Chủ nhật, 05/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Startup trong cuộc chiến 'săn đầu người': Thị trường cho kẻ chịu chơi và chịu chi

Huyền Trang
- 16:19, 10/08/2023

(DNTO) - Dòng vốn khó khăn khiến nhiều startup mất đi lợi thế trong việc dùng tiền lương để giữ chân nhân tài. Thị trường nhân sự vì vậy đang là cuộc chiến của những founder sẵn sàng giảm lương của mình để nhường cho nhân tài.

Nhân tài là linh hồn của startup, họ sẵn sàng chi trả cao hơn để giữ chân các vị trí chủ chốt. Ảnh: T.L.

Nhân tài là linh hồn của startup, họ sẵn sàng chi trả cao hơn để giữ chân các vị trí chủ chốt. Ảnh: T.L.

Nhân tài hạng A với mức lương chót vót

Hết 5 tháng đầu năm, các startup Đông Nam Á chỉ huy động được 4 tỷ USD, giảm giảm khoảng 65% so với 6 tháng đầu năm 2022. Đây là mức thấp nhất kể từ nửa cuối năm 2019 (theo Preqin).

Nguồn vốn đầu tư sụt giảm làm giảm động lực tăng trưởng của các startup vốn dựa vào việc “đốt tiền” để thu hút khách hàng, mở rộng thị phần một cách nhanh chóng. Điều này buộc các công ty khởi nghiệp phải tìm cách tạo dòng tiền nội sinh, bằng việc tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp để thuyết phục người dùng trả tiền. Do đó, startup ngày càng chú trọng hơn đến việc giữ chân đội ngũ nhân tài công nghệ - phần quan trọng nhất của các startup, dù các founder có phải giảm lương.

Mới đây, báo cáo nhân tài khởi nghiệp Đông Nam Á 2023 của Glints cho thấy, dù khó khăn nhưng các công ty công nghệ vẫn chi số tiền khủng cho các vị trí nhân sự chủ chốt. Cụ thể, với các vị trí trong lĩnh vực công nghệ vẫn có nhu cầu cao, kiếm được trung bình nhiều hơn 38% so với các vị trí phi công nghệ.

So với năm 2021, mức lương cơ bản trung bình của CEO tăng 2,4 lần tại các startup gọi vốn từ 0-5 triệu USD, khi các công ty mở rộng và phát triển lớn hơn. Kỹ thuật (Engineering) vẫn là vị trí công nghệ được tìm kiếm nhiều nhất. Phó Giám đốc Kỹ thuật nhận được mức lương lên đến 235.200 USD/năm. Vị trí quản lý sản phẩm (Product Manager) được tăng lương nhiều nhất, hơn 27% so với năm 2021. Ngoài ra, các nhà tuyển dụng cũng rất quan tâm tới các kỹ năng chuyên biệt như sản phẩm (Product) và dữ liệu (Data) và mức lương chỉ sau vị trí kĩ thuật.

“Nhìn chung, CTO (giám đốc công nghệ) thuê ngoài luôn được trả lương cao hơn so với các CTO và CEO là người sáng lập. Trong khoảng 6-10 triệu USD, các CTO thuê ngoài kiếm được gấp 2 lần các CTO sáng lập, do có kinh nghiệm hơn và thành tựu trước đó”, Glints nhận định.

Chạy đua để giữ chân đội ‘ngựa chiến’

startup-2

Các chuyên gia nhận định, năm 2023 sẽ tiếp tục là thời điểm khó khăn trong việc gọi vốn, vì vậy, những startup có đội ngũ lỏng lẻo sẽ trở nên tồi tệ hơn. Đó là lý do các nhà sáng lập đều phải hướng vào trong, nếu không thể cắt giảm thì buộc phải tìm cách phân phối lại nhân lực hiện có. Nhiều founder tự nguyện cắt giảm lương để duy trì tinh thần cho đội ngũ nhân sự.

Ông Lingga Madu, đối tác của Quỹ đầu tư Monk’s Hill Ventures cho rằng tốc độ tăng lương cơ bản cho các CEO sẽ giảm trong vài năm tới. Trong thời điểm mà startup đang cắt giảm tiền thưởng, tái cơ cấu và tái cấu trúc đội ngũ nhân lực, thì tốt hơn hết là đóng băng hoặc cắt giảm lương của C-suite (giám đốc điều hành cấp cao), và dành phần đó cho các nhân tài công nghệ.

“Cả nhà sáng lập và nhà điều hành mà chúng tôi có cơ hội trao đổi đều mong muốn có những cuộc trò chuyện về mức tăng lương hợp lý hơn với những người nhân viên tiềm năng. Mặc dù vẫn sẽ có những đợt tăng để theo kịp lạm phát, nhưng chúng có thể sẽ ở mức thấp hơn”, ông Lingga Madu nhận định.

Còn ông Steve Melhuish, Người sáng lập PropertyGuru (startup kỳ lân trong lĩnh vực công nghệ bất động sản, thâu tóm sàn giao dịch Batdongsan.com.vn của Việt Nam), nhận định rằng đã có một cuộc chiến tàn khốc về nhân tài, lạm phát tiền lương điên cuồng khi mọi người đều tranh giành cùng một nhóm nhân tài nhỏ vào năm 2021 và đầu năm 2022.

“Lạm phát đang gia tăng, vì vậy sẽ vẫn có kỳ vọng về việc tăng lương - nhưng không phải là 30% mỗi năm, mà là khoảng gần 5-7% mỗi năm”, ông Steve Melhuish cho biết.

