Thứ bảy, 06/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Tham vọng về vườn ươm startup tỷ đô trong các trường đại học

Huyền Trang
- 17:38, 12/12/2022

(DNTO) - Theo chuyên gia, các trường đại học ở Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra nhiều startup tỷ USD nếu trở thành những vườn ươm có thể huy động và kết nối các nguồn lực từ nhà khoa học, doanh nghiệp, sinh viên, quỹ đầu tư.

Đại học Jonkoping (Thụy Điển), nơi có startup tỷ đô nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Thung lũng Silicon (Mỹ). Ảnh: T.L.

Đại học Jonkoping (Thụy Điển), nơi có startup tỷ đô nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Thung lũng Silicon (Mỹ). Ảnh: T.L.

Bài học từ Seoul và Thụy Điển

Trong khuôn viên Siheung tại Trường Đại học Quốc gia Seoul, người ta dễ dàng nhìn thấy thông tin nhiệt độ của mỗi người được hiển thị trên màn hình của thiết bị đo nhiệt độ; đường chạy thử nghiệm xe tự hành; hay hệ thống radar thông minh dành cho phương tiện với khả năng tự hành cấp độ 5, được tạo ra bởi một startup với chi phí chỉ bằng 20% thị trường.

Các thành phố thông minh được Chính phủ Hàn Quốc chú trọng xây dựng và đang tăng tốc chuyển đổi số với tham vọng đến năm 2030, sẽ có 70% thành phố trở nên “thông minh”. Và các trường đại học là mảnh đất có nhiều “phong thủy” tốt được quốc gia này lựa chọn để xây dựng các thành phố thông minh.

Đây cũng là một trong những cách giúp Hàn Quốc từ một quốc gia có GDP chỉ là 79 USD/người vào năm 1960, hiện trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ số tiên tiến và khả năng ứng dụng, GDP trên 30.000 USD/người.

Tương tự tại Thụy Điển, quốc gia nghèo nhất ở châu Âu vào thế kỷ trước, nay trở thành một trong những nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo với số lượng startup kỳ lân (trị giá tỷ USD) tại thủ đô Stockholm từng có thời điểm cao thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Thung lũng Silicon (Mỹ) nhờ một phần phát triển mạnh mẽ mô hình khởi nghiệp trong trường đại học

Trong chính các trường đại học tại nước này, như trường Đại học Jonkoping, “công viên khởi nghiệp” Science Park là nơi ươm mầm cho mọi ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên và cũng là nơi sản sinh nhiều startup nổi bật. Ước tính, mỗi năm cứ 10 sinh viên khối ngành kinh doanh của trường thì có 1 sinh viên mở được công ty.

Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp (Saigon Innovation Hub), Việt Nam có nguồn lực sáng kiến khoa học dồi dào từ các trường đại học, hoàn toàn có thể làm được điều tương tự như Hàn Quốc và Thụy Điển nếu chú trọng đầu tư ươm tạo khởi nghiệp để đưa sáng chế từ "trên giấy" ra thị trường.

“Việt Nam hiện chỉ có 5 trường đại học có doanh thu trên 1.000 tỷ, tương đương 40 triệu USD. Nhưng tôi tin nếu đầu tư ươm tạo khởi nghiệp thì trong 5 năm, doanh thu 40 triệu USD với các trường khác không phải khó”, ông Tước nêu quan điểm.

Thúc đẩy hàng hóa được sản xuất từ trường đại học

Nhà nghiên cứu, sinh viên trong trường đại học có rất nhiều sáng kiến, nghiên cứu khoa học nhưng vẫn chưa được thương mại hóa vì chưa có tổ chức ươm tạo tích cực. Ảnh: T.L.

Nhà nghiên cứu, sinh viên trong trường đại học có rất nhiều sáng kiến, nghiên cứu khoa học nhưng vẫn chưa được thương mại hóa vì chưa có tổ chức ươm tạo tích cực. Ảnh: T.L.

Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Saigon Innovation Hub, nếu bàn về nền kinh tế thì đơn giản hiểu là hàng hóa của nền kinh tế đó đến từ đâu. Vì vậy, với nền kinh tế đổi mới sáng tạo, nếu không có hàng hóa được sản xuất từ các trường học và viện nghiên cứu thì không thể gọi là khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.

Trước đây, chức năng đại học là nghiên cứu và đào tạo, nay thêm chức năng thương mại hóa, cần phải có tổ chức quản trị các mô hình thương mại hóa đó như Đại học Seoul (Hàn Quốc) và Đại học Uppsala (Thụy Điển).

“Với mô hình quỹ đầu tư và quản trị vốn trong trường đại học, phù hợp với các trường đại học quy mô quốc gia, vùng. Một trong những điều kiện của mô hình này là các đại học phải tự chủ được tài chính và có khả năng tạo ra hệ sinh thái. Nếu không tự chủ được tài chính thì sẽ gặp khó vì bản chất của mô hình này là phải quản trị được tài sản và tái đầu tư”, ông Tước cho biết.

Tuy vậy, rất nhiều chức năng thương mại hóa trong trường đại học không làm được, ví dụ như định giá, sở hữu trí tuệ… theo lãnh đạo của Saigon Innovation Hub, có thể biến đổi chức năng của các trung tâm đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ ở các địa phương để làm việc này, vì họ sẽ cùng lúc xử lý vấn đề giúp nhiều trường đại học.

Nhưng để tạo lập được mô hình thương mại trong các trường đại học là điều không dễ dàng. Ngay tại Việt Nam hiện nay, tính đến hết năm 2021, có tới hơn có tới 119 tổ chức, cơ sở ươm tạo, đây là một số lượng không hề nhỏ, dẫu vậy, hoạt động của các tổ chức này vẫn chưa đi vào chiều sâu.

Ông Trần Vũ Tuấn Phan, Quyền Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, mặc dù Việt Nam có mạng lưới hỗ trợ đổi mới sáng tạo nhưng độ liên kết rất lỏng lẻo, đôi khi còn “dẫm chân lên nhau”, dẫn đến việc không tối ưu nguồn lực. Ví dụ tổ chức này có chuyên gia mạnh về công nghệ, tổ chức khác có chuyên gia mạnh về tài chính… nhưng vẫn chưa thể chia sẻ với nhau.

Nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp tư vấn cho doanh nghiệp nhưng quên đi định hướng chính sách, tức tư vấn theo hướng thị trường hóa, khiến doanh nghiệp có thể vào được thị trường nhưng lại vướng một loạt các yếu tố pháp lý như sở hữu trí tuệ, đăng kí tiêu chuẩn, giám định công nghệ…

Khảo sát mới đây của trung tâm này với 200 doanh nghiệp, startup cũng chỉ ra rằng, doanh nghiệp đang không biết tìm đến tổ chức hỗ trợ đổi mới sáng tạo như thế nào. Thứ hai là không biết đến gặp các tổ chức này sẽ được hỗ trợ cái gì. Việc này đến từ nhiều lý do như cách làm truyền thông nhưng vấn đề cốt lõi là trung tâm ươm tạo không đưa ra được các gói dịch vụ chuyên biệt, tức sản phẩm chưa được định hình.

“Đa phần các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay có một số hoạt động chính: kết nối giữa các tổ chức cung cấp với nhau, đào tạo, tư vấn, đầu tư, phát triển mạng lưới… nhưng chưa ‘sắc’, tức cái họ cần không tới, tức không tạo được lợi thế cạnh tranh. Chúng ta đi nói với doanh nghiệp là doanh nghiệp cần tạo ra lợi thế cạnh tranh nhưng chính tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp chưa tạo được lợi thế cạnh tranh của mình.

Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp giống như bệnh viện, doanh nghiệp là người bệnh, họ biết cần đổi mới sáng tạo giống như chữa bệnh nhưng họ không biết nguyên nhân tại sao họ chóng mặt, đau đầu…Vai trò của các tổ chức cần giúp doanh nghiệp biết họ cần đổi mới sáng tạo ở đâu, quy trình như thế nào…”, ông Tuấn Phan nêu quan điểm.

