Thứ sáu, 03/05/2024

TP HÀ NỘI _°C /_% weather

Doanh Nhân Trẻ

Doanh Nhân Trẻ

  • Click để copy

Dự án dữ liệu thường 'chết' ở người dùng

Huyền Trang
- 14:36, 30/06/2023

(DNTO) - Không phải yếu tố kĩ thuật, chuyên gia cho biết các dự án dữ liệu không thành công nằm ở việc doanh nghiệp không xác định rõ mục tiêu hoặc gặp vấn đề khi chuyển giao cho người dùng. 

Ngày 30/6, Datapot cùng với Microsoft sự kiện Khai thác giá trị dữ liệu doanh nghiệp: Từ chiến lược đến thực thi.

Ngày 30/6, Datapot cùng với Microsoft sự kiện Khai thác giá trị dữ liệu doanh nghiệp: Từ chiến lược đến thực thi.

Với kinh nghiệm 10 năm làm việc trong ngành dữ liệu, ông Tô Mạnh Hoàng, Nhà Sáng lập và Giám đốc Datapot, Chuyên gia giải pháp dữ liệu được Microsof công nhận toàn cầu, cho biết ngoài việc có chiến lược dữ liệu, việc thực thi cũng gặp thách thức vì đây là ngành mới. 85% dự án lớn đã thất bại (thống kê của Gartner năm 2017), có 62% nguyên nhân thất bại không nằm ở các vấn đề kỹ thuật mà do các doanh nghiệp không xác định rõ mục tiêu và đầu tư dữ liệu chưa đúng cách…

Vị này cho biết, các dự án dữ liệu thường “chết” ở việc sau khi dữ liệu được thu thập và xử lý thô, xây dựng ra sản phẩm và chuyển cho người dùng gặp rất nhiều vấn đề như người dùng không đủ kỹ năng sử dụng. Các doanh nghiệp đa phần tập trung tạo ra sản phẩm mà quên mất việc làm sao thích ứng sử dụng đằng sau.

Đội ngũ xây dựng dữ liệu đứng ở giữa rất nhiều yêu cầu từ các phòng ban, nếu không sắp xếp được thứ tự ưu tiên cũng như sẵn sàng từ chối yêu cầu của phòng ban thì liên tục bị lan man trong câu chuyện chạy đi phục vụ các yêu cầu. Ngoài ra, đội ngũ làm dữ liệu phải hiểu được chính xác nhu cầu của người ra đề vì đôi khi thứ khách hàng muốn không giống với những gì họ mô tả.

"Chúng tôi phải khảo sát toàn bộ báo cáo của phòng ban trong công ty để có được bức tranh tổng quan. Nếu làm được điều này, chúng tôi biết được mình có thể hỗ trợ được gì cho họ và nên làm điều gì trước. Điều này tuân theo nguyên tắc 80/20, mình ưu tiên làm 20% trước thì đôi khi có thể giải quyết 80% vấn đề”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Ông Phí Đăng Khoa, Trưởng nhóm Chiến lược Công nghệ cho đối tác tại Microsoft Việt Nam, cho biết các doanh nghiệp đang khó khăn trong việc chuyển dữ liệu thành “vàng”. Nhiều bộ phận công nghệ trong công ty không nắm bắt hết dữ liệu của tất cả phòng ban. Vì vậy muốn thu thập dữ liệu đều phải hỏi từng phòng ban, nhưng đôi khi không xác định được dữ liệu đúng hay không. Nếu đầu vào sai thì dù có ứng dụng AI thì các tính toán vẫn sai.

“Mọi người thường nghĩ dữ liệu là làm báo cáo thông minh, nhưng rất khó để thuyết phục ông chủ đầu tư hàng triệu USD cho việc xử lý dữ liệu. Bộ phận công nghệ thường phải làm sao để chứng minh các báo cáo từ dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận hành”, ông Khoa cho biết.

Việc thực thi các chiến lược dữ liệu cần có đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện mới đảm bảo hiệu quả. Ảnh: T.L.

Việc thực thi các chiến lược dữ liệu cần có đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện mới đảm bảo hiệu quả. Ảnh: T.L.

Theo ông Lê Minh, Giám đốc Công nghệ CMC TS, dữ liệu cần rất nhiều nỗ lực để biến thành thứ có thể dùng được. Doanh nghiệp hiện có rất nhiều dữ liệu nhưng thách thức là khó để sử dụng. Ngành công nghiệp dữ liệu giống như ngành công nghiệp thực phẩm, bắt đầu từ nguyên liệu thô từ chợ, siêu thị, phải qua quá trình chế biến mới thành món ăn.

“Nếu thông tin là đồ ăn thì kinh doanh trong ngành dữ liệu sẽ giống mở một nhà hàng. Công nghiệp dữ liệu phải qua quá trình lưu trữ, phân tích, làm báo cáo… bằng các công cụ “chế biến” dữ liệu và các ‘đầu bếp’ chế biến dữ liệu”, ông Minh nói.

Các dự án dữ liệu thường rất dễ để cho thấy việc tăng năng suất, hiệu suất công việc. Tuy nhiên, rất khó để lượng hóa những yếu tố như tính cạnh tranh doanh nghiệp. Khó khăn của đội ngũ làm dữ liệu là phải làm sao cho chủ doanh nghiệp thấy rõ được điều này. Ví dụ việc dữ liệu góp phần doanh nghiệp làm các báo cáo nhanh hơn, đây cũng là lợi thế trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân sự.

