thời gian qua các ngân hàng thương mại đã nỗ lực co kéo trung hòa nguồn vốn. Song, các động thái này không phản ánh xu hướng chung của thị trường, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống vẫn còn gặp nhiều áp lực.
Hiện nay, từ sản xuất, xuất khẩu, bất động sản đến hàng không, du lịch, dịch vụ…, đều đang chật vật hoạt động, viễn cảnh không đủ sức bám trụ chẳng còn quá xa vời. Hơn lúc nào hết, thị trường rất cần được khơi thông dòng vốn để vượt qua giai đoạn khó khăn. 
Việc tăng lãi suất để hạn chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong những tháng qua làm gợi nhớ đến thời kỳ suy thoái những năm 1970. Tuy nhiên, bối cảnh của hai thời kỳ này quá khác nhau. Liệu biện pháp chính sách tiền tệ như thế có là đúng?