Thứ năm, 19/09/2024
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Doanh nghiệp vẫn ngại công nghệ cao

Huyền Trang
- 16:03, 03/08/2024

(DNTO) - Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.

Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số ở cả trung ương, địa phương và tại các doanh nghiệp. Ảnh: Vietnamplus.

Việt Nam đang nỗ lực đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số ở cả trung ương, địa phương và tại các doanh nghiệp. Ảnh: Vietnamplus.

Tính đến năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp làm chủ công nghệ ở Việt Nam là 2,2%, doanh nghiệp đã hoàn thành xác định mục tiêu chuyển đổi số là 6,2%  và chỉ 7,6% doanh nghiệp đã từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để chuyển đổi số, theo Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp 2022.

Con số trên là khá tích cực trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam mới tiếp cận đến khái niệm, thông tin về chuyển đổi số một cách rộng rãi kể từ đại dịch Covid-19 xảy ra (2019-2020). 

Thực tế hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều hiểu nếu họ không chuyển đổi số thì sẽ khó tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ nguồn lực để theo đuổi và kiên trì với công cuộc chuyển đổi số.

Ông Kiên Đoàn, chuyên gia trong lĩnh vực marketing kĩ thuật số, Founder kiêm CEO Reputyze Asia, cho biết công nghệ mới phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Người dùng, đồng thời là khách hàng của các công ty cũng ngày càng nhanh và nhạy trong việc sử dụng công nghệ mới. Đó là lý do Netflix mất 3,5 năm để có 1 triệu người dùng, Twitter mất 2 năm thì Chat GPT mất 5 ngày và Threads chỉ mất 1 giờ.

Tuy nhiên, nhìn lại quá trình để Open AI có Chat GPT thì không nhanh như thế. Họ phải làm việc từ 2015 đến 2021 mới có thể trình làng ứng dụng này và thu hút người dùng. Đây là thời gian rất lâu với nhiều biến cố, những lần đi chệch hướng. Tương tự với các công ty Việt Nam, họ cũng cần nhiều thời gian hơn để ứng dụng công nghệ toàn diện và đạt được kết quả kinh doanh. 

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Chuyên gia kinh tế độc lập, sáng lập viên Think Future Consultancy, cho biết tại các lĩnh vực công nghệ cao như AI, Việt Nam còn kém rất xa. Bởi những lĩnh vực công nghệ cao đòi hỏi đầu tư R&D rất lớn. Điều này là khó khăn với 98% doanh nghiệp Việt Nam với quy mô vừa và nhỏ. 

“Mặc dù mọi người cũng chỉ có thể hi vọng 5-10% các nghiên cứu có thể chuyển thành dự án mang lại lợi nhuận. Nhưng tâm lý các doanh nghiệp họ muốn cái gì cầm chắc trong tay hơn là đầu tư cho mạo hiểm”, ông Hùng Linh lý giải.

Phân tích kĩ hơn, ông Hùng Linh cho biết, nếu chia theo quy mô doanh nghiệp thì có 2 nhóm: nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chắc chắn không thể đầu tư cho AI và các ngành công nghệ mới. Chỉ có thể hi vọng vào các doanh nghiệp lớn.

Trong nhóm doanh nghiệp lớn lại chia thành 2 nhóm nhỏ: doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Với doanh nghiệp nhà nước, gần như khó để đầu tư AI vì vướng cơ chế đầu tư ngoài ngành và chưa có cơ chế đầu tư mạo hiểm. Doanh nghiệp tư nhân họ cũng không dám mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực rủi ro vì tiềm lực tài chính, tích lũy tài chính của họ trong thời gian qua chưa thực sự mạnh, họ sẽ ưu tiên những lĩnh vực đem lại lợi nhuận hấp dẫn hơn.  

“Tôi tiếp xúc với một số doanh nghiệp công nghệ tương đối lớn ở Việt Nam, họ luôn luôn có xu hướng mở rộng sang thị trường Indonesia, Philippines, Thái Lan… Nhưng ở thời điểm hiện tại, họ vẫn chưa thể làm được điều đó. Một phần vì họ chưa đủ vốn. Mặc khác, chỗ đứng ở thị trường Việt Nam cũng đang khá bấp bênh. Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cũng tốn nguồn lực rất lớn. Công ty nào “đốt tiền” nhiều, tức dùng tiền để đẩy nhanh quá trình chiếm lĩnh thị trường thì các đối thủ khác sẽ thua. Điển hình là thương mại điện tử hay các ví điện tử. Bản thân chỗ đứng ở Việt Nam chưa chắc chắn thì họ cũng ngưng lại tham vọng mở rộng ra nước ngoài”, ông Linh nói.

