Thứ năm, 25/04/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Pháp lý cho blockchain: Cần nhưng chưa thể có được trong ngày một, ngày hai

Huyền Trang
- 18:30, 04/06/2022

(DNTO) - Theo chuyên gia, một công nghệ mới như blockchain, rất phức tạp với nhiều khái niệm cần cắt nghĩa cần được nghiên cứu kĩ lưỡng để định nghĩa chính xác trong khung khổ pháp luật. Tuy vậy cũng cần đẩy nhanh để bắt kịp với xu hướng của thế giới.

Hiện Việt Nam chưa có định nghĩa rõ ràng về các loại tiền số nên nhiều startup chưa yên tâm phát triển dự án. Ảnh: T.L.

Hiện Việt Nam chưa có định nghĩa rõ ràng về các loại tiền số nên nhiều startup chưa yên tâm phát triển dự án. Ảnh: T.L.

Cần mổ xẻ kĩ lưỡng

Trong tọa đàm về quản lý tài sản số thuộc khuôn khổ Vietnam NFT Summit 2022, chiều 4/6, khi đánh giá về khung khổ pháp lý cho Blockchain ở Việt Nam so với thế giới, TS Victor Trần, Luật sư, Giám đốc Công ty VLEC cho biết, môi trường pháp lý Blockchain nói riêng và công nghệ nói chung Việt Nam không quá cởi mở nhưng cũng không quá ngặt nghèo.

Bởi theo ông Victor Trần, việc đánh giá môi trường pháp lý trong một lĩnh vực sẽ dựa trên 3 yếu tố: chính sách vĩ mô, văn bản quy phạm pháp luật và thực thi pháp luật. Về chính sách vĩ mô, Việt Nam khá cởi mở, tuy nhiên hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Blockchain nên việc cơ quan thực thi pháp luật không có căn cứ để áp dụng khi giải quyết vấn đề liên quan đến lĩnh vực này.

Cũng theo ông Victor Trần, thực tiễn thị trường luôn đi trước khung pháp lý và doanh nghiệp cũng vận hành theo nguyên tắc cung cầu. Hiện nay đã có lượng lớn NFT trao đổi ở Việt Nam, về mặt luật pháp không cấm nên các giao dịch vẫn bình thường. Tuy vậy, khi xảy ra tranh chấp trong giao dịch thương mại, có tấn công và ăn cắp tài sản thì chắc chắn sẽ cần đến khung pháp lý.

“Nếu người dùng hiểu về pháp lý sẽ rất sợ vì khi tài sản của họ bị xâm phạm, họ sẽ phải tìm đến công an, tòa án để bảo vệ. Tuy nhiên, khi chưa có khung pháp lý, công an, tòa án chưa có cơ sở áp dụng. Điều này giảm sự sẵn sàng của người dân trong việc sở hữu tài sản số và dẫn đến dự án blockchain cũng khó kêu gọi đầu tư”, ông Victor Trần nhấn mạnh.

Chia sẻ về quan điểm đẩy nhanh xây dựng môi trường pháp lý cho blockchain để Việt Nam có thể đón đầu cơ hội trong công nghệ này, Luật sư Hiền Nguyễn, Ủy viên Ban Thường vụ, Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Luật sư điều hành IMC Law, cho biết, hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã có khung pháp lý về tài sản số, coi đó là một loại tài sản hay thậm chí là một loại hàng hóa để đánh thuế. Tuy nhiên, không chỉ riêng Việt Nam mà ở nhiều các quốc gia khác khi áp dụng khung pháp lý cho tài sản số cũng mất rất nhiều thời gian nghiên cứu.

“Chỉ riêng định nghĩa về tài sản số, các luật sư và cơ quan ban hành chính sách cũng phải làm việc và ngồi mổ xẻ rất lâu để có định nghĩa tương ứng liên quan đến các loại tài sản số. Pháp lý cho tài sản số vì thế là vấn đề phức tạp không chỉ riêng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện Chính phủ và các bộ ngành cũng đã nhìn nhận Blockchain là một công nghệ cấp thiết cần đẩy mạnh”, bà Hiền cho hay.

Startup hãy mạnh dạn 

Việt Nam được đánh giá là một thị trường năng động khi đón đầu các công nghệ mới như blockchain. Ảnh: T.L.

Việt Nam được đánh giá là một thị trường năng động khi đón đầu các công nghệ mới như blockchain. Ảnh: T.L.

Ông Kevil, đại diện Binance Việt Nam cho biết, bản chất Blockchain là sổ cái công khai, nên có thể giải quyết vấn đề minh bạch. Tuy nhiên hiện chưa có khung pháp lý nên chưa thể định danh người dùng, gây ra nhiều vụ tấn công để cướp tài sản. Tuy nhiên, hiện các hacker cũng khó khăn hơn trong việc đánh cắp tài sản vì các sàn đã bắt tay với nhau để hạn chế việc giao dịch và sử dụng tài sản bị đánh cắp. Điều này cho thấy công nghệ hỗ trợ rất tốt cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo vệ tài sản của người dân.

