Thứ ba, 18/02/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Ưu tiên tăng trưởng 2025: Cân nhắc thời điểm nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc vốn vào nền kinh tế

Hồng Gấm
- 16:56, 18/02/2025

(DNTO) - Chính phủ đặt KPI tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025, một con số đầy thách thức giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Trong bối cảnh lạm phát và tỷ giá đang chịu nhiều áp lực, việc điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng duy trì tăng trưởng bền vững.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-10% trong năm 2025 đặt ra một thách thức lớn với chính sách tiền tệ, do phải bơm một lượng tiền đủ lớn ra nền kinh tế .Ảnh: TL.

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8-10% trong năm 2025 đặt ra một thách thức lớn với chính sách tiền tệ, do phải bơm một lượng tiền đủ lớn ra nền kinh tế .Ảnh: TL.

Bài toán cân đối giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá

Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, cao hơn mức 7-7,5% của năm trước. Đồng thời, lạm phát mục tiêu được điều chỉnh từ 4%-4,5% lên 4,5%-5%. Theo các chuyên gia, điều này đặt ra thách thức lớn khi kinh tế toàn cầu vẫn đầy bất ổn do chính sách của chính quyền Donald Trump, đặc biệt là nguy cơ áp thuế mới và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. 

Bối cảnh này dấy lên nhiều lo ngại liệu nền kinh tế có đang đánh đổi sự ổn định vĩ mô để chạy theo tăng trưởng? Bài toán đặt ra cho Việt Nam phải có chiến lược cân bằng giữa ba yếu tố: lãi suất, lạm phát và tỷ giá. Việc lựa chọn ưu tiên chính sách không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng mà còn tác động mạnh đến thị trường tài chính, doanh nghiệp và nhà đầu tư. 

Năm 2025, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 16%, dựa trên nguyên tắc “trung bình hơn 2% tăng trưởng tín dụng giúp tăng trưởng GDP thêm 1%”. Như vậy, nếu tăng trưởng GDP khoảng 10%, thì tăng trưởng tín dụng dự kiến khoảng 18-20%. Định hướng chính sách tiền tệ cho mục tiêu tăng trưởng GDP 8%, ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc NHNN cho rằng, phải kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Tiếp theo, cần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế.

“Với mục tiêu này, chính sách tiền tệ, tín dụng sẽ tiếp tục được điều hành linh hoạt, chặt chẽ, phù hợp với chính sách tài khoá, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách thương mại”, ông Tú nói tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2025.

Từ góc nhìn chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Trường đại học kinh tế TP.HCM đánh giá, để GDP "cán đích", sẽ đặt ra một thách thức lớn với chính sách tiền tệ, do phải bơm một lượng tiền đủ lớn ra nền kinh tế mới đạt được mục tiêu. Nhưng nếu bơm tiền ồ ạt, sẽ gây sức ép lên tỷ giá, ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô kéo theo đó là chỉ số lạm phát, bởi không có quá nhiều dư địa để thực hiện nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh hiện nay.

Cụ thể, chính sách thuế quan nhằm bảo hộ và thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước của Tổng thống Donald Trump sẽ gia tăng sức mạnh cho đồng đô la Mỹ, nên dòng vốn đầu tư sẽ duy trì xu hướng chảy về Mỹ. Còn giá cả hàng hóa tại Mỹ dự kiến cũng tăng cao trong ngắn hạn vì chính sách này, khiến lạm phát quay lại. Do đó, Fed sẽ không giảm lãi suất quá nhiều.

Thực tế, tỷ giá VND/USD cũng liên "nhảy múa" ngay từ đầu tháng 1/2025, khác với những năm trước khi đây là giai đoạn tỷ giá hạ nhiệt. Ngoài ra, Chủ tịch Fed cũng nhấn mạnh thông điệp “không cần vội điều chỉnh chính sách” khi lạm phát đang hạ nhiệt, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Mỹ ngày 11/2.

