Thứ sáu, 18/07/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Indonesia có thể áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ với hàng dệt may: Doanh nghiệp Việt cần lưu ý

Sông Hương
- 15:02, 09/07/2024

(DNTO) - Hàng nhập khẩu giá rẻ từ bên ngoài đang ảnh hưởng tới các doanh nghiệp và người công nhân lao động Indonesia. Chính phủ nước này tuyên bố cam kết bảo vệ ngành dệt may nội địa bằng việc cân nhắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Thị trường dệt may Indonesia đang bị ảnh hưởng bởi hàng giá rẻ từ bên ngoài. Ảnh: T.L.

Thị trường dệt may Indonesia đang bị ảnh hưởng bởi hàng giá rẻ từ bên ngoài. Ảnh: T.L.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia thông tin Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết để bảo vệ ngành dệt may trong nước trước sức ép của hàng nhập khẩu, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chuẩn thuận chính sách bảo vệ ngành dệt may, theo đó sẽ có ít nhất có 2 biện pháp sẽ áp dụng, đó là áp thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ; các mức thuế tự vệ có thể từ mức 100-200%.

Ngoài nhóm hàng dệt may, Chính phủ Indonesia cũng cân nhắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nhóm hàng khác: hàng điện tử, giày dép , gạch ốp lát và mỹ phẩm. Các biện pháp phòng vệ sẽ nhanh chóng sớm được ban hành.

Thông báo của Bộ trưởng Thương mại Indonesia không chỉ rõ đích danh hàng nhập khẩu từ nước nào sẽ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông, hiệp hội ngành hàng có liên quan của Indonesia đều đồng loạt lên tiếng chỉ rõ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường là nguyên nhân chủ đạo.

Ngành dệt may Indonesia đang trong giai đoạn khó khăn với số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm, nhiều nhà máy đóng cửa. 46,001 lao động trong ngành dệt may ngừng tham gia bảo hiểm trong giai đoạn từ tháng 1/2023-5/2024 (trong tổng số gần 600 ngàn lao động đăng ký tham gia bảo hiểm), theoơ quan bảo hiểm an sinh xã hội của Indonesia. Nhưng số liệu của hiệp hội ngành cho biết số lượng công nhân bị sa thải lên tới con số 140.000 lao động.

Theo Hiệp hội Dệt Indonesia, thị trường nội địa nước này hiện không chỉ tràn nhập hàng Trung Quốc mà sản phẩm dệt may từ các nước khác có sự gia tăng trong quý đầu năm như: Brazil tăng 96,35%; Việt Nam tăng 4,85%; Malaysia tăng 3,79% và Singapore 25,19%. Dự kiến quý 2 năm nay còn gia tăng hơn nữa do sản xuất trong nước đang giảm. 

Các sản phẩm dệt may nhập lậu bán dưới giá thành hiện đang bán lan tràn trên các sàn thương mại điện tử và các chợ truyền thống bên cạnh các sản phẩm dệt may nhập khẩu hợp pháp. Đã có các biểu tình của công nhân ngành dệt may tại Jakarta ngày 3/7 với một trong các yêu sách chính là phải thu hồi Quyết định số 08/2024 ngày 17/5/2024 (Quy định nới lỏng nhập khẩu hàng hóa) và cho Chính phủ thời hạn 7 ngày để xem xét quyết định nếu không sẽ tiếp tục có các cuộc biểu tình lớn của công nhân ngành dệt may.

Dệt may Việt Nam có thể bị ảnh hưởng trước các biện pháp phòng vệ thương mại từ phía Indonesia. Ảnh: T.L.

Dệt may Việt Nam có thể bị ảnh hưởng trước các biện pháp phòng vệ thương mại từ phía Indonesia. Ảnh: T.L.

Các ngành dệt may, giày dép, hàng điện tử dự kiến Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đang là những mặt hàng xuất khẩu chính, rất quan trọng của Việt Nam sang thị trường Indonesia với tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này là 1,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia trong năm 2023.

Trong đó dệt may và nguyên liệu là 798,5 triệu USD-chiếm 15,7%; giày dép là 100 triệu USD-chiếm 2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 233,6 triệu USD - chiếm 5%, điện thoại đi động 368 triệu USD - chiếm 7,3%.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cho biết, các nhóm hàng này của Indonesia có lợi thế cạnh tranh so sánh thấp hơn các sản phẩm cùng loại đến từ các trung tâm sản xuất khác như Trung Quốc, Việt Nam, Maylaysia (hàng điện tử)…, vì vậy nước này dự kiến áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có khả năng không chỉ đối với sản phẩm của Trung Quốc mà còn có khả năng rất cao bao gồm cả các sản phẩm xuất khẩu từ nước khác trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi nước này sử dụng biện pháp tự vệ thương mại toàn cầu.

Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với cả hàng hóa từ các nước ngoài Trung Quốc sẽ làm giảm áp lực chính trị từ Trung Quốc (nhà đầu tư và đối tác thương mại hàng đầu hiện nay của Indonesia) đối với Indonesia, tránh bị chỉ trích là phân biệt đối xử đối với riêng hàng hóa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc giảm thêm sức cạnh tranh hàng hóa đến từ Việt Nam (đặc biệt ngành dệt may) phần nào sẽ giúp ngành dệt may nước này phục hồi đơn hàng (chuyển đơn hàng sản xuất hàng may mặc của các thương hiệu thời trang quốc tế tại Việt Nam sang Indonesia sản xuất để bán tại thị trường Indonesia…).