Ngay cả các startup có tình hình tài chính tốt cũng không còn duy trì việc tuyển dụng ồ ạt. Họ muốn nâng cao tiêu chuẩn nhân sự và số lượng nhân sự. Họ đang thận trọng và lựa chọn nhân tài bắt buộc phải có (musthave) so có thì tốt (nice-to-have).

“Chúng tôi đang thận trọng trong việc tuyển đúng người. Chúng tôi lập kế hoạch và xem xét việc tuyển dụng sẽ hỗ trợ doanh thu và lợi nhuận ròng như thế nào trong một số trường hợp nhất định. Chúng tôi đã kỹ lưỡng hơn trong quá trình phỏng vấn. Và luôn tự hỏi, tại sao chúng tôi cần số lượng nhân viên mới này? Chúng tôi có thể làm gì khác với ngân sách này thay vì tuyển dụng người mới?” Paul Hadjy, đồng sáng lập và CEO của Horangi (startup công nghệ bảo mật) cho biết.

Có thể thấy, trong bối cảnh nguồn vốn sụt giảm, tình hình tài chính khó khăn, các startup đang phải đứng trước 2 tình huống: một là có thể bị đối thủ cướp mất nhân tài bất kì lúc nào hoặc nhân sự có thể rời bỏ startup bất kì lúc nào. Điều này có thể khiến startup lao đao vì việc tuyển dụng nhân sự, đặc biệt nhân sự có chuyên môn tốt, phù hợp với công việc không dễ. Việc đánh mất nhân tài cũng khiến công ty để lại điểm đen trên thị trường tuyển dụng, có thể gây khó khăn trong việc tuyển dụng tiếp theo.

Hai là founder phải chấp nhận chi trả nhiều hơn để giữ chân nhân sự. Tình huống này có thể khiến startup tăng chi phí vận hành, nhưng đổi lại, đội ngũ nhân tài có thể giúp startup vượt qua khủng hoảng, thậm chí bứt phá trên thị trường, cũng là động lực để thu hút thế hệ nhân tài tiếp theo.

Tin khác

Start-up
Sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ chuỗi khối (blockchain) đang là nhân tố khiến dòng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu dần ấm lên sau “mùa đông” kéo dài.
1 tuần
Start-up
Quý đầu tiên của năm nay vẫn ghi nhận sự sụt giảm dòng vốn đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam. Điều này cho thấy những khó khăn vẫn chưa qua và thị trường cần một cú hích mới.
1 tháng
Start-up
Nông nghiệp xanh đang được coi là “hot trend” khi toàn cầu hướng tới giảm carbon, nhưng vẫn thiếu bóng dáng các quỹ đầu tư lớn rót vốn vào lĩnh vực này.
1 tháng
Start-up
Dù “đánh Đông, đánh Tây” nhưng nhiều startup ngoại vẫn khó khăn khi phát triển ở thị trường Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam là thị trường dễ tính nhưng còn nhiều thách thức với startup ngoại.
1 tháng
Start-up
Nhiều startup vượt qua “mùa đông gọi vốn” bằng những chiến lược sử dụng vốn một cách đáng đồng tiền bát gạo. 
2 tháng
Start-up
Dòng vốn ngày càng khó khăn buộc các nhà tuyển dụng phải lựa chọn nhân sự một cách đáng đồng tiền, bát gạo.
2 tháng
Start-up
Sự u ám của thị trường đầu tư mạo hiểm đến từ một phần mối quan hệ đi vào bế tắc của nhiều startup và nhà đầu tư. Muốn khôi phục thị trường, niềm tin này cần được khôi phục.
2 tháng
Start-up
“Mùa đông gọi vốn” kéo dài đã khiến giới khởi nghiệp không còn mơ mộng về việc gọi vốn mà tập trung vào việc thực tế hơn là bán hàng để kiếm tiền. 
2 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đánh giá cao các startup thường xuyên tương tác với họ bằng những bản báo cáo về tình hình công ty theo từng quý, thậm chí từng tháng.
3 tháng
Start-up
Các Big Tech (công ty công nghệ lớn) đang tỏ ra tích cực hơn so với các quỹ đầu tư trước những công nghệ mới như AI, trở thành nhà đầu tư tích cực cho các startup trong năm 2023.
3 tháng
Start-up
Gọi vốn khởi nghiệp ngày càng khó khăn khi các nhà đầu tư yêu cầu cao hơn ở startup, không chỉ sản phẩm, bức tranh tài chính mà cả ở chính các founder.
4 tháng
Start-up
Mỹ, Trung Quốc, Anh..., đang chạy đua để dẫn đầu fintech nhưng Việt Nam vẫn rất chậm.
4 tháng
Start-up
Tuy là xu hướng nhưng người tiêu dùng chưa sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm xanh, trong khi các quỹ đầu tư còn thờ ơ vì lợi nhuận thấp, khiến các startup trong lĩnh vực này vẫn khó bán hàng.
5 tháng
Start-up
Quỹ đầu tư đang dần nhận ra thứ giúp họ gia tăng khoản đầu tư x100 lần lúc này là startup xanh chứ không phải startup phát triển nóng.
5 tháng
Start-up
Vốn mạo hiểm tiếp tục khó khan buộc các startup dồn lực nhiều hơn vào việc bán hàng để tự sống, thay vì tập trung vào công nghệ xịn xò chỉ để gọi vốn.
6 tháng
Xem thêm