“Trừ khi tổng thống Trump có các áp lực lên Fed nhằm thúc đẩy việc giảm lãi suất như đã tuyên bố vài ngày gần đây. Nhưng điều này gần như không khả thi vì chính sách tiền tệ của Fed là tương đối độc lập so với Chính phủ”, ông Huân nêu thực tế.

Một thách thức khác mà NHNN phải đối mặt là vừa kiểm soát lạm phát, vừa duy trì ổn định tỷ giá trong giai đoạn Trung Quốc áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, dẫn tới cạnh tranh xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải giữ được sự ổn định của tỷ giá để bảo vệ lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu, đồng thời duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn với dòng vốn quốc tế.

tg5465

Tìm 'điểm rơi' cho chính sách tiền tệ 

Dựa trên báo cáo của AFA Capital, có thể thấy rằng NHNN đang dịch chuyển trọng tâm chính sách từ kiểm soát tỷ giá sang điều tiết lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Năm 2025, lãi suất sẽ là công cụ chính để thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP, thông qua việc duy trì mặt bằng lãi suất cho vay thấp nhằm kích thích tín dụng. 

Tuy nhiên, việc nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng, kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng, có thể làm tăng cung tiền trong nền kinh tế, tạo áp lực lạm phát và mất ổn định tỷ giá. Khi tín dụng được đẩy lên mức 16% và lãi suất giảm, nguồn vốn rẻ sẽ chảy mạnh vào nền kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, nhưng cũng có thể làm tăng tổng cầu vượt quá khả năng cung ứng, từ đó gây ra rủi ro lạm phát.

Ông Lê Hoài Ân, cố vấn Ban nghiên cứu, Công ty dữ liệu Wigroup, khuyến nghị NHNN tập trung phân bổ vốn cho các ngành kinh tế then chốt, được hưởng lợi từ biến động địa chính trị thế giới, cũng như định hướng phát triển mới của các quốc gia lớn. Điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh ở cả thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa, trước làn sóng hàng hóa từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có thể gia tăng. Chẳng hạn, lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đang đòi hỏi nguồn vốn lớn để thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu, trong khi lĩnh vực dịch vụ cũng cần nguồn tài chính ổn định để phát triển các mô hình kinh doanh mới.

“Việc nắn nguồn tín dụng vào các lĩnh vực chiến lược sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Theo đó, NVIDIA công bố chọn Việt Nam thành một khu vực trọng điểm sản xuất có thể tạo một hiệu ứng tích cực lên các ngành công nghệ trong thập niên tới”, ông Ân dẫn chứng.

Đặc biệt, Chính phủ, NHNN cần tính toán thời điểm tốt để giảm lãi suất, tránh tác động đến hai yếu tố ổn định vĩ mô là tỷ giá và lạm phát. Bên cạnh đó, cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt hơn và dựa nhiều hơn vào các công cụ thị trường như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cửa sổ chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở, nhằm tăng tính hiệu quả và giảm độ trễ cho chính sách tiền tệ.

“Cần thực thi chính sách tiền tệ mềm dẻo, linh hoạt, chờ thời cơ chín muồi khi thặng dư cán cân thương mại cao, chính sách tiền tệ của Mỹ nới lỏng mạnh hơn. Đó mới là thời điểm thích hợp để nới lỏng thêm chính sách tiền tệ”, vị chuyên gia lưu ý. 

Bên cạnh những yếu tố trên, các chuyên gia cho rằng NHNN cần giám sát chặt chẽ các khoản vay rủi ro cao, tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, nhằm tránh tình trạng nợ xấu gia tăng và dòng tiền chảy vào các kênh đầu cơ như bất động sản và chứng khoán.