Tin khác

Vườn ươm doanh nghiệp
Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2024” là cơ hội để thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt nữ thanh niên từ 18-35 tuổi nhận nguồn hỗ trợ tài chính, chuyên môn kĩ thuật, nâng cao năng lực kinh doanh.
2 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Sau 5 năm triển khai hoạt động, dự án “Vườn ươm doanh nghiệp” đã “ươm mầm” cho những sáng kiến khởi nghiệp của thanh niên dân tộc thiểu số và lan toả tinh thần khởi nghiệp tại địa phương.
2 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Startup giờ đây đang tìm cơ hội để nâng cấp chính mình, tìm giải pháp đa dạng nguồn vốn tại các cuộc thi khởi nghiệp, chương trình tăng tốc trước khi bước vào các vòng gọi vốn chính thức.
3 tuần
Vườn ươm doanh nghiệp
Từ năm 2021 đến nay, Việt Nam vẫn chưa xuất hiện thêm kỳ lân mới. Trong khi các công ty tiệm cận kì lân cũng có những khó khăn nhất định trong hoạt động. Việt Nam cần có những chính sách đủ mạnh trong giai đoạn tới.
1 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Chương trình Ươm tạo SIP100 mùa thứ 5 với mục đích giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp tạo tác động xã hội, đã lựa chọn được 8 doanh nghiệp Việt Nam và 2 doanh nghiệp Hàn Quốc ở vòng đầu tiên.
9 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Lê Mỹ Quỳnh, cô gái Gen Z nổi tiếng với “bộ sưu tập lỗ hổng” cũng từng hoài nghi về chính mình khi theo đuổi ngành bảo mật thông tin.
10 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều startup, nhà đầu tư ngoại đã lựa chọn Việt Nam là điểm dừng chân lý tưởng để mở rộng hoạt động.
10 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Quỹ đầu tư đến từ Nhật Bản tiếp tục huy động nguồn vốn khủng để mở rộng đầu tư vào startup Đông Nam Á.
10 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Edtech (công nghệ giáo dục) Việt Nam đang ở đâu trong bức tranh tổng quan của thế giới? Những xu hướng mới và sản phẩm nổi bật nào đang thu hút người dùng? Đó là những chủ đề sẽ đề cập đến trong Sách trắng Edtech 2023 do Edtech Agency thực hiện.
10 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Ngày 14/4, cuộc thi Robot Thế giới (ROBOTACON WRO 2023) tại Việt Nam chính thức được phát động tại Trường Đại học Phenikaa, nhằm tìm kiếm đội thi xuất sắc tham dự vòng chung kết thế giới ở Panama.
11 tháng
Vườn ươm doanh nghiệp
Nhiều địa phương như Huế, Đà Nẵng… đã nhận ra rằng, việc tích cực đón nhận các giải pháp sáng tạo từ công ty khởi nghiệp sẽ giúp họ bứt phá.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Bỏ thời gian, công sức và cả tiền túi để hỗ trợ startup, đội ngũ mentor (cố vấn, chuyên gia) vẫn ngày đêm miệt mài với công việc này để đưa hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam cất cánh.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Không thể phủ nhận vai trò “bà đỡ” của các Chính phủ đã giúp hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nhiều nước như Israel, Trung Quốc hay Hàn Quốc.... vụt sáng trong những năm qua.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Theo chuyên gia, các trường đại học ở Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra nhiều startup tỷ USD nếu trở thành những vườn ươm có thể huy động và kết nối các nguồn lực từ nhà khoa học, doanh nghiệp, sinh viên, quỹ đầu tư.
1 năm
Vườn ươm doanh nghiệp
Trong một bài viết, Tổng giám đốc ECB Ulrich Bindseil và Nhà phân tích Jürgen Schaff, nói rằng sự ổn định giá của bitcoin trong thời gian gần đây có thể là một “cơn thở dốc" trước khi trở nên không còn phù hợp”.
1 năm
Xem thêm