Thứ ba, 23/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Những ông lớn công nghệ thi nhau đầu tư vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Hải Ngư
- 11:23, 22/09/2022

(DNTO) - Amazon, Google, Apple và Microsoft vẫn đang tiếp tục cạnh tranh phát triển trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, sau những thử thách khắc nghiệt, giờ đây tất cả đã bắt đầu tinh chỉnh chiến lược riêng của mình.

Từ năm 2021, bất chấp nhiều khó khăn, người ta thấy nhóm Big Tech bắt đầu tăng tốc sử dụng nhiều chiến lược dài hạn để nỗ lực tập trung vào ngành chăm sóc sức khỏe hầu chiếm thế thượng phong. Nhóm đại gia công nghệ bao gồm những Amazon, Google, Apple hay Microsoft… này xem chừng đang phân vân ở ngã ba đường chọn lựa giữa động thái nên bám sát những gì mình biết rõ nhất, hay quyết định thực hiện đổi mới bằng lối đi riêng! Từ trước đến nay, Big Tech đã và đang theo đuổi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe với nhiều chiến lược khác nhau, thế nên mỗi đối thủ đạt các kết quả cũng không đồng bộ.

Hình minh họa một số logo y tế của các hãng công nghệ lớn như Microsoft, Verily, Google, Amazon hay Haven. Ảnh Insider

Hình minh họa một số logo y tế của các hãng công nghệ lớn như Microsoft, Verily, Google, Amazon hay Haven. Ảnh Insider

Do khó khăn ngày càng gia tăng nên mỗi công ty lại phải có những chiến lược dài hạn mới với sự phân vân giữa chọn lựa cần bám sát những gì mình biết rõ nhất hay thực hiện quyết liệt những động thái đổi mới toàn diện? Nhóm đại gia công nghệ hàng đầu thế giới tuy đang cùng theo đuổi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đấy, nhưng kết quả họ đạt được lại không giống nhau. Qua thái độ kém hài lòng của nhiều bệnh nhân và bác sĩ, hóa ra canh bạc đặt cược này giờ đây lại xem chừng quá quan trọng và tốn kém.

Trong bức tranh lớn khi ngành chăm sóc sức khỏe được kỹ thuật số chuyển đổi, các công ty công nghệ sừng sỏ như Apple, Amazon, Alphabet hay Microsoft đã kiếm được hàng nghìn tỷ USD, triệt tiêu các ngành công nghiệp chậm chạp khác và khiến những phát minh non trẻ lao đao. Trong lĩnh vực này, nhóm Big Tech đang sở hữu kho kiến thức sâu sắc về cách khai thác dữ liệu và cả nghệ thuật hệ thống hóa mối tương tác với mọi người.

Amazon Care với dịch vụ thăm khám tại nhà và chăm sóc ban đầu ảo. Ảnh Amazon

Amazon Care với dịch vụ thăm khám tại nhà và chăm sóc ban đầu ảo. Ảnh Amazon

Năm nay, Amazon cho ra mắt mảng kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua giao hàng. Còn Facebook tập trung vào sản xuất thiết bị đeo và tuyển dụng nhiều chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe kỹ thuật số. Riêng Verily của Alphabet lại chọn cuộc chơi tự đặt nền móng để trở thành một “cường quốc” dữ liệu lâm sàng. Sự chuẩn bị nghe rất dồn dập, nhưng bóng ma thất bại về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe toàn cầu trong quá khứ vẫn chưa hết ám ảnh. Với kinh nghiệm đau thương từ những bước đi sai lầm ngày nào, năm 2021 vừa qua, các gã khổng lồ công nghệ, từ Amazon đến Apple, đã quyết định tái cơ cấu để chọn một lối đi đúng giữa ngã ba đường, không để vết xe đổ lặp lai.

