Thứ ba, 24/06/2025
Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Hàng tỷ USD vốn xanh chực chờ ngoài biên giới nhưng thiếu cơ chế để vào Việt Nam

Huyền Trang
- 16:02, 03/11/2023

(DNTO) - Rất nhiều tổ chức tài chính quốc tế, quỹ đầu tư đang muốn rót tiền để phát triển kinh tế xanh của Việt Nam nhưng chưa có cơ chế. Theo chuyên gia, Việt Nam dù cần nguồn tài chính rất lớn nhưng cũng rất cân nhắc để lựa chọn dòng đầu tư này.

nguồn lực rất lớn từ quốc tế và tư nhân để đạt được mục tiêu có nền kinh tế xanh 300 tỷ USD vào 2050. Ảnh: T.L.

nguồn lực rất lớn từ quốc tế và tư nhân để đạt được mục tiêu có nền kinh tế xanh 300 tỷ USD vào 2050. Ảnh: T.L.

Chọn dòng tiền và chọn cách tiêu tiền

Chiến lược tăng trưởng xanh Việt Nam đặt mục tiêu đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050.

Nhưng để làm được điều này, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam sẽ cần khoảng 368 tỉ USD đến năm 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm. Và hiện khu vực công chỉ đáp ứng 1/3 nguồn lực yêu cầu. Do vậy, Việt Nam cần phải huy động nguồn lực rất lớn từ khu vực tư nhân và quốc tế.

Trong Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế xanh hôm 3/11, ThS. Trần Minh Huế - Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết,  trong bối cảnh mới yêu cầu nguồn lực lớn và tài chính vẫn là yếu tố tiên quyết.

Giai đoạn trước, để tăng trưởng xanh, vốn Nhà nước là vốn mồi và huy động thêm nguồn lực quốc tế. Trong bối cảnh mới, nguồn lực huy động từ các tổ chức tài chính quốc tế mở rộng hơn, kể cả nguồn lực từ khu vực tư nhân. Đồng thời là nguồn lực từ rất nhiều ngân hàng hay nguồn tư nhân trong nước.

Nhưng nguồn tiền dôi dư đó làm thế nào để chuyển hoá để phục vụ tăng trưởng xanh đó là bài toán khó. Bởi theo bà Huế, các tổ chức tài chính xanh tiếp cận nhiều với Việt Nam nhưng nghẽn mạch ở cơ chế và chính sách.

Lấy ví dụ về cơ chế đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỉ USD để chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Nếu nhìn con số này so với kế hoạch huy động tổng thể đầu tư quốc gia là nhỏ bé. Tuy nhiên, 15,5 tỷ USD của JETP được coi nguồn vốn quan trọng vì nó là “cú hích”, bởi nếu không có nguồn vốn này sẽ không thể tiếp tục khơi thông nguồn vốn.

Bà Huế cũng cho biết rất nhiều đối tác mong muốn hỗ trợ tài chính cho Việt Nam, nhưng việc Việt Nam tiếp cận như thế nào lại là câu chuyện khác.

“Ông đưa đồng tiền đến cho tôi nhưng không nói rõ đồng tiền đó như thế nào. Ví dụ bao nhiêu là hỗ trợ, bao nhiêu là cho vay theo dạng ưu đãi đặc biệt, bao nhiêu là cho vay theo thương mại bình thường. Nếu không làm rõ việc cho vay thương mại thì chúng tôi đã có sẵn vốn ODA và các khoản vay khác, tại sao phải tiếp nhận nguồn vốn của ông. Do vậy tiền là yếu tố tiên quyết nhưng tiêu đồng tiền như thế nào lại là yếu tố quyết định của Việt Nam”, bà nói.

TS. Nguyễn Thanh Hải - Chuyên gia Kinh tế, Tổ chức GIZ Việt Nam cho biết hiện thị trường tài chính xanh trên thế giới đang có tốc độ phát triển khủng khiếp. Giai đoạn 2013-2014, khi GIZ hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước xây dựng tín dụng xanh, lúc đó, cơ chế cho lĩnh vực này không được đón nhận vì thời điểm đó tín dụng còn tập trung cho sự phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009. Tuy vậy, từ con số 0, tín dụng xanh đã lên tới 20 tỷ USD sau 8 năm. Mặc dù đây là con số nhỏ so với nền kinh tế hay so với thế giới nhưng đó cũng là dấu hiệu tích cực và dư địa vẫn còn rất lớn.

