Thứ tư, 18/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Một doanh nghiệp sa thải 10.000 người để có tiền đầu tư cho AI

Huyền Trang
- 16:56, 05/08/2024

(DNTO) - Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.

Các công ty đang hướng tới việc ứng dụng AI nhiều hơn để tăng năng suất công việc. Ảnh: T.L.

Các công ty đang hướng tới việc ứng dụng AI nhiều hơn để tăng năng suất công việc. Ảnh: T.L.

Chia sẻ trong hội thảo “Tiềm năng trí tuệ nhân tạo trong bài toán kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu long” hôm 5/8, ông Eric Nguyễn, Chuyên gia Mạng lưới Đổi mới sáng tạo InnoNet, AVSE Global, Giám đốc Chiến lược tại IECS chia sẻ các doanh nghiệp toàn cầu đang tiến hành cuộc “cách mạng” trong chính doanh nghiệp để thích ứng trước công nghệ mới như AI.

Cụ thể, một tập đoàn cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp ở Đức, với quy mô 140.000 nhân sự toàn cầu cũng đang trong quá trình tái cơ cấu để ứng dụng AI vào trong các quy trình, các phòng ban của công ty. Để thực hiện cho chiến lược này, công ty phải sa thải 10.000 người để dùng tiền đó tái đầu tư vào AI.

“Không chỉ riêng doanh nghiệp Việt Nam đau đầu khi ứng dụng AI, mà các công ty trên thế giới cũng phải tự thay đổi mình để ứng dụng công nghệ này”, ông Eric Nguyễn nói.

Thật vậy, tại Titops Việt Nam, bản thân nhân viên công ty này hiện đang sử dụng AI để hỗ trợ đọc tài liệu, làm báo cáo, kể cả lập kế hoạch kinh doanh. Gen AI hiện nay có thể đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính chỉ trong 1 phút. Hay tại Công ty Cổ phần MISA, việc ứng dụng công nghệ AI cũng giúp doanh nghiệp tăng năng suất gấp 10 lần. 

Không thể phủ nhận AI đã phát huy hiệu quả của một công cụ giúp tăng năng suất, giảm sai sót, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp trên toàn cầu hiện đang chạy đua để ứng dụng trí tuệ nhân tạo, nhằm tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ. 

Nhưng, theo TS Quy Võ (Reinhard), Đồng sáng lập, CRO của dHealth (Thụy Sĩ); Giám đốc V-Space Global (Pháp), các doanh nghiệp khi ứng dụng AI đều gặp những thách thức, đầu tiên là câu chuyện về vốn. Không chỉ là vốn đầu tư ban đầu mà cả nguồn tài chính cho việc cập nhật và đổi mới công nghệ, vì công nghệ thay đổi rất nhanh. Do đó, đầu tư cho công nghệ là cần thiết nhưng không thể nóng vội.  

“Ở Việt Nam, các doanh nghiệp thường ứng dụng công nghệ mới rất nhanh, nhưng các nước như Thụy Sĩ, việc ứng dụng lại chậm hơn. Bởi họ sẽ phải tính toán kĩ lưỡng thời gian thu hồi vốn trên khoản đầu tư, hiệu quả thực tế mang lại. Bên cạnh đó, họ cũng như chú trọng vấn đề sở hữu trí tuệ để khi công nghệ cập nhật, họ có thể nhanh chóng xoay chuyển, ứng biến, thay vì chỉ đầu tư 'phần ngọn'”, bà Quy Võ phân tích.

Một số công ty sẵn sàng cắt giảm lượng lớn nhân sự để đầu tư cho AI. Ảnh: T.L.

Một số công ty sẵn sàng cắt giảm lượng lớn nhân sự để đầu tư cho AI. Ảnh: T.L.

Theo vị này, thị trường công nghệ luôn cập nhật mỗi ngày, công nghệ, kĩ thuật mới nên không quá quan trọng đó là công nghệ nào mà là ai là người ứng dụng và triển khai công nghệ đó. Nếu không có người lãnh đạo tâm huyết và theo đuổi về công nghệ thì công nghệ cũng chỉ là một ứng dụng, không trở thành đích đến của doanh nghiệp. 

Thực tế, khi triển khai các giải pháp số cho các doanh nghiệp trên thị trường, các chuyên gia cho biết có những hiểu lầm mà hầu như doanh nghiệp nào cũng mắc phải. Đó là nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng ứng dụng công cụ AI sẽ thay thế hoàn toàn công việc của con người, như việc mọi người không cần nhập liệu mà vẫn ra báo cáo. Thứ hai là đội ngũ nhân sự không sẵn sàng áp dụng AI vì lo ngại mất việc. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng băn khoăn rằng khi sử dụng ứng dụng có AI thì có làm gia tăng chi phí hay không.

Bên cạnh đó, có một số thách thức khi doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo. Đó là dữ liệu của doanh nghiệp phải thực sự sẵn sàng cho việc ứng dụng AI. Ví dụ muốn phân tích hành vi khách hàng, phải có một thời gian đủ dài để thu thập hành vi, dữ liệu. Đồng thời, doanh nghiệp phải thay đổi kế hoạch quản lý, quản trị cho phù hợp.

Ông Eric Nguyễn cũng cho biết nếu mọi người nghĩ AI chỉ là công cụ, giúp tốc độ xử lý công việc tốt hơn thì mọi người sẽ học cách sử dụng công cụ đó dễ dàng hơn và hiệu quả học cũng tốt hơn.

“Doanh nghiệp không nên đặt câu hỏi là ứng dụng AI như thế nào mà nên đặt lại câu hỏi là KPI của mỗi doanh nghiệp như thế nào, mục đích của mỗi doanh nghiệp khi ứng dụng AI ra sao? Câu hỏi này thì chỉ có nhà điều hành doanh nghiệp mới trả lời được”, ông Eric Nguyễn chia sẻ.

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã thành lập các phòng lab AI hoặc đầu tư vào các dự án nghiên cứu phát triển AI ở các trường đại học để huy động nguồn lực từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tham gia phát triển công cụ này. Tuy nhiên, thách thức là vấn đề quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu và chưa có luật pháp, cơ chế quản lý AI.

Phân tích kĩ hơn, ông Nguyễn Hoài Tưởng, Giám đốc Công ty TNHH cho biết các nội dung, dữ liệu tạo ra tại các doanh nghiệp, tổ chức mỗi ngày đang tăng lên chóng mặt, vì vậy việc quản trị dữ liệu đòi hỏi nhiều thách thức. Với các nội dung có mặt trên internet do AI tạo ra hiện nay đã trở thành một vấn đề lớn mà các doanh nghiệp lớn đang đi giải quyết. Đó là lý do Facebook hay các mạng xã hội phải gắn nhãn các nội dung do AI tạo ra.

“Có rất nhiều dự án trong ngành dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI Data) ở Việt Nam. Nhưng khi họ tự tin các sản phẩm AI tạo ra là đỉnh cao thì lại là thách thức lớn với xã hội, vì nếu chỉ chăm chăm vào việc tạo ra các nội dung nhưng không kiểm soát được thì cũng rất nguy hiểm”, ông Tưởng nói.

Tin khác

Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
1 tuần
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
1 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
1 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
2 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
5 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
6 tháng
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
6 tháng
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
6 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
8 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
8 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
9 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
9 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
9 tháng
Xem thêm