Nhiều doanh nghiệp lo ngại về việc thuê bên thứ 3 để xây dựng hệ thống dữ liệu sẽ làm lộ lọt thông tin, dữ liệu. Tuy nhiên, ông Minh cho biết doanh nghiệp cần có chính sách kiểm soát dữ liệu đầu ra. Bởi việc doanh nghiệp đưa dữ liệu cho chính nhân viên của mình sử dụng cũng rủi ro tương tự như thuê đối tác thứ 3 hay do các cuộc tấn công của hacker.

Liên quan đến vấn đề đào tạo nhân sự về mảng phân tích dữ liệu, theo CEO Datapot, doanh nghiệp cần xác định chân dung nhân sự: vai trò, vị trí và các công việc cần hoàn thành, sau đó phân tích về việc kỹ năng nhân sự đang thiếu. Đây cũng là quy trình chung về mảng đào tạo.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm cá nhân, ông Hoàng cho biết luôn chọn nhân sự có khả năng học tập tốt và mong muốn theo đuổi lĩnh vực này. Bởi trong quá trình làm việc có rất nhiều vấn đề phát sinh cần phải nghiên cứu và học thêm tài liệu mới.

“Bản chất của dữ liệu là thay đổi liên tục, hôm nay bạn có thể làm dữ liệu maketing, ngày mai có thể là tài chính hoặc quản trị rủi ro thì việc nhân sự phải thích ứng nhanh là rất quan trọng”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Tin khác

Chuyển đổi số
Chuyển đổi số có 2 phần quan trọng là “chuyển đổi” và “số”. Việt Nam đang làm tốt phần “chuyển đổi” nhưng vẫn chậm trong phần “số”.
2 ngày
Chuyển đổi số
Chi phí để huấn luyện và vận hành một mô hình AI như ChatGPT có thể lên tới hàng trăm triệu USD, vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc thật kĩ để lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của mình.
1 tháng
Chuyển đổi số
4 “ông lớn” công nghệ trong nước là Viettel, FPT, VNPT, CMC nỗ lực để xây trung tâm dữ liệu nhưng điều này vẫn chưa đủ để giúp Việt Nam chạy đua với các nước trong khu vực.
1 tháng
Chuyển đổi số
Các nhà sáng lập đang chú ý hơn đến những nhân sự có kĩ năng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công việc, đồng thời, họ cũng không ngại chi trả nhiều hơn để thu hút các nhân tài trong lĩnh vực này.
1 tháng
Chuyển đổi số
Sử dụng các dịch vụ sẵn có dựa trên đám mây và các mô hình AI được đào tạo trước giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí nếu muốn tận dụng AI.
2 tháng
Chuyển đổi số
Khi mọi công ty dịch vụ tài chính bước vào cuộc đua công nghệ thì ai gắn bó nhiều hơn với hành trình khách hàng và trở thành một phần trong đời sống của họ sẽ trở thành người chiến thắng.
3 tháng
Chuyển đổi số
Làn sóng đầu tư của nhiều “đại bàng” sản xuất công nghiệp vào ngành điện tử - bán dẫn Việt Nam sẽ tạo ra một bộ mặt rất khác cho nền kinh tế trong 5 năm tới.
4 tháng
Chuyển đổi số
Thứ trưởng Bộ Tài chính cho hay, đến nay, tất cả các thủ tục hải quan "cốt lõi" hoàn toàn được số hóa với 100% đơn vị hải quan trên toàn quốc, 99% doanh nghiệp tham gia, xử lý hơn 99,6% tờ khai thông quan với thời gian thông quan luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây. 
4 tháng
Chuyển đổi số
Chất lượng không kém hàng ngoại sản xuất, nhưng giá thành cao làm giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm điện tử, công nghệ Việt Nam.
4 tháng
Chuyển đổi số
Sản phẩm công nghệ Việt Nam được đánh giá đang ở thời kì “chín”, có thể phục vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ để có thể thúc đẩy nền kinh tế số.
4 tháng
Chuyển đổi số
Open Banking (Ngân hàng mở) là xu hướng tất yếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nhưng sẽ không nên chỉ bó hẹp với các công ty công nghệ tài chính (fintech).
4 tháng
Chuyển đổi số
Các ứng dụng hỗ trợ đầu tư chứng khoán trên thị trường “mọc lên như nấm”, thậm chí áp dụng cả công nghệ mới như AI (trí tuệ nhân tạo), Big Data (dữ liệu lớn)…, giúp nhà đầu tư chứng khoán ra quyết định nhanh hơn nhưng cũng khiến họ cân não khi lựa chọn ứng dụng.
5 tháng
Chuyển đổi số
Thế mạnh xuất khẩu phần mềm của Việt Nam là động lực để cung cấp sản phẩm vi mạch được tối ưu hoá ra toàn cầu.
6 tháng
Chuyển đổi số
Chiến lược số ngày nay đã không thể tách rời chiến lược doanh nghiệp. Nhưng xây dựng chiến lược đã khó, tìm ra chiến lược đúng trong thời buổi công nghệ càng khó hơn. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng phải đi từ bước rất nhỏ và kiên trì. 
6 tháng
Chuyển đổi số
Báo cáo thường niên năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chuyển đổi số cho biết, gần 50% doanh nghiệp trong nước đã ngừng áp dụng chuyển đổi số. Điều này cho thấy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chưa chuẩn bị chu đáo để chủ động dấn thân vào nền kinh tế số toàn cầu.
6 tháng
Xem thêm