 

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Tiền bắt đầu rút ra khỏi nhiều mã khoáng sản và lan toả sang nhiều nhóm ngành khác đang cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư khi nhóm này đã tăng mạnh thời gian qua.
12 phút
Tài chính - Thị Trường
Chính phủ đặt KPI tăng trưởng GDP trên 8% trong năm 2025, một con số đầy thách thức giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động. Trong bối cảnh lạm phát và tỷ giá đang chịu nhiều áp lực, việc điều chỉnh linh hoạt chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ đóng vai trò quyết định đến khả năng duy trì tăng trưởng bền vững.
13 phút
Tài chính - Thị Trường
Việc chính thức đánh thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng có thể khiến giá cả loại hàng hóa này gia tăng, là cơ hội vươn lên của hàng nội địa.
56 phút
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam sẽ cần sự chuẩn bị và nhiều giải pháp để vượt qua giai đoạn thách thức với điểm tựa vững chắc từ nền tảng vĩ mô ổn định trong nước.
23 giờ
Tài chính - Thị Trường
Tổng cục hải quan vừa cho hay, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2023. Đây là con số cao nhất trong vòng 14 năm qua, khẳng định vị thế của ngành dừa trên bản đồ xuất khẩu nông sản.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trữ lượng cacao tại các thị trường trao đổi hàng hoá đã xuống mức thấp kỷ lục, ảnh hưởng của đợt khan hiếm dài lâu, và buộc các nhà sản xuất chocolate phục vụ cho lễ Valentine vừa qua phải tìm đến các loại nguyên liệu thay thế.
2 ngày
Tài chính - Thị Trường
Loạt cổ phiếu khoáng sản tăng dữ dội đốt nóng thị trường chứng khoán trong nước. Điều này được cho xuất phát từ bối cảnh cuộc đối đầu về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc dâng cao, mặt khác theo chuyên gia, có thể đây là tín hiệu tốt của một chu kỳ kinh tế mới.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo VNDirect, áp lực trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ (TPDNRL) đáo hạn năm 2025 sẽ rơi vào 2 quý cuối năm, khi tổng giá trị TPDNRL đáo hạn của 2 quý này chiếm hơn 65% tổng giá trị đáo hạn năm 2025. Nhóm bất động sản sẽ là nhóm có giá trị TPDNRL đáo hạn lớn nhất năm 2025...
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thương mại toàn cầu đứng trước căng thẳng leo thang khi Tổng thống Trump đưa ra nhiều chính sách áp thuế mới. Chứng khoán trong nước giao dịch cầm chừng với nhiều nhóm ngành giảm mạnh. Cơ hội sẽ đến với nhóm ngành nào trong tình hình hiện nay?
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Trong đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa ra một mức thuế 25% đánh vào thép và nhôm, ảnh hưởng đến Việt Nam, vốn là một trong các quốc gia nhập khẩu thép nhiều nhất vào thị trường Mỹ.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Loạt cổ phiếu thép đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Donal Trump công bố thông tin sẽ áp thuế nhập khẩu 25% đối với toàn bộ sản phẩm nhôm, thép vào Mỹ. Các cổ phiếu HPG, NKG hay HSG, những tên tuổi điển hình trong ngành thép, đứng trước áp lực bán lớn do tâm lý lo ngại của nhà đầu tư.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo các chuyên gia, điều kiện kinh doanh mạnh mẽ sẽ giúp cải thiện chất lượng tài sản và khả năng sinh lời của các ngân hàng trong năm 2025. Theo đó, tỷ lệ hình thành nợ có vấn đề sẽ giảm xuống mức 2,2% vào năm 2025, từ mức 2,3% trong năm 2024.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Từ vị trí đứng đầu và đạt mức đỉnh cao về giá vào giữa tháng 8/2023 với con số 700 USD/tấn, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tụt dốc giảm còn 399 USD một tấn, thấp nhất trong 9 năm.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Bộ Tài chính đang xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về dự thảo công văn gửi Thủ tướng các phương án miễn, giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô điện để khuyến khích và thúc đẩy chuyển đổi xanh, trong đó, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Theo Chứng khoán MB (MBS), những rủi ro liên quan đến chính sách thuế quan của ông Trump sẽ tiếp tục củng cố vị thế của đồng USD. Do đó, rủi ro tỷ giá vẫn sẽ cần được chú ý trong thời gian tới. Theo đó, MBS dự báo tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 25.500 – 25.800 VND/USD trong quý 1/2025.
1 tuần
Xem thêm