Doanh nghiệp sẵn sàng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao nhưng còn lo ngại về việc huy động nguồn lực. Ảnh: T.L.

Doanh nghiệp sẵn sàng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao nhưng còn lo ngại về việc huy động nguồn lực. Ảnh: T.L.

Cũng theo vị chuyên gia, thực tế, doanh nghiệp tư nhân cũng đã bắt đầu vươn lên nhưng còn chậm vì không có nhiều nguồn lực tốt như nhà nước. Trong khi doanh nghiệp Nhà nước tiếp cận nguồn lực tốt nhưng không dám mạo hiểm đầu tư do còn vướng nhiều cơ chế. Đây là vấn đề cần xử lý thật nhanh và rốt ráo. 

“Ví dụ tập đoàn Viettel hiện nay cũng thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, nhằm tìm kiếm các giải pháp công nghệ, startup phù hợp để sáp nhập với hệ sinh thái của họ và cùng phát triển. Vì vậy, cần có sự chia sẻ nguồn lực giữa khu vực nhà nước và doanh nghiệp tư nhân để có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi số”, ông Linh khuyến nghị.

Để cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp, năm 2024, ngân sách trung ương đã bố trí 140 tỷ đồng để hỗ trợ đào tạo cho hơn 8.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, tư vấn hỗ trợ ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số cho khoảng 800 doanh nghiệp.

Theo quy định tại Nghị định 80, ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số (tối đa 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và 100 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa). Hỗ trợ tối đa 50% chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số (tối đa 20 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp siêu nhỏ; 50 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp nhỏ và 100 triệu đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa).

Tuy nhiên, bà Trịnh Thị Hương, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết vốn từ ngân sách nhà nước chỉ là một phần vì nguồn lực có hạn. Trong khi đó chuyển đổi số quan trọng nhất vẫn cần lộ trình thích hợp với hệ thống đồng bộ. Vì chỉ khi các phần mềm tương thích nhau, đội ngũ nhân lực có kĩ năng sử dụng công cụ số mới có thể tạo ra giá trị gia tăng mới. Tránh tình trạng doanh nghiệp đầu tư không dự tính trước dẫn tới kém hiệu quả, gây lãng phí. 

Vì vậy, bên cạnh việc tư vấn, hỗ trợ, đào tạo trực tiếp, cơ quan này cũng lựa chọn một số các nhà cung ứng giải pháp chuyển đổi số phù hợp thông qua ấn phẩm “Trang vàng các giải pháp chuyển đổi số doanh nghiệp” hay Bản đồ 4.0, giúp doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp chuyển đổi số phù hợp.

Tin khác

Chuyển đổi số
GenAI (trí tuệ nhân tạo tạo sinh) đang được nhiều công ty áp dụng trên toàn bộ hành trình khách hàng, từ giai đoạn tiếp cận, thu hút, phát triển, giữ chân đến ủng hộ thương hiệu và cho thấy những hiệu quả bất ngờ.
1 tuần
Chuyển đổi số
Theo Sách trắng Edtech Việt Nam 2024, các sản phẩm phân khúc B2C có tích hợp AI để tăng cường trải nghiệm và hỗ trợ cá nhân hoá người học sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút khách hàng cũng như các nhà đầu tư nhất.
1 tháng
Chuyển đổi số
Các doanh nghiệp đang tiến tới ứng dụng AI để tăng hiệu suất làm việc, đồng nghĩa với việc họ phải “thay máu” toàn bộ quy trình, bộ máy của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
Doanh nghiệp nhà nước do vướng cơ chế nên ngần ngại đầu tư công nghệ hay các giải pháp đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp tư nhân thiếu nguồn lực để đầu tư. Điều này khiến quá trình chuyển đổi số ở nước ta còn chậm.
1 tháng
Chuyển đổi số
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện sinh trắc học chỉ trục trặc trong ngày 1/7; từ ngày 2 - 5/7, hệ thống đã hoạt động bình thường.
2 tháng
Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
4 tháng
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
5 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
6 tháng
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
6 tháng
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
6 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
8 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
8 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
9 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
9 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
9 tháng
Xem thêm