“Về trái phiếu, cách đây 20 năm, Việt Nam cũng bắt đầu từ con số 0, nhưng sau 10 năm đã gấp đôi Hungary. Hiện thị trường trái phiếu Việt Nam chiếm quy mô 50% GDP, nếu xanh hoá nguồn này, chỉ cần 5% trái phiếu Chính phủ, dư nợ hiện nay thì cũng đã có 4 tỷ USD trong tay”, ông Hải gợi ý.

Cơ chế để kiểm soát nhưng không được “bó chân”

Muốn doanh nghiệp, các ngành kinh tế xanh hơn thì phải có cơ chế hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch này. Ảnh: T.L.

Muốn doanh nghiệp, các ngành kinh tế xanh hơn thì phải có cơ chế hỗ trợ cho quá trình chuyển dịch này. Ảnh: T.L.

Theo đại diện của Tổ chức GIZ, nguồn tài chính xanh quốc tế hiện rất lớn, họ đã cam kết với Việt Nam, nhưng chưa có cơ chế để vào Việt Nam.

“Thực sự hiện nay để ra một cơ chế rất khó khăn, kể cả việc xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ cũng kéo dài 2 năm nay. Việc phân loại xanh lúc đầu chúng tôi tưởng nhanh vì EU mất 4 năm, trong khi 1,5 năm chúng tôi đã ra được dự thảo, đã trình Thủ tướng nhưng đến nay vẫn chưa được. Chủ yếu vướng ở khâu phối hợp, điều phối giữa các chủ thể, bộ ngành”, ông Hải nêu thực tế.

Ông Hải lấy ví dụ ở Đức, muốn phát hành trái phiếu xanh sẽ có 3 cơ quan phối hợp: cơ quan liên bộ, cơ quan thực thi và cơ quan tác nghiệp trên thị trường. Cả 3 cấp này đều có thẩm quyền. Ví dụ cấp cuối cùng sau khi có kế hoạch, định hướng, họ toàn quyền trong việc quyết định lãi suất. Việc này giúp quá trình phối hợp nhanh và đi đến kết quả thống nhất nhanh. 

“Không phải phối hợp là ngồi uống trà, bàn bạc rồi lấy ý kiến nhưng không đi đến kết quả thống nhất”, ông Hải nói.

Trong lĩnh vực năng lượng, một ngành đầu tàu trong chuyển dịch xanh cũng đang vướng vì thiếu cơ chế. TS Nguyễn Ngọc Hưng, Viện Năng lượng, Bộ Công thương, cho biết yêu cầu phát triển xanh không phải muốn làm hay không mà buộc phải làm. Ví dụ ở khu công nghiệp Nam Cầu Kiền (Hải Phòng), khách hàng quốc tế yêu cầu là phải sử dụng năng lượng xanh. Hiện hàng trăm nghìn công ty trên thế giới đã có lộ trình đi đến phát thải ròng bằng 0, trong đó điện sạch là điều kiện tiên quyết.

Nhưng Việt Nam muốn có điện sạch thì phải giải quyết được vấn đề giá điện để thu hút đầu tư. Theo ông Hưng, cơ chế giá điện sẽ là yếu tố biến thách thức thành cơ hội. “Nếu bây giờ vẫn chùng chình về giá điện thì những quyết định đầu tư, sử dụng công nghệ trong 20 năm tới vẫn là công nghệ lạc hậu. Nếu hàng triệu doanh nghiệp như vậy thì sẽ tác động tới quá trình chuyển đổi rất mạnh”, ông nói. 