Để xoa dịu sức ép dư luận, bảo vệ sản xuất trong nước, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhiều khả năng Indonesia cũng sẽ thắt chặt trở lại kiểm soát nhập khẩu đối với các nhóm hàng này.

Trước động thái trên của phía Indonesia, Thương vụ khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu Việt Nam thuộc các nhóm hàng liên quan cần theo dõi sát sao thị trường, tham vấn các đơn vị hữu quan của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia để có những giai pháp ứng phó trong trường hợp Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ có liên quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt nam.

Tin khác

Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán châu Á, ngày 17/7, đã trải qua một phiên giao dịch đầy biến động và phân hóa, khi các nhà đầu tư phải cân bằng giữa đà tăng tích cực từ Phố Wall và những lo ngại sâu sắc về các yếu tố chính sách vĩ mô toàn cầu. Thay vì một xu hướng tăng đồng bộ, một bức tranh đa chiều đã phản ánh sự nhạy cảm của khu vực trước những tín hiệu từ Washington và các dữ liệu kinh tế quan trọng.
1 ngày
Tài chính - Thị Trường
Đó là nhận định của chuyên gia của VPBankS. Theo ông, việc VN-Index có thể vượt đỉnh lịch sử năm 2021-2022 chỉ còn là câu chuyện thời gian và kỳ vọng, mốc thời gian vượt qua có thể rơi vào tầm tháng 9 hoặc tháng 10 năm nay và trong điều kiện dòng tiền ngoại tiếp tục giải ngân mạnh mẽ như hiện nay, VN-Index có thể chạm vùng đỉnh tầm cuối tháng 7, đầu tháng 8 này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi dân số nhanh chóng. Sự già hóa dân số là cơ hội để phát triển thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu đặc thù cho người cao tuổi, giới chuyên môn gọi là nền kinh tế bạc. Hiện nay, tuy chưa được khai thác triệt để nhưng nhiều doanh nghiệp cũng đã nhận ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn trong lĩnh vực này.
4 ngày
Tài chính - Thị Trường
Theo chuyên gia VinaCapital đánh giá, dù áp lực lên tỷ giá không hề nhỏ tuy nhiên sự biến động của tỷ giá nếu có cũng không đáng quan ngại bởi đang có nhiều yếu tố tích cực ủng hộ cho thị trường chứng khoán.
5 ngày
Thời sự - Chính trị
Theo quy định mới, hàng nhập khẩu có giá trị dưới 1 triệu đồng, sẽ áp dụng quy trình thu thuế giá trị gia tăng (VAT) tự động qua các đơn vị chuyển phát nhanh.
6 ngày
Tài chính - Thị Trường
Thị trường chứng khoán đã ghi nhận nhiều dấu ấn đặc biệt trong tuần qua như việc VN30 lập đỉnh, khối ngoại chi mạnh giải ngân cùng triển vọng VN-Index vượt đỉnh lịch sử trong tâm lý tích cực của nhà đầu tư.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Tâm điểm của bức tranh kinh tế thế giới hôm nay là một sự đối lập sâu sắc: trong khi những đòn thuế quan cứng rắn từ Hoa Kỳ phủ bóng đen lên triển vọng thương mại và tăng trưởng toàn cầu, thì một "ngọn hải đăng" công nghệ mang tên Nvidia vẫn rực sáng, xô đổ mọi kỷ lục để trở thành công ty đầu tiên trên thế giới được định giá 4 nghìn tỷ USD.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Một làn sóng chấn động đã lan khắp các thị trường châu Á vào phiên giao dịch ngày 8/7, nhưng không theo cách mà nhiều người vẫn dự đoán.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tâm lý lo lắng của người dân đã lan ra tiêu dùng, cùng đó sự chậm lại của vòng quay tiền trong nền kinh tế dù cung tiền đẩy ra nhiều là nguyên nhân dẫn đến thực tế trên, theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách của Thủ tướng.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tác động thuế quan với các doanh nghiệp có thể xuất hiện trong quý 3 và quý 4 tới đây. Khi mức định giá của thị trường đã không còn rẻ, VN-Index được cho sẽ hướng tới vùng giá mục tiêu 1.420 điểm, khó vượt lên vùng đỉnh lịch sử năm 2022, SHS Research cho biết.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Dù còn phải chờ đợi thêm công bố chính thức về thuế quan từ Mỹ nhưng theo nhiều chuyên gia, hiện tại các yếu tố nội lực tích cực sẽ đóng vai trò then chốt hơn so với hoạt động xuất khẩu trong quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Chứng khoán bật tăng hơn 7 điểm trong phiên sáng, tuy nhiên phiên chiều có thời điểm chỉ số rơi xuống hơn 10 điểm, kết phiên VN-Index vẫn giảm so với phiên hôm qua khi thông tin thuế đối ứng Mỹ áp cho Việt Nam xuất hiện trên trang mạng xã hội của ông Donald Trump.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Tổng thống Mỹ, Donald Trump, công bố một thỏa thuận thương mại bước đầu đã được thiết lập với Việt Nam, trong đó thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ sẽ vào khoảng 20%, trong khi hàng hóa từ Mỹ vào nước ta sẽ được miễn thuế hoàn toàn.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt bật tăng trong phiên giao dịch ngày 2/7 đã kéo thị trường đi lên. VN-Index kết phiên tăng 7 điểm vượt ngưỡng 1.380 điểm.
2 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngày 30/6/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 174/2025/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 ngày 17/6/2025 của Quốc hội. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
2 tuần
Xem thêm