Thứ tư, 03/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

'Thung lũng Silicon đang nhìn Việt Nam là nơi cung cấp nguồn nhân lực mới'

Huyền Trang
- 16:02, 12/09/2023

(DNTO) - TS Phạm Hồng Quất cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển không chỉ là nơi thu hút nhà đầu tư quốc tế, mà còn trở thành nguồn cung cấp nhân lực cho startup dồi dào cho những xứ sở công nghệ như Hoa Kỳ.

Thung lũng Silocon là biểu tưởng khởi nghiệp trên thế giới. Ảnh: T.L.

Thung lũng Silocon là biểu tưởng khởi nghiệp trên thế giới. Ảnh: T.L.

Việt Nam có thể trở thành thung lũng công nghệ của khu vực

Thung lũng Silicon (Silicon Valley - Hoa Kỳ) vốn được xem là biểu tượng của hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu, nơi đặt trụ sở của rất nhiều gã khổng lồ công nghệ như Apple, Google, Facebook, Intel…

Tại thánh địa công nghệ, nơi cạnh tranh của những nhân tài, những người Việt Nam ở đây cũng không hề lép vế. Đó là Hùng Trần (Got It), Vũ Duy Thức (Ohmnilabs) , Lê Viết Quốc (Google Brain), Bùi Hải Hưng (Nuance Communication), Trang Phạm (Adobe)… đã khiến cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam tại Silicon tự hào. Chưa kể, Việt Nam cũng sở hữu lượng kỹ sư công nghệ giàu chuyên môn, đang làm việc cho hàng loạt các tập đoàn công nghệ, công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon.

Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học Công nghệ) cho biết, hiện Việt nam có nguồn nhân lực vô cùng lớn để phát triển công nghệ mới như metaverse (vũ trụ ảo).

Hiện Thung lũng Silicon đang tận dụng nguồn nhân lực của Trung Quốc, sau thành công của bộ phim Avartar. Nhưng nơi đây cũng đang nhìn vào Việt Nam như một nơi cung cấp nguồn nhân lực mới không chỉ cho phim ảnh mà còn trong lĩnh vực như thời trang, bất động sản, thương mại, đầu tư, khai thác khoáng sản… đều có thể lên thế giới ảo.

“Họ đang rất thèm muốn nguồn nhân lực Việt Nam”, ông Quất nói.

Trong buổi gặp gỡ Thủ tướng Phạm Minh Chính nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 11/9, hai bên đã thống nhất đưa công nghệ, đổi mới sáng tạo và đầu tư trở thành trụ cột mới của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Nhiều năm nay, Hoa Kỳ được biết đến là cái nôi của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hoa Kỳ đạt điểm cao nhất thế giới về chỉ số đổi mới sáng tạo GII 2022, bao gồm các nhà đầu tư R&D, nhà đầu tư vốn mạo hiểm, chất lượng các trường đại học, chất lượng và tác động của các ấn phẩm khoa học, giá trị của cường độ tài sản vô hình của công ty. Việc hợp tác với Hoa Kỳ trong đổi mới sáng tạo cũng là động lực thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam bứt phá.

Bloomberg đánh giá Việt Nam có đủ khả năng và điều kiện trở thành Thung lũng Silicon của khu vực.

Học Hoa Kỳ cách nhân bản mentor

Ông Phạm Hồng Quất cho rằng Việt Nam có thể tận dụng mạng lưới Việt kiều, những người sẽ đưa nguồn công nghệ mới, vốn đầu tư mới về Việt Nam. Ảnh: T.L.

Ông Phạm Hồng Quất cho rằng Việt Nam có thể tận dụng mạng lưới Việt kiều, những người sẽ đưa nguồn công nghệ mới, vốn đầu tư mới về Việt Nam. Ảnh: T.L.

Ông Phạm Hồng Quất cho biết, để nâng cao năng lực của các startup, doanh nghiệp, Hoa Kỳ đã xây dựng mạng lưới mentor (cố vấn) trải dài khắp đất nước, luôn trong tâm thế sẵn sàng cho đi những gì mình có.

“Khi tôi sang Hoa Kỳ, rất ngạc nhiên có những mentor bỏ tiền vé máy bay, khách sạn, bay cả mấy tiếng đồng hồ chỉ đến gặp các team (đội ngũ) khoảng 1 tiếng họ lại bay về, bằng tiền của họ. Những văn hóa đó chưa thể có ngay tại Việt Nam mà chúng ta phải từng bước dựng cái tạo dựng sự đồng lòng, gian khổ cùng startup”, ông Quất nói.