Cho rằng sự phát triển luôn đi kèm là đánh đổi, PGS.TS Trần Đình Thiên - Chuyên gia Kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, nhấn mạnh rằng Việt Nam hiện đang ở thế khó là chưa xong việc này đã phải làm việc khác, tức chưa chuyển xong nền nông nghiệp truyền thống lên công nghiệp, cơ khí mà đã phải chuyển lên một bước tiến mới là nền kinh tế xanh, nền kinh tế số, mà ở đó những thách thức còn lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, dưới góc độ những người làm chính sách cần tháo gỡ từ cơ chế để tạo điều kiện thu hút mọi nguồn lực xã hội tham gia.

“Phải biết đặt ra những bài toán mang tính thách thức và biến thách thức thành cơ hội cho những người giỏi, những doanh nghiệp tiên phong chủ động, sẵn sàng chiến đấu để giải các bài toán đó. Còn nếu trói buộc kiểu bao cấp, xin cho thì sẽ không giải được”, ông Thiên nhấn mạnh. 

Tin khác

Thời sự - Chính trị
Khi bỏ thuế khoán, các hộ kinh doanh phải nộp thuế theo doanh thu thực tế, cùng 3 loại thuế khác theo quy định.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Mức tham chiếu là mức do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 22/06, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp lần thứ 5 BCH Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp lần thứ 18 BCĐ Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT và Hội nghị lần thứ 2 thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công 2025.
1 ngày
Thời sự - Chính trị
Ngày 19/6, Cục Thuế tổ chức Hội nghị trao đổi, thảo luận các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế nhằm triển khai đồng bộ Nghị quyết về phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Từ năm sau, ngành thuế sẽ phân loại hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo doanh thu để áp dụng phương pháp quản lý.
3 ngày
Doanh nhân - Doanh nghiệp
Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị ra đời với tầm nhìn chiến lược, xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, các nghị quyết hành động của Chính phủ, Quốc hội và các bộ ngành đã bắt đầu triển khai. Tuy nhiên, trong dòng chảy thực tế, dòng vốn đến với doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực sự “thông mạch”.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Điểm đáng chú ý nhất trong bản tóm tắt các dự báo kinh tế cập nhật của Fed là việc nâng dự báo lạm phát chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) lên 3% vào cuối năm 2025, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 2% dài hạn.
4 ngày
Thời sự - Chính trị
Sáng 16/6, với 470/470 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Chiều tối 13/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Đường sắt (sửa đổi).
1 tuần
Công nghệ Số hóa
Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sẽ trở thành hai “điểm đến” trong chiến lược đầy tham vọng đưa Việt Nam vươn tầm trở thành điểm trung chuyển vốn toàn cầu. Kế hoạch đã có, nghị quyết sắp ban hành. Việt Nam có thể biến cơ hội vàng này thành hiện thực?
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Sáng 11/6 theo giờ địa phương (chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Pháp và châu Âu, trong đó có tập đoàn Alstom trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1 tuần
Tài chính - Thị Trường
Ngân hàng Thế giới dự đoán nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua ​​thập kỷ tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 1960 do tác động từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Hai ngày đàm phán tại London đã giúp hai cường quốc đưa đến một "khuôn khổ" nhằm tiến đến các điều khoản thỏa thuận “đình chiến” thương mại.
1 tuần
Thời sự - Chính trị
Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Washington và Bắc Kinh gặp nhau hôm nay (9/6) trong một nỗ lực được theo dõi sát sao, mang theo hy vọng mong manh về việc hạ nhiệt một trong những mặt trận căng thẳng nhất của cuộc chiến kinh tế: nguyên liệu đất hiếm.
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Ngày 6/6 (giờ Hoa Kỳ), tại Thủ đô Washington D.C, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã dự hội nghị bàn tròn với đông đảo các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thuộc Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC).
2 tuần
Thời sự - Chính trị
Hôm nay 7/6, Sở Y tế TP.HCM công bố thiết lập đường dây nóng 0989.401.155 và tích hợp phản ánh trên ứng dụng “Y tế trực tuyến”, nhằm tiếp nhận thông tin từ người dân về hành vi sản xuất, kinh doanh, quảng cáo hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực y tế.
2 tuần
Xem thêm