Dưới góc độ là một doanh nghiệp pháp triển dự án Blockchain, bà Hồ Thu Lê, Đồng sáng lập, Giám đốc Tài chính TomoChain Lab cho rằng khung pháp lý Blockchain cần thiết để các dự án trong lĩnh vực này có thể làm việc và đóng thuế tại Việt Nam chứ không phải tìm đến các quốc gia khác để đặt trụ sở và huy động vốn. Đồng thời, khung pháp lý cũng giúp các doanh nghiệp trong ngành yên tâm khi xây dựng và phát triển dự án.

“Hiện tại TomoChain trụ sở Sing nhưng có rất nhiều người dùng Việt Nam. Chúng tôi băn khoăn khi có sự cố xảy ra sẽ bảo vệ người dùng của mình như thế nào. Ngoài ra là những rủi ro khi chính doanh nghiệp hoạt động, đối tác, cộng đồng. Việt Nam là quốc gia tích cực chấp crypto. Nếu có khung pháp lý, doanh nghiệp yên tâm hoạt động, phát triển dự án, người dùng yên tâm tham gia thì Việt Nam sẽ không bỏ lỡ blockchain giống như internet”, bà Lê nhấn mạnh.

Theo ông Victor Trần, hiện Blockchain ở Việt Nam vẫn được hiểu là tiền số, tuy nhiên tài chính chỉ là một ứng nhỏ nhỏ của Blockchain. Tài sản số như NFT hiện có thể sử dụng thay thế trong dịch vụ công chứng, phát hiện văn bản thật giả… đó là ví dụ về Blockchain có thể áp dụng trong hành chính công. Pháp luật luôn đi sau thực tế, vì vậy các startup nên mạnh dạn triển khai những dự án.

Tin khác

Xu thế
Lượng lớn lao động freelancer Việt Nam đang sở hữu tài sản ảo khi làm việc với các công ty nước ngoài. Điều này đặt ra bài toán cần nhanh chóng có khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng như chống thất thu thuế cho nhà nước.
21 giờ
Xu thế
Quá trình chuyển đổi số không chỉ mở ra không gian tăng trưởng mới cho doanh nghiệp và nền kinh tế mà còn đang hỗ trợ tích cực cho chuyển đổi xanh.
1 tuần
Xu thế
Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT tin rằng, chỉ cần 5 năm nữa, khi nguồn nhân lực bán dẫn dồi dào hơn, được đào tạo bài bản hơn thì Việt Nam sẽ là nơi mà thế giới phải nhắc tới khi nói về chip bán dẫn.
1 tuần
Xu thế
Gần 90 startup AI và máy học đã vào rơi vào tay của những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta, Microsoft, Alphabet, Amazon, Nvidia... và dự báo con số này sẽ không dừng lại.
2 tuần
Xu thế
AI trong công ty khởi nghiệp đã và đang góp phần tái tạo hoạt động của startup sau những biến động kinh tế, thị trường, và đưa hoạt động nhiều startup lên tầm cao mới.
1 tháng
Xu thế
Mỗi năm, tài sản ảo Việt Nam giao dịch với quy mô không dưới 100 triệu USD. Điều này đặt ra bài toán cần có chính sách quản lý phù hợp chứ không thể ban hành các lệnh cấm.
1 tháng
Xu thế
Covariant, một hãng startup đang phát triển công nghệ cho phép robot tự tiếp thu kỹ năng hệ như ChatGPT.
1 tháng
Xu thế
Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang được Shopee, Lazada, TikTok Shop... tận dụng tối đa nhằm thu hút người mua, người bán lên sàn, gia tăng khoảng cách với các đối thủ. Nhưng, với các nhà bán hàng, công nghệ tân tiến chưa chắc giúp túi tiền của họ dày thêm.
1 tháng
Xu thế
Trong khi các ông lớn tập trung vào sản xuất chip công nghệ cao thì thị trường lại đang rất cần những sản phẩm chip phân khúc thấp, phù hợp với năng lực của Việt Nam.
1 tháng
Xu thế
Các công ty công nghệ đang chi mạnh để đầu tư cho AI nhằm chiếm lợi thế tiên phong. Nhưng công cụ trí tuệ nhân tạo nào sẽ chiếm lĩnh thị trường vẫn còn chờ đáp số.
2 tháng
Xu thế
Khi AI có thể thay thế nhiều nhân sự ở nhiều công việc thì nhiệm vụ của con người là phải học cách dùng AI, biến nó trở thành vũ khí của mình chứ không phải vật thay thế mình.
2 tháng
Xu thế
Một công nghệ mà ngay cả những người không có kiến thức lập trình cũng có thể tạo ra ứng dụng cơ bản đang trở thành mảnh đất tiềm năng cho các công ty công nghệ khai thác.
2 tháng
Xu thế
Trung Quốc, Hoa Kỳ, khu vực châu Âu đang chạy đua sản xuất chip AI nhằm tăng tốc hoạt động xử lý các tác vụ liên quan đến AI.
3 tháng
Xu thế
Các công cụ AI tạo sinh do các nhà phát triển trong nước đang bước vào giai đoạn nước rút để chiếm thế ưu tiên tại thị trường nội địa và tỏ ra không hề kém cạnh với thế giới.
3 tháng
Xu thế
Cơn sốt metaverse, NFT qua đi cũng trả lại cho công nghệ này những giá trị thật. Chúng đang được ứng dụng nhiều hơn để giải quyết các bài toán trong cuộc sống, thay vì chỉ là công cụ cho các kẻ đầu cơ.
3 tháng
Xem thêm