Trong khi Amazon và Alphabet xoay xở tiếp cận các công ty chăm sóc sức khỏe lớn như UnitedHealth Group và các doanh nghiệp y tế độc lập, thì Apple và Google lại gia tăng kết nối mảng sức khỏe vào các sản phẩm hiện có như dịch vụ đám mây hay thiết bị y tế đeo được. Riêng Microsoft có hướng đi đặc biệt hơn. Big Tech này lặng lẽ điều chỉnh hoạt động kinh doanh đám mây công ty sở hữu theo nhu cầu thị trường. Thương vụ mua lại mảng trí tuệ nhân tạo chăm sóc sức khỏe Nuance với giá 16 tỷ USD của Microsoft vào năm 2021 đã củng cố thêm sức mạnh cho chiến lược này.  

Jeff Williams, Giám đốc điều hành của Apple, phát biểu trong một sự kiện ra mắt ở Cupertino, California. Ảnh Reuters

Jeff Williams, Giám đốc điều hành của Apple, phát biểu trong một sự kiện ra mắt ở Cupertino, California. Ảnh Reuters

Trong thế giới chăm sóc sức khỏe, năm 2022 này có thể sẽ là thời điểm thị trường chứng kiến một công ty nào đó thuộc nhóm Big Tech sẽ thực hiện thương vụ sáp nhập và mua lại lớn. Theo tiến sĩ Sachin Jain, Giám đốc điều hành của Scan Health Plan, kịch bản có thể sẽ là viễn cảnh một công ty Big Tech sẽ mua một hệ thống y tế, sau đó sử dụng công nghệ để làm chủ cuộc chơi, nghĩa là một ông lớn ngành y tế mang tầm nhìn của Elon Musk sẽ xuất hiện.

Trong cuộc chiến chăm sóc sức khỏe, mỗi công ty công nghệ lớn sẽ âm thầm triển khai các chiến lược riêng, và có kẻ trụ được có kẻ thất bại. Năm 2021, Google Health bất chợt nổi lên gây ấn tượng chẳng kém gì các đàn anh YouTube hay Google Cloud ngày nào của thương hiệu. Đáng tiếc là, dù đã kết hợp nhiều nhóm chăm sóc y tế với mục tiêu tạo ra một lĩnh vực kinh doanh mới trong mảng sức khỏe người dùng, vào tháng 8 năm ngoái, Google Health đã tan rã sau thời gian chật vật trong nỗ lực xây dựng chiến lược. Riêng Apple Health lại chọn hướng đi khác để mong bám trụ cuộc chơi. Nền tảng này tập trung nhiều hơn vào thiết bị chủ lực của mình là đồng hồ thông minh, và người ta đang chờ xem nó sẽ thành công đến đâu.

Google Health đã tan rã sau khi Tiến sĩ David Feinberg đầu quân cho Cerner. Ảnh Business Insider

Google Health đã tan rã sau khi Tiến sĩ David Feinberg đầu quân cho Cerner. Ảnh Business Insider

Bước sang một năm mới, cuộc đua chăm sóc sức khỏe của thế giới mang những sắc thái rộn ràng khác nhau. Microsoft tung ra các công cụ liên lạc cho các bác sĩ trong thuật toán Teams. Apple tạo thủ thuật cho phép mọi người chia sẻ hồ sơ sức khỏe của mình với gia đình qua iPhone. Amazon hiệu chỉnh hệ thống đám mây, còn Google tích hợp các chỉ số về sức khỏe và thể chất vào chiếc đồng hồ mới ra mắt  Những thay đổi nhỏ này được kỳ vọng có thể tạo ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của hầu hết mọi người.

