Chủ nhật, 06/04/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Nguyên nhân khiến CPI và lạm phát cơ bản tháng 1/2025 tăng lần lượt 3.63% và 3.07%

Bạch Dương
- 17:08, 06/02/2025

(DNTO) - Một số địa phương điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ giao thông, nhu cầu đi lại và mua sắm của người dân tăng trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ là những nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2025 tăng 0,98% so với tháng trước, và tăng 3.63% so với cùng kỳ.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 01/2025 so với tháng trước. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 01/2025 so với tháng trước. Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê chính thức công bố, CPI tháng 1/2025 đã tăng 0,98% so với tháng trước. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng hàng tháng của chỉ số CPI, nhưng lại là xu hướng chung vào các tháng Tết.

Việc một số địa phương thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế, cũng như việc giá dịch vụ giao thông, thực phẩm tăng do nhu cầu đi lại và mua sắm của người dân tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 1 tăng xấp xỉ 1%.

Tuy nhiên, trong tháng Tết, cung cầu, giá cả hàng hóa ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến, lợi dụng khan hiếm hàng hóa giả tạo để thu lợi bất chính. Có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất, với mức tăng lên tới 9,43% so với tháng trước, làm CPI chung tăng 0,51 điểm phần trăm. Nhóm giao thông tăng 0,95%, một phần do nhu cầu đi lại trong dịp Tết tăng cao.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,74%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,69%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,51%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,38%. Các nhóm hàng có chỉ số giá tăng còn lại bao gồm nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (tăng 0,35%); nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,31%); nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 0,27%).

Ngược lại, có hai nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, bao gồm nhóm giáo dục (giảm nhẹ 0,04%) và nhóm bưu chính, viễn thông (giảm 0,12%).

Dự báo về thời gian tới, Tổng cục Thống kê cho rằng, áp lực lạm phát toàn cầu tuy được đánh giá sẽ chậm lại nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, ổn định kinh tế vĩ mô trong nước cũng tiềm ẩn những rủi ro. Cụ thể, sức ép điều hành về tỷ giá, lãi suất, lạm phát còn lớn, nhất là trước những tác động bất lợi từ bên ngoài. Do đó, cần theo dõi sát để có giải pháp điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.

Theo nhận định của TS. Hoàng Trung Đức (Học viện Tài chính), lạm phát năm 2025 có thể diễn biến theo hai kịch bản: Kịch bản cơ sở: Nếu tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, không có cú sốc lớn từ bên ngoài và chính sách điều hành hiệu quả, lạm phát sẽ được kiểm soát dưới 4%, phù hợp với mục tiêu Chính phủ đề ra.

Kịch bản rủi ro: Nếu nền kinh tế đối mặt với những cú sốc mạnh từ giá năng lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc các yếu tố ngoài dự báo, lạm phát có thể vượt mức 4%, tác động tiêu cực đến kinh tế vĩ mô và đời sống người dân.

Về tổng thể, lạm phát trung bình năm 2025 được dự báo sẽ xoay quanh mức 3,0% (+/- 0,5%) và năm 2025 sẽ là năm thứ 11 liên tiếp lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%.

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, năm 2025 điều kiện sản xuất kinh doanh và phân phối hàng hoá vẫn còn những khó khăn. Nguyên nhân do sự biến động của địa chính trị thế giới, cung cầu hàng hóa thiết yếu cho sản xuất, cung cấp các mặt hàng năng lượng luôn có những biến động mà chúng ta còn phải phụ thuộc lâu dài.

Trong khi đó sức mua ở trong nước chưa phục hồi, cộng với những yếu tố bất lợi do thiên tai thời tiết, biến đổi khí hậu gây ra, đi đôi với các chi phí sản xuất kinh doanh còn cao, hệ thống phân phối và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế...

"Để kiểm soát lạm phát trong năm 2025, Chính phủ cần tiếp tục điều phối chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, vừa hỗ trợ tăng trưởng, vừa đảm bảo ổn định vĩ mô. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ nguồn cung tiền, tránh tình trạng bơm tín dụng quá mức gây áp lực lên mặt bằng giá. Làm được như vậy, chắc chắn các nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra trong năm 2025 như tăng trưởng GDP, lạm phát sẽ đạt được trong thời gian tới", ông Phú nhận định.

 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
1 giờ
Tài chính - Thị Trường
Mức thuế chống bán phá giá đưa ra với nhiều doanh nghiệp cụ thể dao động từ 39,84 đến 59%, trong khi các đơn vị còn lại, không được xác định đơn lẻ, khả năng chịu mức cao nhất lên tới 88%.
5 giờ
Tài chính - Thị Trường
Vn-Index đã giảm chậm lại khi chỉ còn mất 19 điểm trong phiên. Nhà đầu tư chứng khoán đứng trước nhiều cơ hội giải ngân và cũng không ít thách thức.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Chỉ số Vn-Index lao dốc, có thời điểm chỉ số mất gần 90 điểm, con số lịch sử của chỉ số này. Giá trị giao dịch tăng vọt hơn 44 ngàn tỷ đồng trên cả ba sàn sau khi chính sách thuế của Tổng thống Donald Trump được ban bố.
2 ngày
Thời sự - Chính trị
Thị trường và chính quyền các quốc gia khắp nơi trên thế giới phản ứng dè dặt trước loạt thuế đối ứng vừa được tung ra bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump , vì thực ra không ai muốn tham gia chiến tranh thương mại.
3 ngày
Thời sự - Chính trị
Tổng thống Donald Trump chính thức công bố áp mức thuế đối ứng lên tới hàng chục nền kinh tế trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm những nước chịu mức áp thuế cao với 46%.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thông tin từ HoSE, ngày 5/5 tới, hệ thống công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Mùa công bố kết quả kinh doanh chuẩn bị khi quý 1 đã chính thức khép lại. Ngành bất động sản luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư với nhiều dự báo được đưa ra.
3 ngày
Tài chính - Thị Trường
Giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều cổ phiếu cao su từng tăng bốc đầu hơn 20% kể từ đầu năm, tuy nhiên vài phiên trở lại đây nhóm này lại đồng loạt giảm mạnh khi khá nhiều thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Lực bán mạnh trước tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đã khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, lùi gần về mốc 1.300 điểm, sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc thuế đối ứng có thể nhắm vào tất cả các quốc gia.
5 ngày
Tài chính - Thị Trường
Nhiều công ty chứng khoán đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt hai con số, cao vượt bậc so với nhiều năm qua.
6 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Thông báo từ nhà sáng lập thương hiệu Vua Cua, chị Đoàn Thị Anh Thư, sau 9 năm phát triển, Vua Cua sẽ dừng phát triển tại thị trường Việt Nam.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Quyết định của Tổng thống Donald Trump vào ngày 26/3 về việc áp dụng mức thuế 25% với ô tô nhập khẩu xuất phát từ một mục tiêu chính trị rõ ràng: bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên, kết quả của chính sách này không hoàn toàn mang lại những lợi ích như kỳ vọng mà kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực.
1 tuần
Bất động sản
Khi các kênh đầu tư đều có nhiều yếu tố hấp dẫn nhưng cũng có không ít rủi ro đi kèm, việc lựa chọn kênh đầu tư phù hợp trở nên khó hơn với nhà đầu tư.
1 tuần
Xem thêm