Đó là lý do mà vị Cục trưởng này cho biết  đã đẩy mạnh “văn hóa làng” trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ startup. Các “Làng công nghệ” được xây dựng trong khuôn khổ Techfest – Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia được ra đời, và cho đến nay nhận được sự hưởng ứng rất mạnh mẽ từ cộng đông.

“Nếu chúng ta gọi ngay các tập đoàn công nghệ lớn, gọi ngay những quỹ đầu tư thì rất khó khăn vì các trí tuệ các founder của Việt Nam rất tốt nhưng chưa được đào tạo, kĩ năng gọi vốn, kĩ năng trình bày tiếng Anh, kỹ năng trình bày tiếng Anh, kỹ năng xây dựng mô hình kinh doanh đều chưa có.

Chúng ta học để lấy điểm số cao, học để lấy giải thưởng rất lớn, nhưng mà để làm đầu tư thì chưa thạo. Chúng ta phải học thông qua những người thầy trong hệ sinh thái, đó là mentor, những người huấn luyện viên, những người đã từng thành công và thất bại, họ truyền lại cho thế hệ sau mà không cần đòi hỏi gì, đó là văn hóa làng, được hình thành và truyền tiếp cho thế hệ sau”, ông Quất nói.

Vị này cho biết, trưởng làng Techfest là người có nhiều kinh nghiệm, ngày càng trẻ hơn, sáng tạo hơn, đưa ra các sáng kiến hoạt động, thúc đẩy cộng đồng và cuốn hút mọi người đi theo. Họ cùng chia sẻ nguồn lực, gồm không gian, quan hệ, giải thưởng, tri thức… Từ con số 2 làng năm 2015, đến nay đã có hơn 30 làng trên toàn quốc và dự kiến năm nay miền Trung và miền Nam sẽ còn tiếp tục mở rộng.

Một nguồn lực khác rất quan trọng mà Việt Nam có thể tận dụng đó là mạng lưới kiều bào, tri thức ở nước ngoài, những người có gắn bó với các quỹ đầu tư, các viện trường quốc tế rất tốt.

“Việt Nam chưa khai thác tốt nguồn này. Mọi người về chụp ảnh xong vinh danh thôi. Còn Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, đặc biệt là Israel khai thác vô cùng tốt trí tuệ của kiều bào nước ngoài. Họ là kênh dẫn đầu tư và kênh dẫn phát triển thị trường mới về công nghệ và thị trường. Họ là nơi tiếp cận nhiều nhất với các nguồn đầu tư nước ngoài giai đoạn mới thông qua cá nhân, dự án siêu nhẹ không nhiều máy móc, chỉ dùng trí tuệ. Đó là kênh gọi vốn tốt nhất, thông qua con người chứ không phải thông qua những tập đoàn tổ chức tư vấn FDI như trước đây nữa”, ông Quất nói.

Vài năm trở lại đây, Bộ Khoa học Công nghệ đã phối hợp với Uỷ ban Nhà nước người nước ngoài xây dựng mạng lưới mentor, với 15 mạng lưới kiều bào tri thức đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngoài ra Vietnam Startup Mentor Alliance (VSMA) đang có 30 mentor có kinh nghiệm trên toàn quốc, là đối ứng với mạng lưới kiều bào nước ngoài để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra, VAN - mạng lưới nhà đầu tư thiên thần Đông Nam Á đã được thành lập.

“Thị trường khởi nghiệp Việt Nam chỉ có thể phát triển nếu kêu gọi được mạng lưới này cùng tham gia, còn nếu chỉ có mạng lưới của địa phương chúng ta không xuất khẩu sản phẩm tri thức được”, ông Quất bày tỏ.

Tin khác

Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
10 giờ
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
1 tuần
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
3 tuần
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
1 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
1 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
1 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
1 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
2 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
2 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
3 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
3 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
3 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
4 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
4 tháng
Start-up
Theo chuyên gia, các sản phẩm mật ong Tracy Bee không phải đầu tiên trên thị trường nên nếu làm marketing không khéo có thể giúp đối thủ bán hàng.
5 tháng
Xem thêm