Tin khác

Sức khỏe - Đời sống
Tại Tọa đàm Khoa học vì cuộc sống “Liệu pháp cá thể hóa trong điều trị ung thư” trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần lễ trao Giải thưởng VinFuture 2022, chiều 19/12, các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đưa ra các giải pháp mang lại hy vọng chấm dứt căn bệnh mang lại nhiều đau khổ cho con người.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới Herbalife Nutrition vừa kỷ niệm 13 năm hoạt động tại Việt Nam với mục tiêu nhất quán giúp nhiều người cải thiện thói quen về dinh dưỡng để sống khỏe mạnh hơn.
1 năm
Văn hoá - Xã hội
Liên đoàn lao động (LĐLĐ) TP. Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 69 nhằm kịp thời chia sẻ, hỗ trợ, động viên những người lao động đang gặp khó khăn (thiếu việc làm, mất việc, nợ lương…) trên địa bàn, bằng tiền mặt từ 500.000 - 1 triệu đồng/người, để họ có một cái Tết Quý Mão 2023 ấm áp và tươi vui.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Việt Nam hiện có trên 50.000 người nhiễm HIV mắc viêm gan C mạn tính. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2021-2022, mới chỉ có hơn 16.000 người nhiễm HIV và người đang điều trị methadone tại 36 tỉnh/thành phố, được điều trị viêm gan virus C.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Tập sách là tài liệu không thể thiếu trong tủ sách gia đình, mang đến cho bạn đọc những thông tin quan trọng trong quá trình chăm sóc và giữ gìn “cửa ngõ” quan trọng nhất của hệ tiêu hóa.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ký quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 46 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, sản xuất trong nước và nước ngoài (10 thuốc sản xuất trong nước, 36 thuốc nước ngoài). Theo quy định, số thuốc này sẽ hết hiệu lực giấy đăng ký lưu hành sau ngày 31/12/2022.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Ngày 1/12, Vinamilk đã được vinh danh ở Bảng xếp hạng “50 Công ty Kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam 2022” do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư công bố trong Hội nghị đầu tư với chủ đề “Kinh tế Việt Nam - Ngôi sao sáng nhất”.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Với cân nặng lên tới hơn 110kg, chị V. từng gặp khó khăn trong việc thực hiện thiên chức làm mẹ. Nhờ giảm cân, chị đã thực hiện được niềm ao ước bấy lâu nay và hạ sinh cô công chúa nặng hơn 3kg.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện đang điều trị cho một bệnh nhân nữ (56 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội), được chẩn đoán bị ngộ độc sau khi ăn nhầm bỏng ngô nghi có tẩm cần sa.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Theo TS.Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TW, 11 tháng qua chỉ ghi nhận 424 ca mắc sốt rét. Dự kiến hết năm nay sẽ có 42 tỉnh, thành đạt tiêu chí loại trừ bệnh. Mục tiêu đến năm 2025, không để dịch sốt rét xảy ra và có 52 tỉnh loại trừ bệnh sốt rét.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Chiều 1/12, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM cho biết, Thành phố hiện đang thiếu 3 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng, do chưa nhận được nguồn phân bổ.
1 năm
Doanh nhân - Doanh nghiệp
P’ti Saigon vừa vinh dự được Tạp chí Harper's Bazaar trao giải thưởng danh giá The Best Restaurant of the Year (Nhà hàng tốt nhất của năm), ghi nhận những trải nghiệm ẩm thực và phong cách sống cao cấp mà nhà hàng Pháp này đã mang lại cho thực khách tại TP.HCM.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Chiều 1/12, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết sẽ quan tâm, thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách tiền lương, phụ cấp cho viên chức y tế; huy động các nguồn lực của xã hội để hỗ trợ, động viên cán bộ y tế yên tâm công tác...
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Theo BS. Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi. Nếu bỏ lỡ “thời gian vàng” cấp cứu, người bị đột quỵ có khả năng tử vong cao, nhiều bệnh nhân được cứu nhưng phải sống với di chứng nặng nề suốt đời.
1 năm
Sức khỏe - Đời sống
Bộ Y tế tin tưởng, qua những góp ý này, Dự thảo sẽ hoàn thiện và đầy đủ các nội dung quan trọng, phù hợp với phương châm: “Tăng cường quản lý để lĩnh vực khám, chữa bệnh ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân”.
1 năm
Xem thêm